Chuyên mục
Sự thật ‘ngắm người’ ở Phượng Hoàng cổ trấn
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Sự thật ‘ngắm người’ ở Phượng Hoàng cổ trấn

Thứ ba 13/08/2019 10:14 GMT + 7
Nhờ mạng xã hội, Phượng Hoàng cổ trấn, Trung Quốc gần đây thu hút được lượng lớn khách du lịch Việt Nam đến tham quan. Tuy vậy, nhiều bạn trẻ tới nơi rồi mới bất ngờ, vì không biết mình đi ngắm cảnh hay ngắm người.

Dòng người chen chân đi trong mưa ở Phượng Hoàng cổ trấn

Phượng Hoàng cổ trấn nằm ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, là một trấn cổ đã có tuổi đời hơn 1.300 năm. Thị trấn cổ là nơi sinh sống chủ yếu của tộc người Miêu, với những nét đặc trưng riêng về phong tục và văn hóa, tạo hứng thú cho khách du lịch.

Trong khoảng 2 đến 3 năm trở lại, Phượng Hoàng cổ trấn liên tục gây sốt trong giới du lịch với cảnh quan được ví như bước ra từ truyện kiếm hiệp, truyện cổ trang. Liên tục các bộ ảnh đẹp ra đời, kích thích những người hiếu kỳ đến Phượng Hoàng cổ trấn. Với khoảng 10 cây cầu bắc ngang sông, mỗi cây cầu một vẻ, cộng thêm khung cảnh non nước hữu tình của dòng Đà Giang đã biến Phượng Hoàng cổ trấn thành họa phẩm giữa đời thực.

Nhích từng tí một trên đường

Đó là chia sẻ của Bùi Thị Lệ Hằng, 23 tuổi, sinh viên năm cuối Trường ĐH Y dược TP.HCM. Hằng cùng bạn mình đã cất công đi từ TP.HCM ra Hà Nội để tham gia tour du lịch bằng đường bộ đến Phượng Hoàng cổ trấn với hy vọng công sức của mình sẽ được đáp lại bằng những cảnh tượng đẹp đẽ có một - không - hai. “Cảnh quan tại Phượng Hoàng cổ trấn rất đẹp, nhiều địa điểm tại đây mình thấy chỉ nhìn bằng mắt thường mới tận hưởng được hết, cũng có những địa điểm được quảng cáo trên ảnh quá đà. Tuy vậy, khách du lịch đổ xô đến đây đông quá, mình không tài nào tận hưởng được không khí u tịch và cổ kính như người ta đồn đại. Tại những địa điểm tham quan nổi tiếng nhất của Phượng Hoàng, thực sự là không biết ngắm người hay ngắm cảnh nữa...”.


Nhích từng chút một ở Phượng Hoàng cổ trấn

Phạm Mỹ, 22 tuổi, sinh sống tại Hải Phòng đưa ra nhận xét sau chuyến đi Phượng Hoàng cổ trấn của mình: “Người ta bảo giơ máy ảnh lên là có một bức ảnh đẹp tại Phượng Hoàng, điều này không sai. Nhưng những điểm nổi tiếng tại Phượng Hoàng như Cầu đá nhảy thì đúng là chỉ chụp cho có, chụp để check-in chứ không thể đẹp được. Kể cả khi mưa lẫn khi nắng, lượng khách vẫn luôn quá tải, đi trên đường mà mình cứ phải nhích từng tí một”.

Dùng 'ngôn ngữ cơ thể'

Đây là điều cản trở lớn nhất với dân du lịch bụi và những bạn trẻ thích đi du lịch tự túc. Đa phần mọi người khi đi Phượng Hoàng cổ trấn đều chọn đi tour để yên tâm đi đến nơi về đến chốn. Tuy vậy, theo nhiều chia sẻ của các bạn trẻ chọn đi tour, đi tour cũng có điểm tiêu cực là phải theo sắp xếp nhiều, thời gian tự do tham quan ít. Người bản địa tại Phượng Hoàng cổ trấn nếu đánh giá chủ quan thì có lẽ đến 90% người dân không biết nói tiếng Anh, điều này gây cản trở rất lớn khi bạn muốn mua đồ lưu niệm hay hỏi đường.

“Gần như mọi thứ phải dùng ngôn ngữ cơ thể hết”, bạn Phạm Mỹ chia sẻ. Trần Thanh Phong, 24 tuổi, sinh sống tại quận 10, TP. HCM, đưa ra ý kiến: “Có lẽ vì người dân tại đây sử dụng tiếng Anh quá ít nên lượng du khách Tây đến đây gần như là không có. Điều này mình thấy khá lạ với một điểm du lịch nổi tiếng như Phượng Hoàng cổ trấn lại rất cổ kính, lẽ ra phải được các du khách châu Âu rất thích”.

Du lịch "ngắm người"

Chỉ dành cho những người thực sự kiên nhẫn

Thùy Linh, 20 tuổi, du học sinh Đài Loan đang học tập tại ĐH Quốc lập Đài Bắc tâm sự: “Phượng Hoàng cổ trấn đi rồi mới biết là dành cho những người kiên nhẫn. Phải quyết tâm lắm mình mới có được những bức ảnh để đời tại đây. Dù sao thì Phượng Hoàng cổ trấn cũng rất đẹp và ta phải mày mò ra những địa điểm mới lạ, cố gắng sống chậm lại giữa những dòng người xô bồ. Ta nên khám phá Phượng Hoàng một cách kỹ lưỡng chứ không nên chỉ tập trung vào những nơi người ta hay quảng cáo”.

Cầu đá nhảy nổi tiếng ở đây, nhưng không lãng mạn như trên mạng xã hội

Nhưng khi được hỏi có quay trở lại lần hai không, cả Thùy Linh, Lệ Hằng, Phạm Mỹ, Thanh Phong đều trả lời rằng: “Nếu như một thời gian lâu sau có thêm gì thay đổi thì sẽ cân nhắc, chứ không thì chỉ đến một lần, không quay trở lại lần hai vì không muốn phải tiếp tục chen lấn nữa!”

Phòng tắt máy lạnh từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối

Wifi của các địa điểm như nhà hàng, khách sạn đều rất kém. Tại Trung Quốc không được truy cập vào Facebook hay Google nên các du khách đều phải chuẩn bị trước phần mềm VPN hoặc mua sim 4G chuyên dụng cho các du khách nước ngoài. 

Tại Phượng Hoàng cổ trấn, theo văn hóa vùng miền, nhiều khách sạn sẽ cắt nước nóng và máy lạnh từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối. Nếu muốn đến Phượng Hoàng, đây là điều mà du khách phải chuẩn bị tâm lý trước nếu đi tự túc. 

Đa phần khách du lịch Việt Nam đến Phượng Hoàng cổ trấn đều than phiền không hợp khẩu vị, đồ thì quá cay, đồ thì quá mặn, quá nhiều dầu mỡ.

Trung Nghĩa Võ
Nguồn: thanhnien.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.