Chuyên mục
Đã 62 lần trừng phạt Nga, sao Mỹ vẫn chưa dừng lại?
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Đã 62 lần trừng phạt Nga, sao Mỹ vẫn chưa dừng lại?

Chủ nhật 11/11/2018 05:18 GMT + 7
Washington đưa ra tối hậu thư cho Moscow hoặc đáp ứng yêu cầu của Mỹ hoặc phải bị trừng phạt, song Moscow rất xem thường cái tối hậu thư ấy...

Từ năm 2011 đến nay, Mỹ đã 62 lần áp trừng phạt Nga và sẽ chưa dừng lại

Ngày 8/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho hay trong vòng vài năm gần đây, tổng cộng Mỹ đã 62 lần áp các biện pháp trừng phạt đối với Liên bang Nga và điều này vẫn sẽ chưa dừng lại.

"Từ năm 2011 đến nay, Mỹ đã 62 lần áp trừng phạt và hạn chế đối với Nga. Thời gian trôi qua, cứ mỗi lúc lại xuất hiện những lý do mới. Chúng tôi hiểu rằng những lệnh trừng phạt mới sẽ còn có thể xuất hiện", Sputnik tường thuật.

Mỹ-phương Tây có ý chí trừng phạt Nga vì Nga thừa kế sự thù địch của Liên Xô.

Như vậy, việc trừng phạt Nga với lý do tái sát nhập Crimea, bị cáo buộc can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine, can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 57 hoặc bị cho liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal, chỉ là những cái cớ.

Mà việc nặn ra cái cớ để trừng phạt Moscow thì không khó gì với Washington và các đồng minh, bởi Nga phải kế thừa sự thù địch của Liên Xô, và theo lời Thủ tướng Medvedev thì Liên Xô từng phải sống chung với trừng phạt trong nhiều thập kỷ.

Đó cũng là lý do cựu Phó Thủ tướng Nga Dmitri Rogozin cho rằng: "Việc trừng phạt sẽ kéo dài mãi. Biện pháp trừng phạt là phản ứng xưa cũ của kẻ thù nhằm gia tăng áp lực đối với chúng ta và chỉ được hủy bỏ khi Nga yếu đuối", theo Kommersant.

Cho đến giờ phút này, có thể khẳng định Mỹ và đồng minh luôn có ý chí trừng phạt Nga trong mọi trường hợp và nền tảng lý luận cho việc trừng phạt Nga đã được xác lập từ lâu, do vậy áp đặt trừng phạt không phải là quyết định nhất thời.

Theo giới phân tích, khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công - một chuyển động chính trị đã hiện thực hoá chủ nghĩa Mác xít dẫn đến ra đời của một thể chế chính trị mới tại nước Nga - ý chí trừng phạt Nga cũng chính thức được phương Tây xác lập.

Điều đó thể hiện rõ nhất qua việc phương Tây để Liên Xô "đi trước về sau" trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít. Khi Tây Âu và Bắc Mỹ mừng Ngày Chiến thắng thì nhiều chiến sĩ Hồng quân vẫn phải ngã xuống trước họng súng quân thù

Khi Liên Xô chưa kịp đứng vững giữa đống đổ nát chiến tranh thì Mỹ và đồng minh đã nhanh chóng tạo thế đối nghịch với việc cho ra đời Cấu trúc an ninh chung Mỹ - châu Âu, mà thực thể đại diện là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Dù không có tấn công quân sự, nhưng rõ ràng việc thành lập NATO, kích hoạt xung đột để tạo thế lưỡng cực và hình thành Chiến tranh Lạnh, thực sự là những chuyển động thể hiện ý trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Liên bang Xô Viết.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng Mỹ vẫn còn kiếm cớ trừng phạt Nga.

Khi Liên Xô tan rã, sự thù địch của phương Tây đối với Liên Xô - cơ sở nền tảng cho việc trừng phạt - đã trở thành “tài sản thừa kế” của nước Nga thời hậu Xô Viết. Vì vậy, chỉ cần có cơ hội là Mỹ và phương Tây sẽ ra tay.

Khi Tổng thống Putin tái sinh sức mạnh Nga, thực hiện những nước cờ giúp Moscow ngày càng chiếm lĩnh nhiều mặt bằng sân khấu chính trị thế giới và thể hiện sức mạnh của nhà nước Nga trong quan hệ đối ngoại, thì cơ hội trừng phạt Nga lớn dần.

Khi Nga thanh toán sòng phẳng "món nợ Kosovo" bằng việc công nhận độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia và đặc biệt là tái sáp nhập Crimea vào Nga, biến Ukraine thành ván cờ tàn, thì điều kiện trừng phạt Nga đã chín muồi nên Mỹ ra tay ngay.

Có thể thấy rằng, dù trừng phạt chính thức bằng áp lệnh trừng phạt hay trừng phạt không chính thức, thì mục đích của Mỹ-phương Tây đều hướng tới việc buộc Liên Xô trước đây và nước Nga ngày nay, phải trả giá từ những hành động của mình.

Khi người Nga tương kế tựu kế thì cái giá phải trả do bị trừng phạt đã được tối thiểu hoà và nước Nga lại trở nên mạnh mẽ hơn. Đây là khiếm khuyết của lệnh trừng phạt, mà thành quả nước Nga đạt được thời cấm vận đã chứng minh điều đó.

Dường như Washington đã nhận ra khiếm khuyết ấy nên quyết luật hoá lệnh trừng phạt Nga, hướng tới việc làm cho nước Nga suy yếu, sụp đổ. Phải thấy rằng đây là một nước đi rất nham hiểm của Mỹ trong việc trừng phạt Nga.

Bởi khi áp lệnh trừng phạt thì có thời hạn, người dân Nga có thể kỳ vọng vào việc dỡ bỏ trừng phạt, song khi luật hoá trừng phạt thì không thể xác định thời hạn, khiến cho người dân Nga có thể thất vọng và hiệu ứng này làm giảm sức mạnh Nga nhanh nhất.

Và thực tế cho thấy, từ sau khi lệnh trừng phạt Nga được luật hoá thì việc bổ sung các biện pháp trừng phạt liên tục được Washington đưa ra dựa trên những lý do hết sức vô lý, buộc hoặc Tổng thống Putin phải nhượng bộ hoặc nước Nga phải sụp đổ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng Mỹ vẫn còn kiếm cớ trừng phạt Nga
Khi Liên Xô tan rã, sự thù địch của phương Tây đối với Liên Xô - cơ sở nền tảng cho việc trừng phạt - đã trở thành “tài sản thừa kế” của nước Nga thời hậu Xô Viết. Vì vậy, chỉ cần có cơ hội là Mỹ và phương Tây sẽ ra tay.

Khi Tổng thống Putin tái sinh sức mạnh Nga, thực hiện những nước cờ giúp Moscow ngày càng chiếm lĩnh nhiều mặt bằng sân khấu chính trị thế giới và thể hiện sức mạnh của nhà nước Nga trong quan hệ đối ngoại, thì cơ hội trừng phạt Nga lớn dần.

Khi Nga thanh toán sòng phẳng "món nợ Kosovo" bằng việc công nhận độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia và đặc biệt là tái sáp nhập Crimea vào Nga, biến Ukraine thành ván cờ tàn, thì điều kiện trừng phạt Nga đã chín muồi nên Mỹ ra tay ngay.

Có thể thấy rằng, dù trừng phạt chính thức bằng áp lệnh trừng phạt hay trừng phạt không chính thức, thì mục đích của Mỹ-phương Tây đều hướng tới việc buộc Liên Xô trước đây và nước Nga ngày nay, phải trả giá từ những hành động của mình.

Khi người Nga tương kế tựu kế thì cái giá phải trả do bị trừng phạt đã được tối thiểu hoà và nước Nga lại trở nên mạnh mẽ hơn. Đây là khiếm khuyết của lệnh trừng phạt, mà thành quả nước Nga đạt được thời cấm vận đã chứng minh điều đó.

Dường như Washington đã nhận ra khiếm khuyết ấy nên quyết luật hoá lệnh trừng phạt Nga, hướng tới việc làm cho nước Nga suy yếu, sụp đổ. Phải thấy rằng đây là một nước đi rất nham hiểm của Mỹ trong việc trừng phạt Nga.

Bởi khi áp lệnh trừng phạt thì có thời hạn, người dân Nga có thể kỳ vọng vào việc dỡ bỏ trừng phạt, song khi luật hoá trừng phạt thì không thễ xác định thời hạn, khiến cho người dân Nga có thể thất vọng và hiệu ứng này làm giảm sức mạnh Nga nhanh nhất.

Và thực tế cho thấy, từ sau khi lệnh trừng phạt Nga được luật hoá thì việc bổ sung các biện pháp trừng phạt liên tục được Washington đưa ra dựa trên những lý do hết sức vô lý, buộc hoặc Tổng thống Putin phải nhượng bộ hoặc nước Nga phải sụp đổ.

Cựu Phó Thủ tướng Nga Dmitri Rogozin cho rằng Mỹ chỉ bỏ trừng phạt Nga khi Nga yếu đuối.

Washington đừng hòng doạ Moscow bằng tối hậu thư.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Moscow đang theo dõi vở kịch diễn ra ở Mỹ xung quanh việc khởi xướng các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga và khẳng định Washington đừng hòng doạ Moscow bằng tối hậu thư.

Điều đó cho thấy Moscow hoàn toàn không chấp nhận nhượng bộ Washington dù bị gia tăng các biện pháp trừng phạt, nghĩa là Mỹ đừng mong chờ Nga yếu đuối. Thậm chí trừng phạt còn là cơ hội cho người Nga thể hiện khát vọng và bản lĩnh của mình.

Như cựu Phó Thủ tướng Rogozin từng khẳng định: "Đối với nước Nga thì chính các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã trở thành cơ hội để người Nga thể hiện những bản tính tự cường tốt nhất, thể hiện khả năng và bản lĩnh tốt nhất".

Có lẽ thành quả mà nước Nga đạt được trong thời cấm vận đã là những minh chứng chính xác nhất cho nhận định của ông Rogozin. Những chỉ số kinh tế và chất lượng tăng trưởng cho thấy dường như người Nga đã dần lãng quên cấm vận.

Việc chiếm lĩnh ngày càng nhiều mặt bằng sân khấu chính trị thế giới, nhất là việc đạo diễn ván cờ Syria và tạo thế đối trọng với Mỹ tại Trung Đông, thì đã chứng minh sức mạnh Nga trong quan hệ đối ngoại không hề giảm đi, ngược lại còn mạnh mẽ hơn.

Cựu Phó Thủ tướng Rogozin còn cho rằng: "Nước Nga có trụ sở chống trừng phạt. Nhiệm vụ chính của nó là làm giảm thiểu hiệu ứng tiêu cực từ trừng phạt đối với việc kết nối và trao đổi lợi ích giữa Nga với các đối tác trên thế giới".

Rõ ràng, người Nga đã chủ động sống chung với trừng phạt, xem trừng phạt là động lực chứ không phải triệt tiêu động lực, từ đó khai thác những hiệu ứng tích cực từ trừng phạt phục vụ cho lợi ích dân tộc, gia tăng sức mạnh quốc gia.

Khi Tổng thống Putin không chịu nhượng bộ giúp cho nội bộ chính trường Mỹ ổn định thì Washington chưa thể hết kiếm cớ trừng phạt Moscow.

Như vậy, Mỹ sẽ không không từ bỏ trừng phạt, bởi lẽ nước Nga không suy yếu và Tổng thống Putin không nhượng bộ. Tuy nhiên còn lý do nữa mà Washington phải tìm mọi cách để có thể trừng phạt Moscow, đó là chính từ nước Mỹ.

Bởi "đối với chúng tôi thì chẳng có gì mới. Chúng tôi hiểu những ẩn ý ở đây, điều này liên quan tới chính sách răn đe của Washington và đương nhiên là với cả mớ những vấn đề chính trị nội bộ ở Mỹ", theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Zakharova

Hiện nay, "hội chứng sợ Putin" đang làm cho chính trường nước Mỹ đang chao đảo, còn "hiệu ứng ngưỡng mộ Putin" đang góp phần nới rộng sự lệch pha giữa đời sống chính với đời sống xã hội tại xứ cờ hoa.

Rõ ràng xoá bỏ hội chứng, làm giảm hiệu ứng là yêu cầu quan trọng nhất với chính giới Mỹ lúc này và trừng phạt Moscow, buộc Nga phải sụp đổ - Putin phải gục ngã là khả dĩ nhất. Song Washington bị động trong tình huống này nên không hiệu quả.

Vì vậy, Washington đã phải đưa ra tối hậu thư cho Moscow, hoặc đáp ứng yêu cầu của Mỹ hoặc phải bị Washington trừng phạt, nhưng Moscow nhận ra mớ bòng bong của nội tình nước Mỹ phía sau lời doạ nạt ấy, nên rất xem thường cái tối hậu thư.

Ngọc Việt
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.