Chuyên mục
Vì sao quan hệ Mỹ-Nga ngày càng trở nên thù địch?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Vì sao quan hệ Mỹ-Nga ngày càng trở nên thù địch?

Thứ ba 01/01/2019 15:54 GMT + 7
Các nhà phân tích Mỹ đã có những nhận định hết sức trung thực để trả lời cho câu hỏi "Vì sao quan hệ Mỹ-Nga ngày càng trở nên thù địch?".

Mỹ tiếp tục chính sách 'phản xây dựng' trong quan hệ với Nga

Hành động của chính quyền Hoa Kỳ và các cộng sự của họ đã dẫn đến cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa phương Tây và Liên bang Nga, trong khi Moscow chỉ đơn thuần là đáp trả những đòn tấn công và sự hiếu chiến nhắm vào đất nước mình.

Ông Ted Carpenter, một chuyên gia Mỹ về lĩnh vực chính sách an ninh từ Viện Cato đã nêu nhận định như vậy trong bài viết trên tạp chí Mỹ The American Conservative.

Theo ông, khi các sử gia nghiên cứu mấy thập kỷ đầu tiên của thời kỳ được gọi là "hậu Chiến tranh Lạnh", chắc chắn họ rất ngạc nhiên khi nhìn vào chính sách phi lý và đầy khiêu khích mà Hoa Kỳ cùng những đồng minh trong Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã theo đuổi trong quan hệ với Nga.

Theo vị chuyên gia này, số lượng lớn các hành động "thiếu suy nghĩ" của phương Tây đã kích động sự khởi đầu một cuộc "Chiến tranh Lạnh mới", và thời gian gần đây đã xuất hiện mối đe dọa biến thành "cuộc chiến nóng".

Ông lưu ý rằng, vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước sau khi Liên Xô tan rã, Nga đã có những động thái vô cùng hữu nghị để xích lại gần phương Tây, nhưng chính sách của ba đời Tổng thống Hoa Kỳ gần đây nhất trong quan hệ với Nga là sự "thiển cận khủng khiếp".

Liên Xô tan rã, Mỹ chuyển mục tiêu chống phá sang “người thừa kế” Nga

Hiện nay, mặc dù hiện hữu khả năng tránh được kịch bản nguy hiểm đó, nhưng phần lớn là do hành động kiềm chế mang tính xây dựng của Nga. Nhà nghiên cứu cũng chỉ ra thực tế là hành động của Moscow chỉ là phản ứng tự nhiên đáp lại đòn tấn công hung hăng của phương Tây.

Ngược lại, hành vi của "diều hâu" Mỹ sau sự cố vô nghĩa gần đây ở vùng biển Azov cho thấy rằng, Washington không rút ra được bất kỳ bài học nào từ những sai lầm trong quá khứ. Hơn thế nữa, giới tinh hoa Mỹ vẫn đang sẵn sàng củng cố và tiếp nối chính sách phản xây dựng chống Liên bang Nga - chuyên gia Carpenter nhận định.

Theo quan điểm của ông, những tuyên bố của phương Tây khẳng định rằng tình trạng xấu đi của mối quan hệ Đông-Tây thuộc về trách nhiệm của Nga [vì những sự kiện xảy ra ở Gruzia một thập kỷ trước cũng như ở Ukraine năm 2014] là hoàn toàn sai lầm.

Nhà khoa học chính trị Mỹ khẳng định rằng, vấn đề đã phát sinh từ sớm hơn nhiều và xuất phát từ chính các hành động mang tính thù địch của phương Tây đối với Nga.

Đó chính là hành động mở rộng khối liên minh quân sự NATO và hoàn toàn phớt lờ quyền lợi của Moscow tại khu vực Balkan; chiến dịch đông tiến của NATO đến sát biên giới phía Tây của Nga, xiết chặt vòng vây xung quanh nước Nga..., chính là những sự kiện chính phá hủy mối quan hệ thân thiện mà hai bên từng có vào những năm 1990.

Sự nhầm lẫn giữa "đối thủ cạnh tranh" và "kẻ thù không đội trời chung"

Một bài viết mới đây trên tạp chí Mỹ National Interest (NI) cũng đã chỉ ra những quan điểm sai lầm nghiêm trọng của Mỹ trong quan hệ với Nga, đặc biệt là việc đánh đồng "đối thủ cạnh tranh" với "kẻ thù không đội trời chung".

Theo tác giả Nicholas Gvozdev viết trong bài báo của NI, vào thời điểm đầu những năm 1990 khi Liên Xô mới tan rã, chính quyền Liên bang Nga muốn trở thành một phần của phương Tây, nhưng đã bị đáp trả "một cách phũ phàng".

Hơn 10 năm sau, nước Nga đã từng bước phục hồi về kinh tế, củng cố vị thế chính trị và tăng cường phạm vi ảnh hưởng về ngoại giao.

Hai mươi năm sau, theo đà phục hồi của nền kinh tế và sự củng cố chính trị của Tổng thống Nga Vladimir Putin, nước Nga yếu ớt ngày nào đã trở lại với cương vị là một cường quốc về cả chính trị, kinh tế, ngoại giao và quân sự, tái hiện phần nào hình ảnh của Liên Xô cũ.

Ông Gvozdyev lưu ý rằng, hiện nay, thế giới đơn cực với sự thống trị của Mỹ bắt đầu tan rã, xuất hiện những cường quốc mới trỗi dậy, có xu hướng liên kết chống lại sự thống trị của Mỹ, xây dựng thế giới đa cực, trong đó có Nga và Trung Quốc.

Đây là điều Washington không thích và không muốn nó xảy ra và họ nỗ lực thực hiện mục đích tối thượng là duy trì sự thống trị.

Mỹ luôn coi Nga là kẻ thù chứ không phải là đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, mặc dù Moscow đang theo đuổi chính sách độc lập của mình và muốn trở thành một đối thủ nặng ký của Hoa Kỳ, nhưng họ không có ý định trở thành kẻ thù của Washington.

Thế nhưng, Hoa Kỳ không hiểu sự khác biệt giữa các thuật ngữ "đối thủ" và "kẻ thù". Họ đã quen "vơ đũa cả nắm", tin rằng bất kỳ điều gây ra cạnh tranh đều là dấu hiệu của sự thù địch, mà không hiểu rằng, cạnh tranh lành mạnh chính là động lực của sự phát triển.

Vì vậy, thay vì cố gắng nỗ lực để đạt được mục đích của mình, thì Mỹ lại sử dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh để bóp chết đối thủ mà họ coi là "thù địch về ý thức hệ" giống như Liên Xô trước đây, mặc dù ngày nay Nga đã khác trước.

Ông Gvozdev nhấn mạnh rằng, chính quan điểm cực đoan này đã gây căng thẳng trong mối quan hệ giữa Mỹ với các đối tác lâu dài ở châu Âu và châu Á, đặc biệt là đánh đồng các đối thủ trở thành kẻ thù, ví dụ như Nga, Trung Quốc hay Iran...

Vị chuyên gia Mỹ khuyên chính quyền Washington và các học giả nước này nên chấp nhận sự thật về sự hình thành một thế giới đa cực, từ bỏ phương cách tiêu diệt bất cứ ai đe dọa địa vị thống trị của mình, điều chỉnh quan điểm và chiến lược của mình, để tìm kiếm lợi ích và sự hòa hợp với Nga.

Chính sách của Washington đối với Moscow nên dựa trên hai nguyên tắc có liên quan chặt chẽ với nhau là: Một mặt vẫn răn đe, ngăn chặn các hành động của Nga mà Washington phản đối; nhưng đồng thời cũng cần phải thiết lập liên hệ để tìm kiếm lĩnh vực mà đôi bên có thể hợp tác cùng có lợi.

Huy Bình
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.