Chuyên mục
Ngày làm 8 tiếng, cuối tháng nhận lương nhưng chẳng hề hạnh phúc, tôi nhận ra điều cay đắng khiến nhiều người cũng đang mắc kẹt...
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Ngày làm 8 tiếng, cuối tháng nhận lương nhưng chẳng hề hạnh phúc, tôi nhận ra điều cay đắng khiến nhiều người cũng đang mắc kẹt...

Thứ bảy 20/04/2019 03:29 GMT + 7
Nếu bạn lúc nào cũng uể oải trước công việc, hoàn toàn thờ ơ và không có động lực vươn lên bứt phá, hãy mạnh dạn bỏ lại mọi thứ ở phía sau và đi tìm một vị trí khác tốt hơn.


Có lẽ những câu hỏi khiến các bạn trẻ đau đầu nhất chính là “Liệu mình có chọn đúng nghề không?”, “Liệu việc này có thỏa mãn đam mê của mình?”, “Liệu mình có đang đi theo lối mòn?” hay “Mình có thực sự hạnh phúc với những gì đang làm?”

Tôi bắt đầu lặp đi lặp lại những câu hỏi trên vào ngày ra trường – cũng là ngày tôi chính thức bước chân vào thị trường lao động với công việc đầu đời.

Ngay ngày đầu đi làm tại công ty truyền thông, tôi đã có cảm giác sai sai về lựa chọn của mình. Tôi cảm thấy chán nản với mọi thứ. Những ai đã và đang trải qua quãng đường mang tên tuổi 20 chắc chắn sẽ thấu hiểu cảm xúc của tôi lúc đó.

Tuổi 20, cái tuổi đẹp nhất một đời người, người ta có trong tay hoài bão, ước mơ, thời gian, sức lực nhưng lại không có tiền, không có tài chính. Tuổi 20 – độ tuổi gắn liền với sự “vỡ mộng”: Bạn không thể ăn bám bố mẹ mãi được, bạn sẽ phải tự làm ra tiền mà sống. Bằng cách nào? Dễ thôi, chọn một nơi nào đó để ngày nào cũng như ngày nào, cống hiến sức lực cho người ta từ 8 đến 9 tiếng, cuối tháng nhận lương. Đời cũng chỉ đơn giản như vậy.


Trở lại với câu chuyện của tôi, trong suốt 4 năm đại học, tất cả những gì tôi làm là học, thi rồi lại học. Và bây giờ, vừa mới chân ướt chân ráo tốt nghiệp, tôi phải tiếp xúc với những đầu việc lạ lùng tại một nơi xa lạ mỗi ngày dù có muốn hay không. Điều này cũng phần nào lý giải cho sự chán nản của tôi với công việc.

Thực lòng, tôi không mấy quan ngại về vấn đề trên. Đó là điều hoàn toàn bình thường mà bất cứ ai trong giai đoạn trưởng thành đều phải trải qua. Thức dậy và làm việc đều đặn mỗi ngày đâu phải điều gì quá nghiêm trọng đâu!

Biết vậy nhưng tôi vẫn canh cánh trong lòng một nỗi lo khác – lý do thực sự khiến tôi chán ghét công việc của mình. Tôi luôn né tránh nó, bởi trong thâm tâm, tôi biết tôi đã chọn sai nghề. Tôi dành mỗi ngày làm việc quay cuồng trong mớ giấy tờ, bảng biểu, số liệu của một kế toán... Nếu nhìn vào, có thể bạn sẽ thốt lên tôi thật may mắn khi được làm những công việc nhiều người mơ ước.

Nhưng thật đáng tiếc, tôi không mảy may hứng thú với những gì mình làm. Và đó là lý do khiến tôi khốn khổ, chán nản đến tột độ.

Từng có thời gian tôi cố thuyết phục bản thân rằng mình chỉ đang rơi vào giai đoạn chững lại của sự nghiệp. Tôi đã lầm. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thúc đẩy bản thân làm việc trong một khoảng thời gian ngắn, bạn đang rơi vào giai đoạn chững lại. Bạn biết mình đang chững lại nếu bạn tạm quên mất công việc của mình thú vị ra sao hay khi bạn có cảm giác khó chịu vì mình chưa cố gắng hết sức.

Sự nghiệp của tôi không hề chững lại. Vì sao ư? Vì tôi còn chẳng bận tâm mình có làm tốt hay không nữa. Tôi đơn giản là thờ ơ với vị trí này. Tôi không quan tâm đến lĩnh vực này.

Tôi muốn viết. Tôi muốn sử dụng câu chữ của mình để kiếm sống. Tôi muốn được trả công để được làm những gì người ta gọi là đam mê và năng khiếu. Tôi không muốn phí cả cuộc đời chỉ để làm rồi bán ấn phẩm truyền thông cho các tập đoàn, công ty.

Phải chấp nhận thôi, tôi chọn nhầm nghề rồi. Hoảng loạn, lạc lõng, thiếu động lực – tất cả những cảm xúc đó là báo động đỏ cho thấy tôi đã đi nhầm hướng.


Nhận ra điều này, tôi vừa thấy nhẹ nhõm lại vừa có chút lo lắng. Nhẹ nhõm bởi sau cùng, tôi không hề lười, không hề ghét làm việc. Chỉ là tôi không thích thứ mình đang làm mà thôi. Lo lắng bởi giờ đây tôi phải tìm được thứ mình thực sự đam mê. Tôi cần gây dựng lòng tin, nhiệt huyết đủ lớn với công việc để sau này, dù có rơi vào giai đoạn chững lại, tôi vẫn có thể vượt qua.

Bằng cách này, dù có những ngày lười biếng, không có động lực đi làm, tôi vẫn biết ít nhất mình có quan tâm tới công việc. Nếu có thể tìm được một công việc như vậy, tôi không cần động lực để thức dậy mỗi sáng bởi thứ giúp tôi ngồi vào bàn làm việc là tình yêu, ngọn lửa đam mê.

Tôi bỏ việc. Một câu nói ngắn gọn không thể khắc họa toàn bộ những khó khăn tôi đã trải qua sau khi đưa ra quyết định trên. Tôi làm việc trong lĩnh vực bán lẻ, thậm chí nhận cả việc trông trẻ, chuyển nhà liên tục trong 4 tháng, sống tại một thành phố xa lạ; nhảy hết việc này đến việc khác.

Trong thời gian đó, tôi tình cờ tìm được một công việc hành chính giúp tôi tạm thời chi trả sinh hoạt phí. Giải quyết xong vấn đề tài chính, lúc này, đầu óc tôi hoàn toàn thảnh thơi và tập trung cao độ cho việc viết lách.

Cuối cùng, sau không biết bao nhiêu ngày viết bài trong sự vội vàng của một giờ nghỉ trưa, trên một chuyến tàu điện đông người, tôi đã tìm được công việc trong mơ. Tôi được trả tiền để làm một nhà văn và đến bây giờ, điều đó vẫn không thay đổi.


Tôi đã tìm được công việc theo ý muốn. Tất nhiên, đôi khi sự nghiệp của tôi cũng tạm chững lại. Cũng có những ngày tôi thầm trách bản thân sao vô dụng, cũng có những ngày tôi cạn kiệt ý tưởng đến mức việc đặt bút viết cũng khó khăn.

Tôi cũng không tránh khỏi cảm giác bất an và ghen tị khi thấy có vô vàn người khác vượt trội hơn mình trong lĩnh vực này. Trong quãng thời gian đó, ý chí, khao khát hoàn thiện năng lực, chạm tới tiềm năng thực sự của bản thân là chiếc phao cứu sinh giúp tôi không từ bỏ.

Nếu bạn hỏi tôi rằng liệu có nên bỏ việc hay không và nếu có thì theo cách nào, tôi sẽ không trả lời được. Nhưng tôi có thể cho bạn biết công việc bạn đang làm có phù hợp hay không. Nếu bạn lúc nào cũng uể oải trước công việc, hoàn toàn thờ ơ, không có động lực vươn lên bứt phá, hãy mạnh dạn bỏ lại mọi thứ ở phía sau và đi tìm một vị trí tốt hơn!

*Chia sẻ của Kim Quindlen - một nhà văn, cây bút quen thuộc của ThoughtCatolog.

Hà Lê (Theo Nhịp sống kinh tế)
Nguồn: cafef.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.