Chuyên mục
Căng thẳng Nga- Ukraine: Các cường quốc tiến thoái lưỡng nan?
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Căng thẳng Nga- Ukraine: Các cường quốc tiến thoái lưỡng nan?

Thứ năm 06/12/2018 09:14 GMT + 7
Khủng hoảng Ukraine không thực sự là một vấn đề của Nga-Mỹ mà là vấn đề của riêng Nga và châu Âu. Tuy nhiên Washington và cường quốc châu Âu lại không hài lòng về cách giải quyết của đồng minh, tờ Daily Sabah nhận định.

Mỹ và châu Âu không hài lòng về cách xử lý khủng hoảng Ukraine của mỗi bên.

Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina đã trở nên nổi bật bằng cuộc tranh luận về hai vấn đề khó đoán của chính trị quốc tế: Tương lai quan hệ Mỹ với Nga và Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng ở Ukraine chủ yếu sẽ quyết định tương lai của quan hệ Nga-Mỹ, và sau đó sẽ xác định tương lai của quan hệ Mỹ-Trung.

Trong suốt hội nghị thượng đỉnh, Mỹ và Trung Quốc đã quyết định đặt những bất đồng song phương sang một bên và cam kết sẽ tìm một giải pháp trong tương lai. Với điều này, các bên sẽ có nhiều thời gian và năng lượng hơn để tập trung vào cuộc khủng hoảng Ukraine.

Từ trước đến nay, công chúng đều hiểu rằng, cuộc khủng hoảng Ukraine không bị giới hạn trong một cuộc xung đột lãnh thổ giữa Moscow và Kiev, mà vấn đề cốt lõi trong đó là quyết định bản chất các mối quan hệ giữa Nga và thế giới phương Tây.

Ukraine đã trở thành một sàn đấu giữa Nga và phương Tây vì tham vọng của châu Âu trong việc đưa nước này vào trong tầm ảnh hưởng của mình bằng nhiều cách. Khởi đầu bằng sự hỗ trợ kinh tế, mục đích của EU nhanh chóng trở thành một nỗ lực lôi kéo Ukraine mà không tôn trọng lợi ích cơ bản của Nga.

EU lập luận rằng Ukraine sẽ trở thành một cầu nối giữa châu Âu và Nga nhưng lại không hỏi ý kiến ​​của Mỹ về quan điểm của mình. Washington sau này không muốn Ukraine trở thành một sân chơi riêng của người châu Âu và bắt đầu quá trình đưa Kiev vào NATO.

Nói cách khác, trong khi châu Âu đã sử dụng các công cụ kinh tế và tài chính để gây ảnh hưởng, Mỹ đã sử dụng đòn bẩy mang tính chiến lược.

Nhận thấy rằng Ukraine đang có những thay đổi có lợi, Nga đã quyết định hành động và đưa ra các động thái cứng rắn, buộc các bên phải lùi bước.

Đến ngày hôm nay, Ukraine đang cảm nhận được mối đe dọa hiện tại và đã yêu cầu sự giúp đỡ của NATO. Nếu NATO quyết định ủng hộ Kiev - thông qua một hoạt động giống như Libya - Nga chắc chắn sẽ đáp trả gay gắt và rất có thể Ukraine sẽ không thể giữ được tình hình như hiện tại - nhà phân tích Beril Dedeoğlu viết trên Daily Sabah.

Kiev có thể nhận thức được điều đó và nước này đang cố gắng để chứng minh bản thân đang bị cô lập như thế nào. Nhưng họ chắc chắn biết rằng NATO sẽ không đến để giúp đỡ.

Ý định thực sự của Nga là buộc Pháp và Đức phải lựa chọn giữa Nga và Ukraine.

Mâu thuẫn cơ bản ở đây là: Cuộc khủng hoảng ở Ukraine không thực sự là một vấn đề của Nga-Mỹ, mà là một vấn đề nằm trong trách nhiệm của Nga-Âu. Tuy nhiên, Mỹ và châu Âu không đồng ý về cách xử lý tình hình của đồng minh.

Thực tế, Mỹ đang yêu cầu châu Âu phải sát cánh với lập trường của Washington và không có một chính sách độc lập nào đối với Nga. Về phía mình, người châu Âu lại cố gắng đưa ra chiến lược riêng trong việc ứng phó Moscow mà không muốn hoàn toàn nghe theo Mỹ. Sau này, sự cố chấp giữa hai bên đã gây chia rẽ liên minh phương Tây và làm trầm trọng thêm các bất đồng nội tại hiện có.

Sau Hội nghị thượng đỉnh G20, Nga tuyên bố hứng thú với khuôn khổ Normandy để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện tại. Nói cách khác, Moscow muốn đàm phán với Pháp và Đức về số phận của Ukraine.

"Nhóm Bộ tứ Normandy" được thành lập vào năm 2015 như là một nền tảng phối hợp giữa Moscow, Kiev, London và Paris. Nhưng hiện tại, nền tảng này không có khả năng điều phối bất cứ thứ gì, nhà phân tích Beril Dedeoğlu nhận định.

Trên thực tế, ý định thực sự của Nga là buộc Pháp và Đức phải lựa chọn giữa Nga và Ukraine. Rõ ràng, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng muốn biết kết quả của sự lựa chọn này giống như Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Hai nhà lãnh đạo Trump và Putin không hề tỏ ra mâu thuẫn. Họ thể hiện mục tiêu của mình; họ cung cấp thông điệp rõ ràng, đơn giản và không ai có thể hoài nghi về việc những người đứng đầu Nga-Mỹ có thể làm bất cứ điều gì để đạt được mục đích mong muốn.

Đối với Pháp và Đức, mọi thứ hơi khác một chút. Họ truyền đạt những thông điệp mâu thuẫn và không bao giờ thể hiện rõ ràng những gì bản thân muốn đạt được một cách chiến lược.

Nga và Mỹ đã chán ngán với các chính sách mơ hồ của châu Âu và bây giờ hai nước đang yêu cầu sự rõ ràng. Đó là lý do tại sao hai nước buộc phải đưa ra các quyết định mang tính cưỡng chế.

Có vẻ như các cường quốc lớn không còn muốn chấp nhận các quốc gia thiếu quyết đoán. Nói cách khác, những gì đang đe dọa người châu Âu đang lớn hơn cả khủng hoảng Ukraine.

Có lẽ hiện nay người dân ở châu Âu đã hối hận về chính sách ruồng rẫy Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi EU. Đến hiện tại, họ lại bị mắc kẹt giữa Nga và Mỹ một lần nữa.

Quốc Vinh
Nguồn: nguoiduatin.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.