Chuyên mục
Mỹ chưa tấn công Syria vì không muốn đổi xe lấy mã?
BÌNH LUẬN
Nuoc Nga se tan cong,Vi vu khi de cung het han su dung.Hon nua da ngoi im qua nhieu lan roi.
My se hanh dong, con Nga van ngoi nhin thoi
Hay

Mỹ chưa tấn công Syria vì không muốn đổi xe lấy mã?

Thứ bảy 31/08/2013 02:01 GMT + 7
Liên quân Anh – Mỹ đã rời việc tấn công Syria ít nhất tới hết tuần này thay cho kế hoạch ngày 29/8. Phải chăng, đã có một tác động từ bên ngoài khiến ông Obama xem lại những toan tính của mình?

Không chỉ mình Syria cảm tử

Tình hình Syria đang sang bước ngoặt mới khi truyền thông phương Tây nhận định cuộc tấn công diễn ra vào ngày 29/8, tuy nhiên theo “Tiếng nói nước Nga”, Mỹ sẽ không tấn công Syria trong tuần này.

Lý giải cho điều này, tờ “Tiếng nói nước Nga” cho biết, do các nước phương Tây đang chờ các phái đoàn thanh sát viên vũ khí hóa học của Liên Hợp Quốc rời khỏi Syria để tránh là nạn nhân cho các cuộc không kích.

Từ nhận định này cho thấy, cuộc tấn công vào Syria sẽ không diễn ra như các phương tiện truyền thông đưa tin trong những ngày qua. Bởi khi nào các nhân viên của Liên Hợp Quốc chưa rút hết khỏi Damascus thì cuộc tấn công vẫn chưa diễn ra.

Tuy nhiên, đó cũng chỉ là cái cớ khi xung quanh việc Mỹ chuẩn bị tấn công Syria, đã có rất nhiều động thái từ các bên có thể sẽ khiến ông Obama phải toan tính lại mọi việc.

Báo The Guardianđưa tin ngày 29/8 cho biết, quân đội do Tổng thống Bashar al-Assad kiểm soát đã thành lập một phi đội cảm tử với khoảng 8.000 phi công. Nếu máy bay liên quân Mỹ - Anh xuất hiện trên bầu trời Syria, họ sẽ sẵn sang chết để bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, động thái này được phương tây đánh giá như một hành động mang ý nghĩa gia tăng ảnh hưởng và củng cố lòng tin của Assad trong quân đội và nhân dân. Ông Assad muốn chứng tỏ rằng còn rất nhiều người sẵn sàng hi sinh vì ông.


Tổng thống trong vòng vây thân ái của binh sĩ và truyền thông Syria

Còn cách của Mỹ tấn công Syria, cả thế giới đều biết, sẽ có mưa Tomahowk, máy bay cảm tử là vô ích với cách đánh của tên lửa hành trình. Thậm chí, nếu sở hữu S-300, Syria chưa chắc đủ sức kháng cự lại “sứ giả chiến tranh” của Mỹ.
 
Nhưng điều khiến Mỹ quan tâm không phải cảm tử quân của Syria, mà chính là những cảm tử quân Iran.
 
Ngay lúc này, quân tình nguyện Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo của Iran đã có mặt ở nhiều nơi trọng yếu của Syria.
 
Ngoài ra, vũ khí, năng lượng và tiền của Iran cũng đang đổ vào Syria từng giờ từng phút trong mọi nỗ lực gia tăng sức mạnh cho chính quyền Assad.
 
Người lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu thế giới A Rập của Đại học Mainz, ông Gunther Maier nhận định: Iran sẽ không ngồi yên nếu Syria bị tấn công.
 
Sự can thiệp của Iran sẽ kéo theo một chuỗi dài những xung đột ngoài tầm kiểm soát của khu vực Trung Đông. Làn sóng này sẽ lan nhanh đến các đồng minh vùng Vịnh của Mỹ, mọi việc hoàn toàn có thể ngoài tầm kiểm soát. Đây mới là điều đáng phải lo lắng”.
 
Gấu Nga không ngủ đông
 
Gần 3 năm bênh vực chế độ Tổng thống Assad, có thể thấy rằng, mọi công sức của Nga bị đe dọa nếu Syria thất thủ. Nhưng cần nhìn lại, từ trước đến nay, tất cả những gì Nga thể hiện chỉ là đăng đàn phản đối, sử dụng ảnh hưởng quốc tế của mình ngăn người Mỹ tấn công chế độ Assad.
 
Thậm chí, động thái Nga không giao S-300 cho Syria đã được nhiều nhà phân tích phương Tây đánh giá như một hành động xuống nước của Putin.
 
Tưởng như để chính quyền Assad tự xoay sở với cuộc nội chiến sẽ có thể cứu vãn được tình hình, nhưng cuối cùng, Mỹ vẫn làm theo cách của họ và Nga vẫn cứ là người ngoài cuộc.


Ông Putin và Hoàng tử Ả Rập Saudi trong cuộc hội đàm bí mật hồi giữa tháng 8.Được biết, cuộc hội đàm này, cả hai bên đã không đạt được thỏa thuận gì về Syria, thậm chí còn nổi giận với nhau.

Hình ảnh của Nga sẽ xấu đi rất nhiều trong mắt đồng minh. Nga sẽ trở thành một cường quốc con buôn khi mọi mối quan hệ chỉ nhằm bán vũ khí.
 
Với Syria, không có động thái cứng rắn đồng nghĩa với việc Nga sẽ mất rất nhiều.
 
Đã có một học giả của Nga, ông Mikhail Aleksandrov, Trưởng khoa Baltic thuộc Viện nghiên cứu Moscow về cộng đồng các quốc gia độc lập, cho rằng “Mỹ tấn công Syria, Nga hãy ra quân đoạt lấy Baltic”.
 
Được biết, các quốc gia khu vực Baltic đều gia nhập NATO, và có một nền chính trị ổn định. Khiêu chiến với Baltic chẳng khác gì tuyên chiến với khối quân sự hùng mạnh nhất thế giới.
 
Tuy nhiên, ông Putin cũng đã có câu trả lời cho nước Mỹ. Tờ EU Times ngày 28/8 đưa tin cho hay, Tổng thống Nga Putin đã ra lệnh cho lực lượng vũ trang Liên bang Nga sẵn sàng thực hiện "một cuộc tấn công quân sự lớn" chống lại Ả Rập Saudi trong trường hợp phương Tây tấn công Syria.
 
Ông Putin đã ra quyết định trên sau khi bị Hoàng tử Bandar đe dọa cho khủng bố Chechnya tấn công Olympic mùa đông Sochi nếu không ngừng hỗ trợ Assad.
 
"Theo các nguồn tin trong Điện Kremlin gần gũi với vụ việc, mệnh lệnh chiến tranh được ông Putin ban hành do Hoàng tử Ả Rập Bandar bin Sultan đã đe dọa rằng: nếu Nga không chấp thuận sự thất bại của Syria, Ả Rập Saudi sẽ "mở xích" cho những kẻ khủng bố Chechnya nằm dưới sự kiểm soát của họ để gây ra những cái chết hàng loạt và sự hỗn loạn trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa đông diễn ra từ ngày 7-23/2/2014 tại Sochi, Nga", EU Times cho biết.
 
Vô tình, Ả Rập Saudi đã tạo cho Nga cái cớ quen thuộc của người Mỹ, tấn công quân sự chống khủng bố.


Cuộc tập trận bất ngờ với quy mô lớn nhất từ khi Liên Xô sụp đổ hồi giữa tháng 7 của Nga đã phản ánh khả năng động binh của Nga nhanh như thế nào

Truyền thông phương Tây còn cho rằng hôm 17/5, Tổng thống Putin đã ra lệnh cho các lực lượng quân sự Nga ngay lập tức chuyển từ trạng thái chuẩn bị cho chiến tranh địa phương sang chiến tranh khu vực và "chuẩn bị đầy đủ" để mở rộng chiến tranh quy mô lớn nếu Mỹ và EU tham gia vào cuộc nội chiến ở Syria.
 
Sự chuẩn bị này cộng với báo cáo mới về sự chuẩn bị tấn công trả đũa Ả Rập Saudi, theo giới phân tích, cho thấy Moscow đã xem bất kỳ cuộc tấn công nào vào Syria cũng như một cuộc tấn công vào chính quốc gia này.
 
Bởi lẽ, người Nga ý thức được Syria sở hữu yếu tố địa chính trị quan trọng và còn ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế của nước Nga. Các nước vùng Vịnh muốn đưa dầu vào châu Âu cần phải xây dựng đường ống qua Syria, trong khi đó, EU đang là bạn hàng lớn nhất của Nga về năng lượng. 
 
Ngoài ra, không có gì đảm bảo sau khi lật đổ Assad và thành lập một nhà nước “dân chủ thân Mỹ”, Mỹ sẽ để cho Iran được yên, trong khi Iran luôn là cái gai trong mắt của quốc gia này.
 
Động thái mới nhất của Nga đã khiến Mỹ thực sự phải xem xét. Với Mỹ, giữ cho đồng minh giàu có Ả Rập Saudi với đầy rẫy những bất ổn ngầm, được ổn định, an toàn có lẽ là việc làm tối quan trọng hơn. Thay vì phiêu lưu với Syria.
 
Trước khi có quyết định không kích Syria, Tổng thống Obama đã không ít lần tỏ ra ngần ngại “nhấn nút” khai hỏa. Cùng với những phản đối mạnh mẽ của Nga, chắc hẳn một lần nữa, ông Obama phải tính toán lại những giới hạn lợi ích, giới hạn lựa chọn và giới hạn lý do để tham gia vào cuộc chiến tại Syria.
 
Minh Tú (Tổng hợp)
Nguồn: baodatviet.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.