Chuyên mục
Chuẩn bị cho con vào lớp 1 ở các nước như thế nào?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Chuẩn bị cho con vào lớp 1 ở các nước như thế nào?

Chủ nhật 26/08/2018 03:29 GMT + 7
Không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước khác trên thế giới, phụ huynh cũng rất coi trọng việc chuẩn bị cho con vào lớp 1. Cùng tìm hiểu xem họ chuẩn bị và chọn trường cho con như thế nào?

Nhật Bản:

Ở Nhật sau khi hoàn tất các lớp mầm non, phụ huynh sẽ đăng ký cho con vào bậc tiểu học và được phân tuyến về trường gần nhà để đảm bảo trẻ đi học không quá xa. Và một trong những yêu cầu bắt buộc đối với trẻ là phải tự đi học, bố mẹ không cần phải đưa đón mỗi ngày.

Ở Nhật, nền giáo dục luôn khuyến khích trẻ sống tự lập ngay từ những cấp học đầu tiên
(Ảnh: businessinsider)

Trước khi nhập học, bố mẹ sẽ dắt con đi bộ đến trường vài lần để nhắc nhở bé một số tình huống có thể xảy ra và cách xử lý cho phù hợp cũng như cho trẻ làm quen với con đường đến trường.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, trẻ sẽ được hướng dẫn cụ thể không được la cà trên đường đi học và về nhà; chỉ đi những tuyến đường cố định, không đi sang những tuyến đường khác; muốn đi chơi phải về nhà cất sách vở và xin phép bố mẹ; giáo viên sau giờ học sẽ kiểm tra các khu vực trong sân trường, lớp học để đảm bảo không có trẻ nào còn sót lại,…

Để chuẩn bị cho con vào lớp 1, bố mẹ ở Nhật còn phải dạy con cách tự lập, ý thức được trách nhiệm của mình. Cụ thể, sáng sớm khi thức dậy bé phải biết tự gấp chăn màn, làm vệ sinh cá nhân, sau đó ăn sáng và soạn đồ dùng học tập để đến lớp. Bé có thể đi cùng bạn bè, vừa đi vừa nói chuyện và ngắm cảnh vật xung quanh một cách vui vẻ, hào hứng.

Mỹ:

Ở Mỹ, học sinh ở lớp mẫu giáo lớn sẽ được “học trước” chương trình. Các em được dạy và học cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết (học chữ, viết câu, làm toán) trước khi vào lớp 1. Chương trình lớp 1 là sự nối tiếp chứ không phải là sự lặp lại của lớp mẫu giáo lớn này. Để đạt được những yêu cầu trên, giáo viên phụ trách các lớp mẫu giáo lớn ở Mỹ hoàn toàn tuân thủ theo những quy định của Ủy ban Giáo dục mà bang đó đưa ra.

Tại Mỹ, quá trình chuẩn bị cho bé vào lớp 1 cũng diễn ra không mấy nhẹ nhàng như ở Việt Nam (Ảnh: ecoleflorida)

Khi các bé bước vào giai đoạn chuẩn bị vào lớp 1, các bậc phụ huynh ở Mỹ phải trải qua quá trình chọn trường để làm hồ sơ nhập học cho con. Tuy nhiên, các bé sẽ được kiểm tra đầu vào để đánh giá năng lực của trẻ. Sau khi có kết quả, giáo viên chủ nhiệm sẽ có buổi gặp riêng với bé và phụ huynh vào ngày đầu năm để đặt ra mục tiêu cho cả năm học dựa trên mong muốn, thực lực của bé và sự theo dõi của bố mẹ.

Trong khoảng thời gian chuẩn bị cho con vào lớp 1, phụ huynh cũng cho các bé học thêm các lớp năng khiếu như ballet, guitar, đàn piano hay các lớp thể thao như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bầu dục, cờ vua,… để bé rèn luyện ngay từ nhỏ. Theo chính sách giáo dục của Mỹ, nếu sau khi kết thúc trung học, bé có năng khiếu về thể thao sẽ được các trường đại học “trải thảm đỏ” cấp học bổng tuyển thẳng vào trường.

Trung Quốc:

Bất chấp những quy định mới, nhiều phụ huynh Trung Quốc vẫn thúc ép con mình - những đứa trẻ ở độ tuổi mầm non phải đi học thêm để chuẩn bị vào trường tiểu học.

Nhiều trẻ em Trung Quốc có lịch học thêm dày đặc trước khi vào lớp 1 (Ảnh: bigthink)

Những trung tâm học thêm dành cho trẻ em mẫu giáo hiện rất phổ biến ở Trung Quốc, phần lớn thường xuyên chật kín học sinh. Các bậc phụ huynh cho biết, họ đăng ký cho con theo học các lớp này vì họ muốn chuẩn bị cho con cái tốt hơn khi vào lớp 1.

Một số phụ huynh còn cho biết có trường tiểu học yêu cầu học sinh hoàn thành 60 câu hỏi toán học trong vòng có 5 phút. Họ cho rằng nếu không được học thêm ngoài chương trình học ở mẫu giáo, học sinh khó lòng theo kịp chương trình khi vào tiểu học.

CHLB Đức:


Theo quy định của Chính phủ, giáo dục mầm non là tùy chọn cho tất cả trẻ em từ 3 đến 6 tuổi, không thuộc trong hệ thống giáo dục Đức. Nếu trẻ có đi học mầm non thì các trường mẫu giáo hay những “kitas” ở Đức cũng không quá chú trọng đến việc học hành.

Trong khi trẻ em Việt Nam phải học đủ thứ để chuẩn bị vào lớp 1 thì trẻ em ở Đức được vui chơi thỏa thích (Ảnh: ytn news)

Thực tế, cả giáo viên và phụ huynh đều không khuyến khích con em mình biết đọc quá sớm. Họ cho rằng bọn trẻ có thể cùng nhau học chữ khi bắt đầu vào lớp 1. Vì thế, trẻ em ở trường mẫu giáo Đức chưa được dạy cách đọc và viết cho đến khi 6 tuổi.

Ở Đức, khi học lớp 1, trẻ em cũng không bị ép học hành quá nặng, học như chơi và chơi như học. Thông thường các trường ở đây luôn dành nửa ngày để dạy học với 2 lần nghỉ ra chơi ngoài trời. Ở lớp, trẻ được bắt đầu học chữ, học con số, được tô màu… và đặc biệt không bị ép phải cầm bút tay phải, viết chữ đứng hay xiên. Ngoài ra, trẻ còn được học và thực hành cách ứng xử với bố mẹ, thầy cô, với người lớn, bạn bè, được rèn luyện lòng tự tin và tác phong dạn dĩ, tập dượt phát biểu, thảo luận, phản biện trước đám đông.

Singarore:

Phụ huynh hay lo lắng khi con bắt đầu vào lớp 1, lo trẻ sẽ gặp khó khăn khi thích ứng với môi trường mới và không theo kịp chương trình học. Tại Singapore, giải pháp cho vấn đề này là các lớp học chuyển tiếp.

Trẻ mẫu giáo ở Singapore được dạy cách ghép câu tiếng Anh trong các lớp chuyển tiếp
(Ảnh: thanhnien)

Nhiều bậc cha mẹ Singapore chọn cách cho con tham gia các lớp học chuyển tiếp từ mẫu giáo vào lớp 1. Những lớp học này thường được các trung tâm giáo dục tổ chức. Hầu hết trẻ trong các lớp này đều 6 tuổi và chuẩn bị vào lớp 1. Đây là những khóa học ngắn, tập trung vào một số chủ đề chuyên biệt, trong đó có tiếng Anh, tiếng Hoa và Toán.

Số lượng mỗi lớp thường ít, chỉ là một nhóm nhỏ học sinh. Các em được giới thiệu và giải thích một số khái niệm quan trọng của chương trình lớp 1. Ngoài ra, thầy cô tại các trung tâm còn chỉ ra những nhận thức sai lầm của bé về trường tiểu học. Phương pháp này có thể giúp trẻ thích ứng nhanh khi chính thức vào lớp 1.

Phụ huynh hay lo lắng khi con bắt đầu vào lớp 1, lo trẻ sẽ gặp khó khăn khi thích ứng với môi trường mới và không theo kịp chương trình học. Tại Singapore, giải pháp cho vấn đề này là các lớp học chuyển tiếp.

Nhiều bậc cha mẹ Singapore chọn cách cho con tham gia các lớp học chuyển tiếp từ mẫu giáo vào lớp 1. Những lớp học này thường được các trung tâm giáo dục tổ chức. Hầu hết trẻ trong các lớp này đều 6 tuổi và chuẩn bị vào lớp 1. Đây là những khóa học ngắn, tập trung vào một số chủ đề chuyên biệt, trong đó có tiếng Anh, tiếng Hoa và Toán.

Số lượng mỗi lớp thường ít, chỉ là một nhóm nhỏ học sinh. Các em được giới thiệu và giải thích một số khái niệm quan trọng của chương trình lớp 1. Ngoài ra, thầy cô tại các trung tâm còn chỉ ra những nhận thức sai lầm của bé về trường tiểu học. Phương pháp này có thể giúp trẻ thích ứng nhanh khi chính thức vào lớp 1.

HOA HẠ (tổng hợp)
Nguồn: baodansinh.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.