Chuyên mục
Lục soát máy bay Nga, London chỉ khiến người Anh hoảng sợ
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Lục soát máy bay Nga, London chỉ khiến người Anh hoảng sợ

Thứ hai 02/04/2018 02:03 GMT + 7
Từ những hành xử của chính quyền Anh trong vụ cựu điệp viên nhị trùng bị đầu độc, cho thấy vì kịch bản không kín kẽ nên London ngày càng bế tắc..

Quan hệ Nga-Anh có thêm những dấu hiệu căng thẳng mới sau vụ hải quan Anh lục soát máy bay của hãng hàng không Nga Aeroflot, chuyến bay mang số hiệu SU2583 tại sân bay Heathrow ở London ngày 30/3.

Đại sứ quán Nga tại Anh gọi hành động này là “bất thường”, là “sự khiêu khích trắng trợn”. Sau khi nhân viên hải quan Anh từ chối cung cấp lý do lục soát, phía Nga đã gửi công hàm yêu cầu phía Anh giải thích sự việc.

Trong khi Moscow cho rằng việc lục soát máy bay Nga liên quan đến khủng hoảng ngoại giao Nga-Anh hiện nay, thì Bộ trưởng an ninh nội địa Anh Ben Wallace lại cho biết đây là thủ tục bảo vệ Anh khỏi nguy cơ tội phạm ma túy hoặc có vũ trang.

Lục soát máy bay Nga, London hạ thấp vai trò của ngoại giao nhà nước Anh

Nếu như nhận định của Moscow gây ra mối lo ngại về cuộc khủng hoảng ngoại giao Nga-Anh chưa biết khi nào mới có thể chấm dứt, thì sự phản hổi của London chắc chắn khiến người dân Anh hoảng sợ về an ninh đất nước, an toàn cuộc sống của họ.

Thứ nhất, xét trên giác độ bang giao quốc tế, London đã làm tổn hại thể diện quốc gia  vốn được nhìn nhận là đã có công xác lập hình mẫu ngoại giao nhà nước ngay từ thuở sơ khai - qua hành động kiểu ngoại giao tùy tiện này.

Trong bang giao quốc tế - mà nước Anh có công xây dựng và định hình - ngoại giao là thể hiện cao nhất thể diện một quốc gia, công cụ ngoại giao luôn được cùng để sửa những sai lầm, sơ xuất trong các lĩnh vực khác như chính trị, quân sự hay kinh tế.

Những việc "làm sáng tỏ", "làm rõ thêm", "lấy làm tiếc" hay "nói lại cho rõ"...là những ngôn từ của ngoại giao nhà nước thể hiện ra khi thể diện quốc gia có nguy cơ bị tổn hại, bởi những hoạt động trong các lĩnh vực khác bị lệch chuẩn và gây tiêu cực.

Điều đó cho thấy, hoạt động ngoại giao luôn là thể hiện chuẩn mực của một quốc gia trong bang giao quốc tế, thậm chí ngoại giao còn hiệu chỉnh các lĩnh vực khác để giữ gìn thể diện quốc gia trước bạn bè quốc tế.

Trong lịch sử hàng trăm năm từ thực dân thời cận đại đến đế quốc thời hiện đại, dù là "mẫu quốc" của một hệ thống thuộc địa trải rộng khắp thế giới, chính quyền nhà nước Anh chưa cho thấy sự thô kệch trong bang giao quốc tế.

Từ việc tiếp nhận và trả lại Hồng Kông cho Trung Quốc đến việc xử lý phản ứng của cựu Thủ tướng Australia Paul Keating đề nghị chấm dứt ảnh hưởng của Nữ hoàng  Anh đối với quyền lực tại xứ sở Kangoro, London đều thể hiện sự chuẩn mực.

Từ Nữ hoàng Elizabeth đến bà đầm thép Thacher - những biểu tượng quyền lực tại xứ sở xương mù - đề luôn thể hiện được những sự thanh tao của ngoại giao nhà nước, ngay cả khi tấn công quân sự Agentina trong trận chiến tại đảo Manvinat.

Thủ tướng May ngày càng tỏ ra bối rối trước cùa phản đòn của Tổng thống Putin

Thời Chiến tranh Lạnh, dù rất căng thẳng, nhất khi bộ đôi Reagan-Thatcher xác lập nên cặp bài trùng quyền lực hai bên bờ Đại Tây Dương, London và Washington vẫn giữ được sự cao quý của ngoại giao nhà nước trong cư xử với Moscow.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, kể từ khi ông Robin Cook - một nhà chính trị kỳ cựu và từng là Ngoại trưởng dưới thời chính quyền Thủ tướng Tony Blair - từ chức để phản đối cuộc tấn công Iraq, nền ngoại giao của nước Anh đã bắt đầu lệch chuẩn.

Cũng như Mỹ, ngành ngoại giao của Anh thời hậu Chiến tranh Lạnh không những đã thua kém rất nhiều so với Trung Quốc và nhiều cường quốc khác, mà còn thua kém chính họ trong thời Chiến tranh Lạnh.

Ngành ngoại giao Anh đã không còn bản chất của ngoại giao nhà nước mà là ngoại giao tùy tiện - khi nghi ngờ một thực thể bất minh là tiến hành khám xét, mà quên mất rằng điều đó sẽ đưa chủ thể hành động xuống mức thấp nhất trong ứng xử.

Rõ ràng, chỉ vì mưu đồ chính trị, chính quyền Anh đã bất chấp các quy tắc ngoại giao nhà nước với Nga.

Và khi thực hiện việc lục soát máy bay Nga mà không báo trước hay kết hợp- nghĩa là dùng công cụ thấp kém để xử lý những công việc cao quý.

Thứ hai, xét trên giác độ an ninh quốc gia và đảm bảo an toàn cuộc sống của người dân xứ sở xương mù, hành động của hải quan Anh lục soát máy bay Nga chứng tỏ trình độ của an ninh và tình báo Anh đã xuống thấp tới mức báo động.

Không kết nối an ninh trong giao thông hàng không là mối nguy hại cho người dân và đất nước

Việc khám xét máy bay Nga cho thấy trình độ của an ninh và tình báo Mỹ vẫn còn dừng lại ở mức "phải nhìn thấy", "phải sờ thấy". Điều này khiến cho dư luận quốc tế rất ngạc nhiên trong thời đại của cuộc cách mạng kỹ thuật 4.0

Đặc biệt, nếu đúng như lời Bộ trưởng an ninh nội địa Wallace cho biết việc lục soát máy bay Nga là bảo vệ nước Anh khỏi nguy cơ đe doạ bởi tội phạm ma túy hoặc tội phạm có vũ trang, thì vấn đề không còn là ngạc nhiên nữa, mà đã rất nghiêm trọng.

Xét về quy trình kỹ thuật trong chống tội phạm xuyên quốc gia, trong đó có cả tội phạm hình sự và phá hoại an ninh quốc gia, việc lục soát phương tiện hàng không trước khi bắt đầu hay sau khi kết thúc một hành trình luôn là bước công việc phụ.

Việc đảm bảo cho một hành trình đều do an ninh mặt đất thực hiện và có sự phối kết hợp giữa điểm đi và điểm đến của hành trình đó. Chuyến bay số hiệu SU2583 của Aeroflot phải có phối hợp giữa an ninh Nga và Anh tại Heathrow và Sheremetyevo.

Khi hải quan Anh lục soát máy bay của Aeroflot, chuyến bay số hiệu SU2583 tại sân bay Heathrow mà không báo cho nhà chức tránh Nga biết, điều đó chứng tỏ an ninh Anh, hoặc không tin an ninh Nga, hoặc giữa an ninh Nga và an ninh Anh có vấn đề.

Cả hai tình huống này đều là mối nguy hại với người dân nước Anh, bởi thông qua hành vi này tự nó đã bộc lộ sự bất ổn, mất kiểm soát an ninh nội địa.

Như vậy, với hành động tưởng chừng như có trách nhiệm với người dân, chính quyền Anh lại chứng minh mình vô trách nhiệm. Bởi khi giao thông hàng không giữa Nga và Anh vẫn thông suốt thì an ninh hàng không giữa Anh và Nga phải được kết nối.

Kịch bản của "Điệp vụ Skripal" không hoàn hảo khiến London rơi vào cảnh "thân làm tội đời".

Nếu như lời Bộ trưởng an ninh nội địa Wallace cho biết lục soát máy bay Nga nhằm bảo vệ Anh khỏi nguy cơ đe dọạ bởi tội phạm ma túy hoặc có vũ trang, là che đậy mưu đồ của London trong khủng hoảng với Moscow thì vấn đề còn nguy hại nữa.

Từ những hành xử của chính quyền Anh liên quan đến vụ cựu điệp viên nhị trùng bị đầu độc, giới phân tích cho rằng vì kịch bản không hoàn hảo nên London ngày càng bế tắc và có nhiều hành động lệch chuẩn với chức năng quản lý nhà nước.

Ngọc Việt
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.