Chuyên mục
Đằng sau sự bực bội của Mỹ về S-400 Nga
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Đằng sau sự bực bội của Mỹ về S-400 Nga

Thứ hai 27/08/2018 09:13 GMT + 7
Xu thế hướng tới việc bảo vệ bầu trời trước Mỹ-Phương Tây là yếu tố quan trọng trong cục diện địa chính trị thế giới.


Cho đến lúc này nếu như ai đó còn cho rằng, Mỹ cạnh tranh với Nga thị trường vũ khí thông qua việc cấm vận, trừng phạt bất cứ đồng minh, quốc gia nào mua S-400 của Nga là chưa thấu đáo.

Hiện nay, ngoại từ Trung Quốc chỉ có 4 quốc gia đang có ý đồ ráo riết mua S-400 của Nga là Thổ Nhĩ Kỳ, Arbia Saudi, Iraq và Qatar đều là những đồng minh thân thiện của Mỹ, có căn cứ quân sự của Mỹ trên đó.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm mua S-400 có thể dễ hiểu vì căng thẳng với Mỹ xảy ra bởi 2 nguyên nhân chính trong 2 vụ: đảo chính lật đổ Erdogan và người Kurd Syria. Đây là 2 mâu thuẫn không thể dung hòa của Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Thế nhưng các đồng minh khác của Mỹ, các quốc gia khác thì sao?

Vậy S-400 có gì đặc biệt mà Mỹ đe dọa cả cấm vận, trừng phạt cả thế giới đến thế?

Thứ nhất, về tính chất, S-400 chỉ là vũ khí phòng thủ.

Thứ hai, về tính năng kỹ chiến thuật, S-400 cũng chỉ là tin đồn, chúng chưa thực chiến lần nào và không chắc đã hơn hẳn hệ thống Patriot của Mỹ.

Rõ ràng, ở góc nhìn quân sự thuần túy thì S-400 của Nga không là cái gì khiến Mỹ phải sợ, phải lo…

Tuy nhiên, người Việt Nam có câu “Có tật giật mình” lại rất đúng với Mỹ trong việc giải thích sự cay cú và những quyết định vô lý, oan ức gây ra với S-400 Nga.

Cái “tật” của Mỹ ở đây là quyền lực địa chính trị ở Trung Đông và thế giới bị suy giảm bởi S-400.

S-400 – Vũ khí địa chính trị số 1 thế giới.

S-400 của Nga không chỉ là một loại vũ khí quân sự thông thường mà nó là vũ khí địa chính trị số 1 của thế giới. Biểu hiện 2 vấn đề chính sau đây:

1, Việc không chỉ Thổ Nhĩ Kỳ, Arbia Saudi và Qatar và các quốc gia khác bao gồm đồng minh của Mỹ…có ý định mua S-400 của Nga để bảo vệ không phận của họ đã thể hiện lòng tin chính trị của họ với nước Nga.

Kể từ đây, họ muốn tự bảo vệ mình, tài nguyên của mình không phải từ Nga…

Sự hiểu biết, lòng tin về quân sự - chính trị của các quốc gia Trung Đông với Nga sẽ có một chiến lược chung về dầu khí mà trong đó các khu vực dầu khí, vùng lãnh thổ bảo vệ dưới sự kiểm soát đáng tin cậy của hệ thống phòng không S-400 Nga.

Rõ ràng, trong tương lai sẽ xuất hiện một hệ thống phòng không của các khu vực do Nga lãnh đạo, kiểm soát có thể là Trung Đông hay khu vực nào đó thuộc châu Âu…

2, Phải nhớ rằng nội dung then chốt của chiến lược chiếm lĩnh lãnh thổ và quốc gia của Mỹ là đạt được ưu thế vượt trội trên không. Không có điều này, Mỹ không nghĩ đến bất kỳ chiến dịch quân sự nào. Đó là lý do vì sao Mỹ duy trì 11 tàu sân bay để thực hiện phương án tác chiến chiếm lĩnh bầu trời như chúng ta đã biết…

Đạt được ưu thế vượt trội trên không hoặc chiếm lĩnh vùng trời tác chiến đã không chỉ là một phương án mà trở thành một chính sách, một chiến lược chiếm đoạt thuộc địa kiểu mới mà không cần dùng lực lượng mặt đất của mình của Mỹ.

Sự bảo đảm “bầu trời mở” cho NATO mà chủ yếu là cho không quân Mỹ, chỉ tạo điều kiện cho Mỹ làm chủ, khống chế vùng trời, gây nên sự đe dọa vô cùng to lớn về một cuộc tấn công quân sự cho bất kỳ quốc gia đồng minh nào và quốc gia tân thuộc địa nào nếu trái với ý đồ chính trị của Mỹ.

Đó là “quyền bay” của Mỹ, thực chất là việc bỏ qua chủ quyền của các nước sở tại; đó là cung cấp hệ thống phòng không cho đồng minh thân cận nhưng đều được các trụ sở Mỹ “giúp đỡ” và khi có dấu hiệu ai đó độc lập như Thổ Nhĩ Kỳ chẳng hạn là Mỹ rút ngay lập tức hệ thống Patriot của mình.

Trong khi đó Nga không như thế vì Nga không thể, không có lý do để hạn chế chủ quyền của đối tác, do đó, việc chuyển giao cung cấp hệ thống phòng không hiệu quả cao cho đối tác là rõ ràng, tin cậy theo cách: S-400 trong tay, bạn muốn làm gì tùy bạn!.

Chính sách hạn chế chủ quyền trong lĩnh vực quốc phòng của Mỹ với đối tác, đồng minh, do đó, có tác động cực kỳ tiêu cực, cực kỳ khó chịu đến việc bảo vệ lợi ích của nhà nước ở các quốc gia đó, buộc họ đòi hỏi giải pháp thay thế.

Và, những “giải pháp thay thế” này, không có gì hơn là việc mua lại “chìa khóa của họ lên bầu trời” của chính họ. Đó chính là cần S-400 của Nga.

 Sự hiện diện của S-400 trong tay của các quốc gia đòi chủ quyền đánh bật con bài quan trọng nhất trong kho vũ khí quyền bá chủ, đánh sập vị thế bất tử của sức mạnh không quân Mỹ. Và, rõ ràng, sự hiện diện của các tổ hợp S-400, nhiệm vụ của bộ chỉ huy quân sự Hoa Kỳ không được giải quyết. 

Thật không may cho Mỹ, những khuynh hướng như vậy trong tư duy của các nhà lãnh đạo của nhiều nước trên thế giới đã tìm hiểu đầy đủ ở Nga. Và, sự lo lắng của Mỹ về một trật tự địa chính trị từ S-400 mà ra là có cơ sở.

Tóm lại, khi Mỹ sử dụng chiến lược khống chế làm chủ vùng trời như là một công cụ để cai trị khu vực thì S-400 ngăn cản công cụ đó. Sự ngăn cản đồng nghĩa với trật tự, địa chính trị khu vực tồn tại lâu nay bị phá vỡ. Sự bị vá vỡ đó hạn chế quyền lực bá chủ của người Mỹ.

Làm gì để phá bỏ vị thế S-400 của Nga?

Trước hết, Mỹ phải chứng minh S-400 của Nga chỉ là tin đồn, nó chẳng khác gì hệ thống Patriot của Mỹ.

Thực tế Patriot của Mỹ đã thực chiến tại Arbia Saudi với lực lượng Houthi nhưng…dở ẹc, hoàn toàn mất uy tín. Vấn đề là phải dưa S-400 của Nga vào thực chiến và làm cách nào đó để hạ bệ tin đồn về S-400 của Nga. Và, chiến trường thử lửa không đâu bằng Syria.

Đáng tiếc là trong 2 lần phóng ra hơn 164 quả tên lửa Tomahawk các loại (gồm loại mới đẹp thông minh) trên các phương tiện (máy bay, tàu chiến) từ nhiều hướng, nhưng S-400 Nga vẫn chưa khạc lửa.

Tư tưởng tác chiến của Nga là chỉ khi nào Mỹ đụng đến Nga thì Nga mới đụng đến Mỹ, nghĩa là chỉ khi nào Mỹ phóng tên lửa tấn công vào căn cứ Nga, người Nga thì lúc đó Nga mới đáp trả, nghĩa là lúc đó S-400 có thể được sử dụng.

Tuy nhiên, S-400 không phải chủ yếu là để tiêu diệt tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo…mà nếu như Mỹ tấn công Nga, thì không chỉ bắn hạ tên lửa Mỹ mà Nga, bằng mọi phương tiện, tất nhiên bao gồm S-400 để tiêu diệt nơi nó xuất phát.

Vậy, trong trận tới tại Idlib, Mỹ hãy kiểm tra S-400 của Nga để chứng tỏ thực hư bằng cách dội bom, tên lửa, vào người Nga, căn cứ Nga…

Thứ hai, về phần ngọn, Mỹ phải cải tiến Patriot hiện đại hơn S-400, nhưng như thế vẫn chưa đủ mà về phần gốc, Mỹ phải loại bỏ công công cụ cai trị và quyền bá chủ của mình với đối tác thì các đối tác sẽ không quan tâm đến S-400 của Nga.

Rõ ràng cả 2 điều trên đều rất khó thực hiện với Mỹ, do đó, chỉ có cách thứ 3 là: Những quốc gia nào, kể cả đồng minh mà mua S-400 của Nga sẽ bị Mỹ cấm vận, trừng phạt.

OK! Đây là ưu thế vượt trội của Hoa Kỳ đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới mà Mỹ nên phát huy.

Lê Ngọc Thống
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.