Chuyên mục
Lao động nhập cư ở Nga đi vay nặng lãi
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Lao động nhập cư ở Nga đi vay nặng lãi

Thứ sáu 22/06/2012 11:15 GMT + 7
Báo MK ngày 20-6 có bài viết về vấn đề người lao động nhập cư ở Nga "đi vay nặng lãi".



Tại St. Petersburg đang bùng nổ hiện tượng lao động nhập cư từ Trung Á đi vay tiền không cần thế chấp. Chủ cho vay là công ty “Mol Bulak Ru”, một quỹ tín dụng “mini” do người Kirghiz lập ra. Mỗi ngày có từ 50-100 lao động Tadjik và Uzbek lũ luợt kéo đến văn phòng “Mol Bulak Ru”.
 
Ngân hàng Nga không cho phép lao động nhập cư vay tín dụng. Điều này thật dễ hiểu – độ mạo hiểm rất cao, không ai biết được người đi vay thu nhập ra sao, thêm vào đó họ có thể rời nước Nga bất cứ lúc nào.

Trước đây, lao động nhập cư từ Trung Á vẫn vay tiền lẫn nhau, giữa những người đồng hương của mình. Nhưng vào năm ngoái một công ty Kirghizia xuất hiện tại St. Petersburg, mở văn phòng và rót những đợt “mưa vàng” lên đầu người lao động nhập cư.
 
Có rất nhiều lao động nhập cư đến Petersburg không một xu dính túi đã phải dựa vào lòng “hảo tâm” của ông chủ quỹ tín dụng, không cần thế chấp, không cần bất kỳ một giấy chứng nhận nào cũng có thể vay được 40 – 50 nghìn rúp.

Việc phải gánh và trả tiền nợ không làm cho người đi vay sờn lòng. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng họ có thể kiếm được đủ tiền trang trải nợ nần khi làm việc trong một thành phố lớn như St. Petersburg. Nhưng đa số phải vay tiền vào những lúc hoàn toàn không có lối thoát, như khi mua quyền lao động hay vé về nước. 

Để tìm được văn phòng của công ty cung cấp tín dụng cho lao động nhập cư ở St. Petersburg là chuyện thật sự không dễ dàng: không có bảng thông cáo, không có bảng chỉ dẫn nào về công ty được treo trên đường phố. Chỉ có một tấm biển khiêm tốn với dòng chữ “Mol Bulak Ru. Nguồn tài chính đáng tin cậy”. Lao động nhập cư đến được đây chỉ qua sự giới thiệu của những người đồng hương. Đặc biệt họ phải đến đây từng nhóm 4 người. Đây là điều kiện để nhận được tín dụng. Cả 4 người đều phải cùng "gánh" món nợ này.

“Nếu có người nào đó không thể trả nợ thì những người khác phải trả thay. Hiện nay chúng tôi cho vay tối đa 40 nghìn rúp, 6% một tháng” – anh quản lý người Kirghiz cho phóng viên báo “Sự thật đoàn viên” (MK) biết. 

Như vậy, mỗi năm tiền lời là 72%. Có nghĩa là khi vay 40 nghìn rúp, sau một năm phải trả lại gần 70 nghìn.

Tiền lãi cao, nhưng nhiều người dân Trung Á ở Nga vẫn phải chấp nhận vì không cơ quan nào khác có thể cấp cho họ tín dụng, ngoài công ty của người Kirgiz này. Còn người đi vay chủ yếu là công dân Uzbekistan hay Tadjikistan. Một người vay tiền, cả nhà trở thành con nợ.
 
Qũy tín dụng chia khách hàng thành 6 cấp. Sau khi trả món nợ đầu tiên đúng hạn, khách sẽ được nâng lên cấp 2 và được vay số tiền lớn hơn 20 nghìn rúp, và tiền lãi cho cấp cao nhất chỉ 3% một tháng. 

Việc kinh doanh thành công đến đâu anh quản lý Kirgiz không cho biết, chỉ mỉm cười nhếch mép. Rõ ràng, mọi việc đều trôi chảy. Họ có cả bộ phận an ninh riêng để tìm con nợ và đòi món nợ đó.

Người trong công ty còn kháo nhau rằng họ đang nghĩ đến chuyện thành lập công ty đòi nợ. Mỗi con nợ đã được ba người khác “bảo lãnh”. Ngoài ra, qua các cơ quan quản lý di trú công ty còn có thể kiểm tra hộ chiếu, thẻ di trú của người đi vay. Trong văn phòng công ty còn treo hẳn một tấm bảng dán hình ảnh của những kẻ cư trú, lao động bất hợp pháp nhưng vẫn có ý định vay tiền.

“Việc kinh doanh của chúng tôi rất hợp pháp” – đại diện công ty khẳng định.

Tuy nhiên, Hội đồng hương người Uzbek tại St. Petersburg vẫn chưa thể tin vào điều đó, khi việc đi vay nặng lãi ngày càng phổ biến trong giới lao động nhập cư và thường đẩy con nợ đến con đường phạm tội. Có tin đồn trong tháng tư, tháng năm vừa qua mấy lao động nhập cư phải tự tử vì nợ nần. Tuy nhiên thông tin này vẫn chưa được chính thức kiểm chứng.
 
Những số liệu thống kê (theo MK)

Cả thành phố ngồi trên đống nợ

Qũy tín dụng “Mol Bulak Ru” họat động mạnh trên quê hương của mình. Cho đến nay công ty này vẫn cho người dân Kirghizia vay lãi.

Theo người lãnh đạo phong trào xã hội “Kutman-Jol”, số lượng người tự tử vì nợ nần ở Kirghizia đang tăng. Chỉ tại thành phố Nar-dưn, trong 2 năm vừa qua đã có 11 con nợ tự tử.

Theo số liệu chính thức, gần 90% dân chúng Nar-đưn là khách hàng của các quỹ tín dụng. Tiền lãi khá cao – khoảng 24-70% mỗi năm. Trung bình, mỗi người dân có 2 khoản nợ. Có người còn vay đến 5-8 khoản. Gần 30% người đi vay không có khả năng thanh toán nợ nần.

Theo số liệu thống kê của các chuyên gia, không một vụ tự tử nào được khởi tố hình sự vì không thể chứng minh được hành vi phạm tội của các quỹ tín dụng, dù cho có thư tuyệt mệnh để lại.

T.T

Nguồn: mk.ru
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.