Chuyên mục
Đằng sau dự luật giáo dục lòng yêu nước của Nga
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Đằng sau dự luật giáo dục lòng yêu nước của Nga

Thứ tư 29/05/2013 07:38 GMT + 7
Theo báo "Độc lập" (Nga) ngày 27/5, người đứng đầu Ủy ban chính sách xã hội của Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga - ông Valery Ryazan - cho biết đến tháng 9 tới, họ sẽ trình lên Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga một dự luật về giáo dục lòng yêu nước cho các công dân. 

Hiện cả Thượng viện và Hạ viện Nga đều đang thảo luận dự luật này. Điện Kremlin cũng đã phê chuẩn ý tưởng này, song nhấn mạnh rằng trên thực tế, việc giáo dục lòng yêu nước không chỉ giới hạn ở một luật. Các chuyên gia cho rằng dự luật sắp tới này nêu bật những quan ngại sâu sắc ở Nga. Còn các đối thủ chính trị của Đảng Nước Nga Thống nhất cho rằng dự luật này có hại chứ không có lợi.


Binh sĩ Nga diễu binh trên Quảng trường Đỏ kỷ niệm 68 năm Ngày Chiến thắng phát xít, ngày 9/5/2013. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo ông Ryazan, giáo dục về lòng yêu nước là “hoạt động thường xuyên và có mục đích của các cơ quan nhà nước và các tổ chức”. Điểm chính của luật là “nêu cao lòng trung thành của công dân đối với tổ quốc”. Văn phòng Tổng thống Nga cho rằng việc Quốc hội soạn thảo dự luật này là tốt, song giáo dục lòng yêu nước là quá trình nhiều mặt, liên quan tới nhiều khía cạnh hoạt động và một bộ luật không thể giải quyết được vấn đề. 

Ông Ryazan cho rằng quá trình giáo dục lòng yêu nước “không chỉ liên quan tới các kẻ thù bên ngoài” mà cần xem xét cả lịch sử đất nước, thừa nhận những sai lầm, cần nói tới tình trạng đàn áp dưới thời Stalin.... Hiểu về những giai đoạn đó của đất nước cũng sẽ đem đến cho người dân tinh thần yêu nước. 

Luận điểm về kẻ thù của lòng yêu nước chiếm một vị trí chính trong lập luận của Thượng nghị sĩ Ryazan. Ông cho rằng kẻ thù không chỉ ở bên ngoài mà ở chính bên trong đất nước và cần vượt qua kẻ thù này với sự trợ giúp của giáo dục tinh thần yêu nước. Theo ông Ryazan, trong dự thảo luật sẽ có cả “hồi ức về các cuộc chiến trước đây, và vấn đề biên soạn sách lịch sử” cũng như cải thiện hoạt động của hàng loạt tổ chức công.... 

Dự luật yêu nước đã làm nảy sinh hàng loạt câu hỏi. Câu hỏi đầu tiên là nó sẽ áp dụng các hình phạt nào đối với người vi phạm luật kỳ lạ này? Những người như thế nào bị coi là phạm luật? Tiêu chuẩn nào để đánh giá họ? Liệu có thể phạt những công dân chưa có lòng yêu nước? Cơ quan nào giám sát tinh thần yêu nước và thực hiện công việc này như thế nào?

Tại Điện Kremlin, để giải quyết những vấn đề này có một Ủy ban đặc biệt chuyên giải quyết những dự án xã hội. Còn trong Đảng Nước Nga Thống nhất, từ lâu việc giáo dục lòng yêu nước do một câu lạc bộ cùng tên thực hiện. Tuy nhiên, Nghị sĩ Yury Shuvalov của Đảng Nước Nga Thống nhất trong Duma Quốc gia Nga cho biết ông chưa từng nghe thấy việc soạn thảo luật yêu nước. Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh của Duma Quốc gia, ông Sergei Popov, băn khoăn không hiểu làm thế nào để xác định những tiêu chí cho hoạt động yêu nước. Ông thừa nhận rằng sự mập mờ trong việc xác định "mức độ yêu nước" có thể dẫn tới tình trạng lạm dụng.

Không ai trong Đảng Cộng sản Liên bang Nga biết về việc soạn thảo dự luật yêu nước. Phó Chủ tịch Ủy ban phụ trách luật hiến pháp trong Duma Quốc gia, ông Vadim Soloviev, chỉ xác nhận rằng trên thực tế, các nghị sĩ có thảo luận về chủ đề này. Theo ông Soloviev, trong bối cảnh hiện nay, việc đưa ra một luật như vậy là không thực tế. Một cuộc thăm dò mới đây cho thấy 40% những người được hỏi trả lời rằng họ sẽ đào ngũ ngay lập tức nếu chiến tranh xảy ra. Theo ông Soloviev, Đảng Nước Nga Thống nhất có thể đưa ra hàng trăm dự luật như vậy, song không thể thay đổi được chính sách của chính phủ cũng như những con người trong chính quyền, và luật sẽ không đem lại kết quả. 

Người đứng đầu Viện Phát triển đương đại, ông Igor Jurgens, đánh giá về dự luật yêu nước một cách thận trọng. Ông cho rằng đây là một trường hợp phản ứng cực đoan, bởi lòng yêu nước bắt nguồn từ trong tâm con người và nhờ vào sự giáo dục của gia đình, môi trường xung quanh. 

Dường như dự luật yêu nước hiện hành sẽ gặp phải những rắc rối hệt như dự luật bảo vệ các đức tin. Các nghị sĩ có thể đi quá xa trong việc tìm kiếm những kẻ thù của lòng yêu nước. Có rất nhiều phương pháp để phát triển lòng yêu nước trong dân chúng, song chẳng biện pháp nào dựa vào các chuẩn mực luật vô nghĩa.

TTXVN/Tin tức
Nguồn: baotintuc.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.