Chuyên mục
Hơn 10 triệu người Việt nhiễm vi rút nguy hiểm có thể gây ung thư
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Hơn 10 triệu người Việt nhiễm vi rút nguy hiểm có thể gây ung thư

Thứ năm 26/07/2018 10:48 GMT + 7
Việt Nam có khoảng 10 triệu người nhiễm virus viêm gan B và gần 1 triệu người nhiễm virus viêm gan C. Viêm gan đã trở thành nguyên nhân thứ 3 gây tử vong với gánh nặng bệnh tật rất lớn ở Việt Nam.

Ảnh minh họa

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Trưởng khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và C cao nhất khu vực (10-15% nhiễm viêm gan B và 1-3% nhiễm viêm gan C) và là nguyên nhân chính dẫn đến suy gan, xơ gan và ung thư gan. Tuy đã có vắc-xin phòng bệnh nhưng vi gan B vẫn đang là gánh nặng cho ngành y tế và người bệnh vì bệnh cần phải theo dõi và điều trị suốt đời.

Bệnh viêm gan C diễn biến thầm lặng, không có triệu chứng điển hình cho tới khi phát bệnh. Thống kê có tới 90% người nhiễm Viêm gan C không biết về tình trạng nhiễm virus của mình. Viêm gan C tuy chưa có vắc-xin phòng bệnh nhưng gần đây với sự ra đời của các thuốc kháng vi-rút tác động trực tiếp (DAAs) điều trị viêm gan C với phác đồ đơn giản, thời gian điều trị rút ngắn với tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao (trên 95%) đã đem lại sự sống cho nhiều người bệnh. Tuy nhiên, chi phí cho điều trị vẫn còn cao và chưa được BHYT chi trả, do đó hầu hết (90%) bệnh nhân chưa được tiếp cận điều trị. Đây là thách thức lớn trong việc hỗ trợ, chăm sóc và điều trị cho người bệnh nhiễm viêm gan C.

Cũng theo PGS.TS. Đỗ Duy Cường, những người mắc viêm gan C có nguy cơ chuyển thành mạn tính chiếm 75-85%. Nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan có thể giảm bằng việc tránh tiêm và sử dụng các sản phẩm máu không an toàn; tránh thu gom và xử lý chất thải sắc nhọn không an toàn; tránh sử dụng ma túy trái phép và dùng chung dụng cụ tiêm chích; tránh quan hệ tình dục không an toàn; tránh dùng chung các vật dụng cá nhân sắc nhọn; tránh xăm trổ, châm cứu bằng các dụng cụ bị nhiễm bẩn…

Tầm soát viêm gan cho nhân viên y tế

Các chuyên gia y tế lưu ý đường lây truyền chính của viêm gan B ở Việt Nam là từ mẹ sang con. Ngoài ra, viêm gan B còn lây truyền qua tổn thương da, niêm mạc, máu, nước bọt, dịch tiết cơ thể, một phần đáng kể lây qua các thủ thuật y tế như phẫu thuật viên, nha sỹ, xăm trổ, dùng chung vật sắc nhọn: dao cạo râu… Đặc biệt, nguy cơ lây nhiễm khi phơi nhiễm nghề nghiệp xuyên qua da tới 30%, trong khi nhiều nhân viên y tế lại chưa biết tình trạng nhiễm của mình, chưa bao giờ được tiêm phòng vaccine nên đây là một nguồn lây đáng lo ngại.

PGS.TS Nguyễn Quốc Anh - Giám đốc bệnh viện kêu gọi cán bộ y tế và người dân trong cộng đồng tăng cường nhận thức, nâng cao cảnh giác trong việc xét nghiệm sàng lọc, phát hiện sớm, điều trị triệt để viêm gan vi-rút và các bệnh lý về gan. Cũng nhân dịp này, giám đốc BV giao nhiệm vụ cho Khoa Truyền nhiễm là đầu mối cùng các khoa phòng trong bệnh viện thực hiện tầm soát phát hiện bệnh viêm gan và tiêm phòng vắc-xin viêm gan B cho những nhân viên chưa có kháng thể bảo vệ, điều trị thuốc kháng vi-rút theo dõi lâu dài các biến chứng của viêm gan, góp phần nâng cao sức khỏe nghề nghiệp của cán bộ viên chức trong bệnh viện.

PGS Nguyễn Quốc Anh cũng đề nghị Bộ Y tế đẩy nhanh việc cấp đăng ký lưu hành thuốc ở Việt Nam, đưa thuốc mới điều trị viêm gan C vào danh mục được BHYT chi trả với tỷ lệ chi trả hợp lý để hàng trăm nghìn người bệnh có cơ hội được chữa khỏi.

Lời khuyên dành cho người viêm gan siêu vi B

- Thay đổi chế độ ăn uống: Nếu là người lành mang mầm bệnh, nên hạn chế uống rượu. Người nghiện rượu mắc bệnh viêm gan B thường hay bị xơ gan hơn. Chế độ ăn bình thường là thích hợp với hầu hết trường hợp viêm gan siêu vi B. Khi có dấu hiệu xơ gan nên giảm muối trong chế độ ăn.

- Thay đổi lối sống: Người bị nhiễm viêm gan siêu vi B thường lo lắng về nguy cơ truyền bệnh sang những người xung quanh, vì siêu vi B lây nhiễm qua tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân trong quan hệ tình dục.

Cần chú ý để tránh lây nhiễm cho người khác

- Khi phát hiện bị nhiễm siêu vi thì cần xét nghiệm để tầm soát đối với người thân như cha mẹ, anh em ruột, vợ chồng, con cái.

- Phụ nữ có thai khi bị viêm gan B có nguy cơ truyền bệnh sang cho con trong khi sinh là rất cao. Những trường hợp trẻ sinh ra mắc viêm gan B có tới 90% sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Cần phải chích ngừa cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh để hạn chế tới mức thấp nhất trường hợp lây nhiễm.

- Hiện nay đã có văcxin chủng ngừa cho những người tiếp xúc với người mang mầm bệnh. Người mang mầm bệnh cần có biện pháp phòng ngừa như không dùng chung các vật dụng cá nhân có nguy cơ lây nhiễm như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay, tránh làm lây máu khi bị vết thương, hãy lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.

Khánh Ngọc
Nguồn: infonet.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.