Chuyên mục
Sự cố Vịnh Oman: Liệu do Iran gây ra hay là lời
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Sự cố Vịnh Oman: Liệu do Iran gây ra hay là lời "vu vạ" của Mỹ?

Thứ hai 17/06/2019 05:49 GMT + 7
Theo thông tin mới nhất từ các thủy thủ trên tàu Kokula Courageous (Nhật Bản) cho biết, con tàu của họ khi đang đi qua eo biển Hormuz (thuộc Vịnh Oman) đã bị tấn công bởi "vật thể bay" chứ không phải ngư lôi của Iran như phía Mỹ cáo buộc. Liệu đây có phải sự vu vạ của Mỹ nhằm gia tăng áp lực đối với Iran?

Lời nhân chứng: Iran vô tội

Theo những chia sẻ của các thủy thủ trên tàu Kokula Courageous bị bốc cháy trong sự cố xảy ra ngày 13-6 vừa qua khi đang trên đường đi từ một cảng của Arab Saudi đến Singapore, thì "vật thể" tấn công con tàu chở dầu của Nhật Bản không phải là ngư lôi như truyền thông Mỹ đưa tin trong những qua.

Chủ tịch hãng vận tải biển Kokula Sangyo, đơn vị vận hành tàu Kokula Courageous, ông Yutada Katada ngày 14-6 cho biết: "Tôi đã có buổi làm việc và tổng kết lại các nhân chứng trong vụ việc này. Các thủy thủ khẳng định đã nhìn thấy một vật thể bay tấn công vào tàu và gây ra vụ nổ".

Vịnh Oman nối với Vịnh Ba Tư qua eo biển Hormuz rộng 34 km. 1/3 lượng dầu thô, 1/5 lượng khí tự nhiên của thế giới đi qua vùng biển này. (Nguồn: CNN)

Tiếp đó, ông nhấn mạnh: "Các thủy thủ đã tận mắt nhìn thấy một vật gì đó bay với tốc độ cao và va vào tàu, tạo thành một lỗ thủng ngay trên thân tàu. Các thủy thủ đã sơ tán, tuy nhiên 3 tiếng sau, một vật thể bay khác tiếp tục tấn công và gây thêm vụ nổ nữa".

Các vụ nổ khiến boong tàu Kokula Sangyo bốc cháy, song không gây ra thiệt hại lớn, 1 thủy thủ bị thương nhẹ. Với sự hỗ trợ của quân đội Mỹ thông qua một tàu khu trục, các thủy thủ sau đó đã được chăm sóc y tế, những người cần thiết đã quay lại tàu và tiến hành lai dắt con tàu về cảng gần nhất. Ông Sangyo khẳng định thông tin ban đầu rằng tàu bị trung ngư lôi là không chính xác. Tuy nhiên thông tin này đã ngược lại với những cáo buộc từ phía Mỹ.

Trước sự việc trên, ngày 14-6-2019, Bộ Ngoại giao Nga cũng đưa ra những lời chỉ trích Mỹ làm leo thang căng thẳng tại Trung Đông với những cáo buộc nhằm vào Iran trong những sự cố nghi là tấn công nhằm vào các tàu chở dầu ở Vịnh Oman hôm 13-6, đồng thời cảnh báo không nên vội vàng trong việc quy kết trách nhiệm.

Trong một tuyên bố đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đổ lỗi cho Tehran về các vụ tấn công, Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ quan điểm "nỗi ám ảnh Iran" của Mỹ đã thổi bùng căng thẳng "một cách giả tạo", đồng thời kêu gọi các bên liên quan kiềm chế. Ngoài ra, Moscow cũng bày tỏ sự biết ơn đối với Iran vì nỗ lực cứu nạn 11 công dân Nga, những người thuộc thủy thủ đoàn trên một trong những tàu chở dầu bị tấn công.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc Iran đứng đằng sau vụ tấn công. (Nguồn: Getty Images)

Trong khi đó, Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ, đang hoạt động khu vực vùng Vịnh, đã đưa ra thông báo cáo buộc Iran đứng sau vụ tấn công này. "Các con tàu đã bị tấn công bằng thủy lôi và chỉ có những lực lượng hải quân chuyên nghiệp mới có cách thức và vũ khí tấn công như vậy. Không một nhóm cướp biển nào có thể tiến hành tấn công như thế".

Động thái gây hấn trước đó của Mỹ

Kể cả khi chưa có vụ tấn công nhằm vào tàu chở dầu của Na Uy và Nhật Bản gần eo biển Hormuz hôm 13-6, tình hình Vùng Vịnh đã căng thẳng như thùng thuốc súng sắp phát nổ.  Quan hệ Mỹ-Iran ngày càng "căng như dây đàn", nguy cơ nổ ra xung đột trên biển, xuất phát từ một số động thái gây hấn gần đây của Mỹ.

Cụ thể:

Thứ nhất, ngày 8-4-2019, Tổng thống D. Trump quyết định liệt kê Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vào danh sách khủng bố. Các động thái này của Mỹ bị hầu hết các nước trên thế giới phản đối do vi phạm các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế, ngoại trừ một số nước có thù địch với Iran như Israel, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Bahrain.

Một tàu chở dầu đang bốc cháy trên vịnh Oman hôm 13-6-2019. (Nguồn: AP)

Thứ hai, ngày 22-4-2019, Tổng thống Mỹ D. Trump đã quyết định không gia hạn miễn trừ các lệnh trừng phạt dầu mỏ Iran đối với một số quốc gia. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 2-5-2019. Việc không gia hạn này có nghĩ là Mỹ cũng sẽ trừng phạt bất kỳ quốc gia nào mua dầu của Iran mà không có ngoại lệ. Quyết định này nhằm mục đích "đưa xuất khẩu dầu của Iran về con số 0". Ngoại trưởng Mỹ khẳng định, lệnh trừng phạt này sẽ được duy trì tới chừng nào Tehran chịu ngồi vào bàn đàm phán.

Thứ ba, hồi tháng 5-2018, Mỹ đã đơn phương rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân (JCPOA) giữa Iran và nhóm P5+1 (Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức). Tháng 9-2018, Mỹ tiếp tục đưa ra các biện pháp trừng phạt, trong đó có việc cấm xuất khẩu dầu mỏ đối với Tehran (8 quốc gia và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Ấn Độ, Italia, Hy Lạp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (TQ) và Thổ Nhĩ Kỳ được Mỹ miễn trừ tạm thời, có nghĩa là được nhập khẩu dầu Iran đến một thời điểm nhất định).

Trước những động thái của Mỹ, Bộ Ngoại giao Iran tuyên bố tố cáo các biện pháp trừng phạt của Mỹ là "bất hợp pháp", coi quyết định của Mỹ là không có giá trị pháp lý, khẳng định sẽ tiến hành tham vấn với các đối tác để chống lại quyết định của Mỹ. Trong buổi họp báo hôm 20-5-2019, cơ quan hạt nhân Iran nhấn mạnh, Tehran chưa vi phạm thỏa thuận hạt nhân năm 2015 ký với 6 cường quốc hạt nhân, Iran cũng chưa tăng số máy ly tâm - loại máy cần thiết để làm giàu uranium. Trong khi đó, Tư lệnh IRGC, Đô đốc Alireza Tenksiri đe dọa Tehran sẽ đóng cửa eo biển Hormuz trong trường hợp Iran không được sử dụng con đường thủy này.

Toan tính của Mỹ

Chính quyền Mỹ tiến hành áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt Iran, đe dọa quân sự nhằm mục đích buộc Iran ngừng phát triển tên lửa đạn đạo, hủy bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, chấm dứt đe dọa các đồng minh của Mỹ ở khu vực (trước hết là Israel và Saudi Arabia) và hòng tìm cách kiểm soát eo biển Hormuz (tuyến đường biển chiến của thế giới đang do Iran kiểm soát), ép Iran phải tuân theo luật chơi của Mỹ tại khu vực.

Về chính trị, thông qua các lệnh trừng phạt kinh tế, chơi rắn bằng quân sự, Mỹ muốn gây sức ép tối đa buộc Iran chấm dứt các hoạt động nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình tại khu vực Trung Đông, đặc biệt là ở Syria, Lebanon, Iraq, Yemen, Qatar... Mục tiêu cuối cùng của Mỹ là "thay đổi chế độ Hồi giáo Iran".

Eo biển Hormuz (Nguồn: PressTV)

Về kinh tế, Tổng thống D. Trump đang tìm mọi cách để phá hoại nền kinh tế Iran, cô lập và ngăn cản không cho nước này xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Liên minh châu Âu (EU), buộc Iran phải ngồi lại vào bàn đàm phán với Mỹ ở thế yếu về JCPOA, chương trình tên lửa đạn đạo và chính sách khu vực. Đồng thời thông qua các biện pháp trừng phạt Iran, Mỹ cũng muốn tập hợp lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của các nước Arab trong cuộc đối đầu với Tehran.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ chắc chắn sẽ làm "xấu đi" tình hình kinh tế của Iran. Sau khi Mỹ rút khỏi JCPOA tháng 5-2018, đến tháng 11-2018, đồng nội tệ Rial của Iran mất giá 70%. Quyết định trừng phạt của ông D. Trump buộc Iran phải tìm cách tăng cường quan hệ với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, EU và một số quốc gia khác.

Theo các chuyên gia quân sự, trong bối cảnh khu vực và cán cân so sánh lực lượng hiện nay, Mỹ ít khả năng đối đầu quân sự trực tiếp với Iran. Bởi lẽ, nếu tiến hành chiến tranh với Iran lúc này, Mỹ sẽ phải đối đầu trực diện không chỉ với quân đội Iran mà còn với các quân đoàn IRGC tinh nhuệ, được trang bị các loại vũ khí hiện đại, sẵn sàng tử vì đạo. Đẩy Iran vào con đường cùng, trong tình thế không còn gì để mất, người Iran sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước và "phẩm giá" dân tộc của mình.

Nguy cơ bùng nổ xung đột vũ trang giữa Mỹ và Iran đang "treo lơ lửng" trên Vùng Vịnh. Nếu chiến tranh nổ ra, tuyến đường biển qua eo biển Hormuz sẽ bị gián đoạn, giá dầu có thể bị đẩy lên mức cao đỉnh điểm (thậm chí lên tới 200USD/thùng), nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vụ tấn công các tàu chở dầu là mối đe dọa đối với an ninh và hòa bình quốc tế, nhưng xử lý không khéo vụ việc này có thể dẫn đến những hậu quả thảm khốc với khu vực Vùng Vịnh và thế giới.

Giới quan sát quốc tế cho rằng, cuộc khủng hoảng Mỹ-Iran hiện nay chỉ có thể giải quyết bằng "thương lượng hòa bình". Dù có những động thái hết sức căng thẳng, nhưng cả 2 bên vẫn "để ngỏ" cánh cửa đối thoại, đây là dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, đến nay giữa hai bên vẫn chưa có quan điểm thỏa hiệp.

Iran là một trong những nước lớn ở khu vực, do đó muốn xây dựng một Trung Đông hòa bình, ổn định và thịnh vượng, nhất thiết phải có sự đóng góp của họ. Ngược lại, nếu một Iran luôn bị chèn ép quá mức có thể dẫn đến những hệ quả không lường. Đây là một vấn đề mà Mỹ cần lưu ý trong việc triển khai các chính sách ở Trung Đông nói chung và trong quan hệ với Iran nói riêng.

Nhất Tuệ (Theo TASS, Sputnik, RT, RISS)
Nguồn: anninhthudo.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.