Chuyên mục
Putin đang đu trên dây
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Putin đang đu trên dây

Chủ nhật 29/09/2013 00:15 GMT + 7
Trong chiến cuộc Syria, lãnh đạo Nga đã "trên cơ" hơn hẳn với Tổng thống Mỹ Obama. Tuy nhiên giờ đây khi làm chủ cuộc chơi, danh tiếng và vị thế của Putin lại giống như đang đu trên dây. 

Hãy tưởng tượng ra một bức màn đen tối, khói lửa chiến tranh đẫm máu và một cánh chim bồ câu trắng. Một số bước ngoặt chiến tranh khiến nó vút bay lên trời cao nhưng tiếng nổ tên lửa có thể làm nó lao sầm xuống mặt đất. Và có ngã xuống, nó vẫn đập cánh, mê hoặc bởi niềm hy vọng.

Trong suốt cuộc nội chiến kéo dài liên miên ở Syria, các nhà lãnh đạo Nga và Mỹ cùng chia sẻ mối quan tâm sâu sắc về khả năng sử dụng, khả năng mất kiểm soát với thứ vũ khí hóa học chết người của chính phủ Bashar Assad. Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Barack Obama đã thảo luận về vấn đề này tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở St. Petersburg hồi đầu tháng. Ít nhất 5 năm trong năm qua, các chuyên gia Nga, Mỹ đã trao đổi về các bước đi tiến tới đảm bảo và loại trừ vũ khí hóa học của Assad.

Tuy nhiên, Nga không mấy chú tâm tới các đề xuất của Mỹ trong việc thiết lập sự kiểm soát quốc tế với vũ khí hóa học Syria cho tới khi xảy ra một cuộc tấn công khí sarin quy mô lớn ở ngoại ô Damascus ngày 21/8 và nguy cơ Mỹ oanh tạc tên lửa vòa các khả năng của Assad để ngăn chặn những vụ tấn công vũ khí hóa học tiếp theo nhằm vào dân thường.

 

Những diễn biến nói trên, cùng với ngày càng có nhiều tranh cãi về việc lực lượng Assad có thể tiến hành vụ tấn công 21/8 đã thay đổi các tính toán của Nga.

Giờ đây, Moscow và Washington đã cam kết làm việc cùng nhau trong một cuộc chơi nhằm thiết lập sự kiểm soát quốc tế với vũ khí hóa học Syria và loại bỏ chung trong năm tới dưới sự bảo hộ của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) - tổ chức đa phương thực thi Công ước Vũ khí hóa học ở Hague.

Theo kế hoạch đàm phán của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry cùng tuyên bố đưa ra ngày 14/9, Syria phải kê khai đầy đủ, nhường quyền kiểm soát vũ kho vũ khí hóa học khá lớn của họ trong tháng tới. Vào giữa năm 2014, toàn bộ kho dự tữ gồm các tác nhân hóa học, cơ sở sản xuất, hệ thống phát tán sẽ được loại bỏ một cách an toàn theo giám sát của OPCW.

Kế hoạch này gặp nhiều thách thức và khó khăn, nhưng có thể thực hiện được. Trong đó, Moscow gánh vác một trọng trách cho sự thành công của nó. Danh tiếng quốc tế của Putin giống như đang bị "đu dây". Khiến cho kế hoạch được triển khai phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu Moscow có thể duy trì áp lực với đồng minh của họ - chế độ Assad, khiến họ hợp tác đầy đủ trong tiến trình loại bỏ kho vũ khí hóa học theo đúng lịch trình. Thêm vào đó, Mỹ và Nga sẽ vẫn phải tiếp tục làm việc cùng nhau để vượt qua thách thức chính trị, tài chính và công nghệ đang chờ đợi phía trước.

Trong tuần này, ban điều hành OPCW sẽ phải xem xét những thông tin ban đầu của Assad về các địa điểm chứa vũ khí hóa học Syria, đồng thời phê chuẩn kế hoạch thiết lập sự kiểm soát quốc tế với các kho lưu trữ của Syria. Hội đồng Bảo an LHQ cũng phải nhất trí về một nghị quyết buộc Syria tuân thủ kế hoạch của Nga - Mỹ kể cả cấp quyền tiếp cận không cản trở cho các thanh sát viên OPCW.

Để khiến Syria thực thi đầy đủ cam kết theo Công ước Vũ khí hóa học, Hội đồng Bảo an cần nhất trí rằng, các thành viên phải "hành động nghiêm túc" để Chương 7 Hiến chương LHQ được đảm bảo nếu Assad vi phạm. Nếu không, Mỹ và các chính phủ khác sẽ và tiếp tục bảo lưu quyền sử dụng vũ lực để buộc Syria thực hiện bổn phận.

Sau đó, những công việc thực sự khó khăn mới bắt đầu.

Cả Nga và Mỹ đều biết khá nhiều về kích cỡ và quy mô kho vũ khí hóa học Syria. Lực lượng của Assad được tin là sở hữu khoảng 1.000 tấn tác nhân gây bỏng rộp như khí mù tạt và các chất độc thần kinh gồm sarin và VX. Hệ thống phát tán các khí này của Syria gồm bom, tên lửa đạn đạo, đạn pháo. Mỹ tin rằng có khoảng 40 địa điểm liên quan tới vũ khí hóa học ở bên trong Syria.

OPCW sẽ phải bổ sung các thanh sát viên vũ khí cũng như chuyên gia phá hủy vũ khí hóa học để xác định mức độ chính xác các thông báo, tài liệu kê khai của Syria và bắt đầu nhiệm vụ bảo đảm, phá hủy kho lưu trữ một cách an toàn nhưng nhanh chóng. Gần đây, tổ chức này chỉ có 125 thanh sát viên, giảm so với 200 người trong ít năm trước và họ phải chịu trách nhiệm trên toàn thế giới. Mỹ, Nga và các quốc gia bảo trợ khác sẽ cần phải cung cấp thêm nguồn tài chính cho OPCW đảm bảo công việc cùng với các thiết bị và công nghệ chuyên dụng.

Nga và Mỹ đã nhất trí các bước đầu tiên quan trọng nhất là phải đảm bảo những địa điểm liên quan tới vũ khí hóa học và bắt đầu phá hủy các thiết bị dùng để pha trộn hóa chất, cùng vũ khí phát tán chúng để giảm bớt nguy cơ tấn công vũ khí hóa học với dân thường Syria càng sớm càng tốt. Bước tiếp theo là xác định việc phá hủy. Các kho lưu giữ của Syria quy mô lớn có thể dễ dàng hơn so với những đơn vị bán di động. Vũ khí có thể bị phá hủy trong một hệ thống khép kín đảm bảo. Việc phá hủy sẽ diễn ra từ 9-12 tháng, tuy khó khăn nhưng là thực thi.

Tất cả mọi biện pháp đều đòi hỏi Assad phải hợp tác đầy đủ. Toan tính chi phí - lợi ích của ông này về vũ khí hóa học đã thay đổi. Ông hiểu rằng, chỉ thông qua việc loại bỏ, ông mới có thể tránh đòn trừng phạt quân sự được Mỹ khởi xướng và có lẽ Hội đồng Bảo an cũng ủng hộ.

Tuy nhiên, khả năng Assad có thể cất giấu một số kho vũ khí hóa học như Cựu lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi từng làm trong năm 2004. Sự gian lận như vậy sẽ gây khó khăn cho tình báo Mỹ và Israele. Nó sẽ phụ thuộc vào Nga - nhà cung cấp vũ khí lớn, nhà ủng hộ chính trị của Assad - trong việc đảm bảo ông này sẽ hợp tác đầy đủ để tránh bị can thiệp quân sự. Sự gian lận của Syria sẽ ảnh hưởng xấu tới Moscow.

Những phát hiện gần đây của đội thanh sát viên vũ khí hóa học từ LHQ và OPCW cho thấy bằng chứng sử dụng khí độc thần kinh sarin quy mô lớn cũng như loại hình rocket sử dụng trong vụ tấn công. Bằng chứng này có thể là lý do cáo buộc Assad chịu trách nhiệm về vụ việc. Tuyên bố của Putin và các quan chức cao cấp Nga rằng quân nổi dậy Syria phải chịu trách nhiệm sẽ gây tổn hại cho uy tín của Nga.

Ngay cả khi Moscow không chấp thuận các phát hiện trong báo cáo của LHQ, thì ít nhất Nga cũng phải tán thành nghị quyết của Hội đồng Bảo an lên án việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria là một tội ác chiến tranh và vạch rõ bên phải chịu trách nhiệm.
Nguồn: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.