Chuyên mục
Nga xót xa: INF là bằng chứng châu Âu mất chủ quyền
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nga xót xa: INF là bằng chứng châu Âu mất chủ quyền

Chủ nhật 17/03/2019 06:14 GMT + 7
Những gì xảy ra tiếp theo với châu Âu thời kỳ hậu INF sẽ là minh chứng cho sự mất quyền tự quyết của các quốc gia châu Âu.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko ngày 16/3 đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo "Các vấn đề quốc tế" (International Affairs). Tại đây, Thứ trưởng Grushko đã có những chia sẻ thẳng thắn về kế hoạch của Moscow sau khi Hiệp ước Tên lửa tầm trung INF bị hủy bỏ.

Theo ông Grushko, Moscow sẵn sàng thực hiện các biện pháp đáp trả cần thiết để đảm bảo sự cân bằng trong phạm vi liên quan đến Hiệp ước INF, bao gồm cả việc phát triển những loại vũ khí hiện đại mà trước đây bị hạn chế trong Hiệp ước này.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga nhấn mạnh: "Nga sẽ không triển khai tên lửa ở khu vực thuộc châu Âu chừng nào Washington không triển khai các cơ sở vũ khí của họ ở khu vực này. Nga sẽ đáp trả tương tự với mọi sự khiêu khích, nhưng chúng tôi không phải là kẻ đi khiêu khích".

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga cũng kêu gọi các nước châu Âu cần ngăn cản Washington triển khai tên lửa trên lãnh thổ của họ. Ông Grushko cảnh báo rằng Mỹ sẽ tiến hành chuyên chế quân sự và chi phối địa chính trị với bất kỳ nước nào để họ đặt được căn cứ tên lửa vào lãnh thổ.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko

Từ những gì mà Thứ trưởng Ngoại giao Nga tuyên bố, có thể khẳng định, việc INF bị hủy bỏ là điều chắc chắn sẽ phải xảy ra. Tuy nhiên, những căng thẳng tiếp diễn thế nào, và châu Âu có phải là chiến trường cho một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân hay không, đều thuộc vào các quyết định từ phía châu Âu.

Hiệp ước INF là câu chuyện của riêng Nga và Mỹ, được xác nhận qua tính chât thỏa thuận song phương. Tuy nhiên, nội dung của thỏa thuận này lại liên quan mật thiết đến toàn bộ châu Âu. Bởi tầm bắn của những tên lửa trong INF là không đủ để gây ảnh hưởng đến Mỹ, nhưng toàn bộ châu Âu bị bao phủ trong đó.

Khi Tổng thống Mỹ hủy bỏ INF, giới phân tích đã cảnh báo ba động cơ mà ông Trump toan tính: Lôi Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang mới khiến hao mòn nội lực; Siết chặt đồng minh châu Âu dưới cái ô hạt nhân một lần nữa; Tạo sức ép để hình thành INF đa phương và giảm sức mạnh kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.

Châu Âu có ý thức được các động cơ này của Washington hay không? Câu trả lời là chắc chắn họ nắm rõ mọi bước đi đó, chỉ có điều họ không đủ sức mạnh và sự đoàn kết để phản đối lại ý chí của Mỹ. Sự áp đặt là điều Washington đã quen làm với Châu Âu và ngược lại, chịu áp đặt cũng là một thực tế các quốc gia này quen chịu đựng.

Bản thân Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nói: "Chúng ta cần phải làm mọi việc để có thể duy trì INF". Còn Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh: "INF là an ninh châu Âu, nếu hủy bỏ Hiệp ước này, toàn EU sẽ đứng trước một cuộc chạy đua vũ trang còn khốc liệt hơn Chiến tranh Lạnh".


Mỹ muốn phát động chạy đua vũ trang với Nga

Vấn đề ở đây, châu Âu hiểu họ đang là con tin của Mỹ trong vấn đề INF. Và nếu tiếp tục để Washington lấn tới, tên lửa của quân đội Mỹ sẽ hiện diện tại các quốc gia châu Âu này, và cuộc chạy đua vũ trang cùng chính sách Bên miệng hố chiến tranh sẽ lại được tái hiện một lần nữa.

Như Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu hồi đầu tháng 3/2019: "Chúng ta có dám chắc rằng các quốc gia châu Âu muốn sự hiện diện của tên lửa Mỹ trên lãnh thổ? Chắc chắn là không muốn, nhưng họ lại im lặng. Chủ quyền của các quốc gia sẽ nằm ở đâu? Chắc hẳn nó đã mất một phần khi họ tham gia NATO”.

Đúng như ông Putin nói, quyền tự quyết của châu Âu đã quá suy yếu. Nhưng nó không bắt đầu trong thời gian ngắn, mà phải kể từ khi NATO thành lập, thời điểm mà đối đầu với Liên Xô là ưu tiên sống còn của phương Tây. 

Cho đến nay, Mỹ vẫn đang xây dựng Nga như một nỗi sợ, sự đe dọa từ mấy chục năm trước để áp đặt châu Âu phải nghe theo sự dàn xếp, sắp đặt của mình. Còn bây giờ, châu Âu đang phải tự tìm lại tiếng nói cho mình.

Có thể đó chính là lý do vì sao ý tưởng quân đội chung châu Âu ra đời, là lý do vì sao Nord Stream 2 vẫn phải xây dựng cho bằng được,... Nhưng các nước tại lục địa già này vẫn chỉ đang dò dẫm từng bước đi một.

Đỗ Tú
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.