Chuyên mục
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại Việt Nam vẫn ở mức cao
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại Việt Nam vẫn ở mức cao

Thứ ba 29/05/2018 04:32 GMT + 7
Mặc dù tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam giảm 1% mỗi năm nhưng vẫn ở mức cao và có sự chênh lệch nhiều giữa các vùng miền. Một trong những nguyên nhân do thiếu vi chất dinh dưỡng ở thời kỳ mang thai đến khi 2 tuổi (1.000 ngày đầu đời).

PGS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, thời gian qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em đã giảm nhanh và bền vững. SDD thể nhẹ cân giảm từ 30,1% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015. SDD thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi năm 2016 là 13,8%.

Việt Nam đã thanh toán được tình trạng mù lòa do thiếu vitamin A, tình trạng thiếu vitamin A huyết thanh, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu các vi chất dinh dưỡng khác ngày càng được cải thiện; kiến thức thực hành dinh dưỡng đúng của người dân ngày càng được nâng cao…

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức như tỷ lệ SDD thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi tính chung cả nước mỗi năm giảm 1% nhưng vẫn còn ở mức cao (năm 2016 là 24,3%) và có sự chênh lệch nhiều giữa các vùng-nhất là vùng núi, vùng khó khăn và nông thôn với TP, đồng bằng. Tỷ lệ này ở miền núi phía Bắc là 30,3%, ở Tây Nguyên là 34,2%. Chiều cao trung bình của cả nam và nữ của người Việt 1,64m và 1,55m.

PGS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dẫn đến chiều cao thấp của thanh niên Việt Nam. Ảnh:V.H

SDD thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng là những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao khiêm tốn của thanh niên Việt Nam. Ngoài ra, thiếu vi chất dinh dưỡng còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em; khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động của người lớn, PGS.TS Lê Danh Tuyên nhấn mạnh.

Còn theo TS Trần Khánh Vân, thiếu vi chất dinh dưỡng được gọi là “nạn đói tiềm ẩn” do khó phát hiện. Khi các triệu chứng biểu hiện rầm rộ thành bệnh đặc trưng như bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bệnh khô mắt do thiếu vitamin A thì sự tăng trưởng và phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ đã bị ảnh hưởng trong thời gian dài. Lúc đó có bổ sung dồn dập cơ thể cũng không hấp thụ được.

Ở Việt Nam, tình hình thiếu vitamin A, thiếu máu thiếu sắt và thiếu kẽm vẫn là các vấn đề thiếu có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Theo điều tra năm 2014-2015 của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam là 27,8%, tỷ lệ này cao hơn ở miền núi là 31,2%, nông thôn 28,4% và ở thành thị 22,2%. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 32,8% và tỷ lệ này ở phụ nữ không có thai là 25,5%.

Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 13% trong đó tỷ lệ thiếu vitamin A ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng cao hơn ở miền núi (16,1%), nông thôn (13,1%) và thấp hơn ở thành thị (8,2%). Theo ước tính Việt Nam có khoảng 7,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi, thì số trẻ em bị thiếu vitamin A tiền lâm sàng là gần 1 triệu.

Thiếu sắt và kẽm gây nên những hậu quả nghiêm trọng, trong số 1.600 trường hợp tử vong mẹ hàng năm có 192 (12%) trường hợp liên quan đến thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu máu không chỉ gây tác hại đối với sức khỏe, năng lực trí tuệ mà còn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của đất nước, do năng suất lao động kém và những chi phí do bệnh tật-hậu quả của tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.

Theo tính toán của các nhà kinh tế, khắc phục tình trạng thiếu i-ốt, vitamin A và sắt có thể nâng cao được chỉ số thông minh của cộng đồng tới 10-15 điểm; giảm tử vong bà mẹ khoảng 1/3, giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh xuống 40% và tăng khả năng lao động khoảng gấp rưỡi.

Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, đầu tiên cần quan tâm đến chăm sóc dinh dưỡng ngay từ tuổi vị thành niên-đặc biệt là giai đoạn mới kết hôn, chuẩn bị làm mẹ. Dinh dưỡng hợp lý trong 1.000 ngày vàng (đầu đời) tức là từ khi bà mẹ bắt đầu mang thai đến khi trẻ 2 tuổi đóng vai trò hết sức quan trọng. Đảm bảo dinh dưỡng cho phụ nữ trong thời gian mang thai để giúp thai nhi phát triển tốt và bà mẹ có đủ dự trữ các chất dinh dưỡng để nuôi con sau này.

Mặt khác bổ sung viên sắt trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh là rất cần thiết để phòng chống thiếu máu cho cả mẹ và con. Bà mẹ trong vòng 1 tháng đầu sau đẻ cũng cần được uống vitamin A liều cao và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh để phòng chống thiếu vitamin A cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, TS Khánh Vân nêu rõ.

Trong Ngày vi chất dinh dưỡng năm nay (1 và 2-6), hơn 6 triệu trẻ dưới 5 tuổi sẽ được uống vitamin A, hàng triệu trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi tại các tỉnh khó khăn được tẩy giun.

Vân Hà
Nguồn: phapluatxahoi.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.