Chuyên mục
Bố mẹ Việt Nam đừng cố nuôi con hoàn hảo, hãy học cách thức dạy con này của người Đức
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Rat tuyệt vời nhung được giống nhu vh người Đức ko chỉ 1 số bac phu huynh thay đổi mà số đông cần thay đổi.

Bố mẹ Việt Nam đừng cố nuôi con hoàn hảo, hãy học cách thức dạy con này của người Đức

Thứ hai 03/10/2016 16:00 GMT + 7
Khác với Việt Nam, phụ huynh Đức coi trọng tính tự lập và xây dựng trách nhiệm cho trẻ từ khi còn nhỏ, họ cho phép con làm những việc mà chẳng đứa trẻ Việt nào được làm.


(Ảnh minh họa)

Mỗi quốc gia có phong tục, tập quán khác nhau và tất nhiên là cách dạy con cái cũng không hề tương đồng. Tại Việt Nam, những bậc phụ huynh Việt thường coi con cái là số 1 chính vì thế cách chăm sóc, chiều chuộng con cũng không giống như các quốc gia còn lại. Mặc dù vậy, đây không phải là điều lúc nào cũng tốt với trẻ nhỏ, cách thức dạy con của người Đức phía dưới đây có thể đáng để thử nghiệm.

Tại Đức, có thể mọi người ít gặp cảnh tượng bố mẹ bế rồi cưng nựng con như ở Việt Nam, họ có cuộc sống rất riêng biệt và con cái như một thành viên gia đình đích thực, các bé cùng tham gia vào các hoạt động của bố mẹ chứ không phải một "thiết bị" thu hút sự chú ý. Các cặp cha mẹ Đức thoải mái uống cà phê, chơi đùa cùng nhau và để mặc con cái làm những gì chúng muốn.


Cha mẹ Đức tập cho con cái tự lập từ khi còn rất nhỏ.

Lý do dễ hiểu vì người Đức tôn trọng sự độc lập và trách nhiễm của mỗi cá nhân, cha mẹ người Đức không để mặc con làm gì mình thích, họ tin tưởng ở con cái mình và cho chúng được phát triển theo những cách mà chúng trải nghiệm với cuộc sống.

Ngoài đặc điểm trên, những vị phụ huynh Đức còn có những cách thức dạy con vô cùng độc đáo khác.

Không ép trẻ em đọc sách, học bài

Trường mầm non tại Đức không cổ xuý học lấy thành tích hay có kiến thức cho trẻ nhỏ. Trong thực tế, giáo viên cùng nhiều bậc phụ huynh tại đây phản đối việc ép trẻ em đọc sách từ quá sớm, họ cho rằng đây là một quá trình mà trẻ phải phát triển, tích luỹ cùng bạn bè trong quá trình chúng lớn.

Trường mẫu giáo với người Đức là nơi để trẻ em chơi đùa và có những cảm nhận xã hội đầu đời. Điều này tiếp tục được kéo dài cho tới năm trẻ lên lớp 1, bé chỉ phải học nửa buổi mỗi ngày và trong khoảng thời gian này được giãn ra để bổ sung 2 hoạt động ngoại khoá hay tập thể dục.


Phụ huynh Đức không ép con cái học từ quá sớm và trường học cũng vậy, trẻ em được thoải mái chơi đùa mà không phải lo học tập từ sớm như các quốc gia khác.

Mặc dù vậy, đừng nghĩ điều trên khiến trẻ em Đức học tập kém, thống kê vào năm 2012 cho thấy học sinh 15 tuổi tại Đức có kết quả học tập cao hơn nhiều mức trung bình trên thế giới, những học sinh này có lượng kiến thức tốt thêm vào đó tính tự giác cao và sức khoẻ cùng nhận thức xã hội vượt trội.

Không ngại cho con cái nghịch lửa

Có lẽ đây là điều bất ngờ với nhiều phụ huynh Việt Nam khi lửa là thứ cấm kị vì nó có thể gây bỏng cho trẻ nhỏ, ở Đức điều này hoàn toàn ngược lại, trẻ em được tiếp xúc với lửa từ rất sớm. Nhiều bé thậm chí còn được nghịch bật lửa, diêm hay đốt nhiều thứ để chúng thoả sức trải nghiệm. Tất nhiên, những bài tập này đều được thực hiện dưới sự giám sát của giáo viên hoặc gia đình.

Tất nhiên, những hoạt động nguy hiểm như dùng pháo hoa hay các chất nổ đều bị cấm nhưng trẻ em Đức có thể thoải mái nghịch lửa từ khi còn rất nhỏ và chúng hiểu cách sử dụng cũng như những nguy hiểm lửa có thể gây ra khi trưởng thành hơn.

Cho phép con đi chơi một mình


Trẻ em Đức tự đi bộ đi học mà không cần sự giám sát của người lớn.

Trẻ em Đức tự đi bộ đi học cũng như đi chơi xung quanh nhà, chỉ trừ khi khoảng cách quá xa phụ huynh Đức mới đưa con đi còn lại chúng đều tự khám phá thế giới một mình. Một số phụ huynh thậm chí còn cho phép con tự đi xe bus hay tàu điện để đi học. Họ không sợ con mình bị bắt cóc nhưng có một số lo ngại về tai nạn giao thông được đẩy lên.

Mặc dù vậy, điều này có lẽ chỉ có thể được thực hiện ở Đức do tỷ lệ trẻ em bị bắt cóc cực thấp, không muốn nói là rất hiếm. Phụ huynh Đức làm điều này để con cái có được sự tự do trong di chuyển và một số nhà khoa học cho rằng đây là điều tốt cho trẻ.

Tổ chức tiệc ăn mừng trong ngày khai giảng

Người Đức có 3 dấu mốc quan trọng nhất đó là Einschulung (bắt đầu đi học lớp 1), Jugendweihe (trở thành thanh niên) và hôn nhân nên họ đều có cách ăn mừng đúng đắn cho từng dịp lễ quan trọng này.

Ngày lễ Einschulung khi trẻ em ăn mừng, vui đùa và được nhận quà tặng lớn trước khi đi học.

Tại Berlin, Einschulung là một buổi lễ rất lớn ở các trường học và nó được tổ chức vào ngày thứ 7. Trong ngày lễ này trẻ em sẽ được chơi đùa cùng nhau, được tặng một Zuckertute (món quà lớn với bút, đồng hồ, kẹo và các vật dụng học tập khác bên trong). Sau khi chơi đùa thoả thích, trẻ em sẽ về nhà và tiếp tục ăn mừng với người thân cùng bạn bè. Einschulung là một dịp lễ mà bất kì trẻ em Đức nào đều muốn tham dự, nó có tác động tích cực tới cuộc sống của trẻ em cũng như phần nào đó kích thích việc đi học ở các bé.

Jugendweihe bắt đầu khi bé bước sang tuổi 14, bữa tiệc này bao gồm ăn chơi nhảy múa, tặng quà đồng thời dặn dò trẻ trước khi chúng bước sang một giai đoạn mới của cuộc sống.

Cha mẹ Đức đưa con ra ngoài mỗi ngày

Có một thành ngữ tại Đức nói rằng: "Không có thời tiết xấu, chỉ có trang phục không phù hợp", giá trị của việc ra ngoài hàng ngày được người Đức truyền dạy qua trường học lẫn gia đình, tại Đức cũng có rất nhiều sân chơi cho trẻ em ở nơi công động để trẻ thoải mái vui đùa.


Trong các sân chơi ở Đức, trẻ em tự vui đùa cùng nhau qua các trò chơi bên trong mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ.

Không quan trọng thời tiết bên ngoài mưa hay nắng, nóng hay lạnh... người Đức đưa con ra ngoài hàng ngày, để chúng vào công viên sau đó cho chúng tự chơi với những bé đồng trang lứa khác.

Với những cách thức trên, không những trẻ em Đức rèn luyện được đức tính tự lập từ khi còn rất nhỏ mà phụ huynh cũng "nhẹ gánh" hơn nhiều để tập trung tâm trí vào những công việc khác, các lưu ý vẫn luôn được thực hiện và cha mẹ Đức luôn sẵn sàng giúp đỡ con cái bất kì lúc nào chúng cần.

Văn Vũ
Nguồn: cafebiz.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.