Chuyên mục
“VietCafe” – đại sứ ẩm thực Việt tại Nga
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

“VietCafe” – đại sứ ẩm thực Việt tại Nga

Thứ hai 31/03/2014 16:10 GMT + 7
Mùa hè ở Matxcơva là khoảng thời gian dành cho những lễ hội ngoài trời khác nhau, khi ta có thể thưởng thức những món ăn dân tộc của các nước khác nhau. Những năm gần đây tại những sự kiện rất được ưa chuộng như vậy đại diện ẩm thực Việt Nam thường là ““VietCafe””. “Viet-cafe”là chuỗi nhà hàng của ẩm thực Việt Nam duy nhất ở nước Nga. Mạng lưới này gồm 16 nhà hàng bề thế tại Matxcơva và Ryazan, còn vào mùa xuân năm nay đã khai trương thêm nhà hàng đầu tiên tại Kazakhstan, tọa lạc ở thành phố Almata. ¼ tổng số là nhà hàng ăn nhanh. Trong kế hoạch của chủ sở hữu mạng lưới là hoài bão mở rộng cơ ngơi đến các thành phố khác ở Nga và các nước SNG.



Qua mỗi năm, ngày càng đông người Nga sang Việt Nam trong kỳ nghỉ và trở thành fan nhiệt thành của ẩm thực Việt Nam – những món ăn ngon lành, nhẹ nhàng, phong phú hải sản và rau quả, cách chế biến tinh tế và tô điểm bằng “bó hoa” tổng hợp các loại gia vị Đông Nam Á. Nhân đây phải nói luôn rằng, theo quan điểm của tạp chí Mỹ uy tín «The Forbes», Việt Nam chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách các nước có nền ẩm thực hấp dẫn nhất đối với những người sành ăn.

Tại thủ đô Nga, có một số nhà hàng cung cấp món ăn Việt Nam chính hiệu – “Vị Sen”, “Sông Lam”, “Sông Hương”, “Sài Gòn”, “Quán Nem”. Mỗi nhà hàng đều có đặc thù riêng của mình. Nhưng có nét chung là những nhà hàng này được biết đến chủ yếu là trong cộng đồng Việt cũng như những người Nga có liên quan đến Việt Nam. Riêng "VietCafe" hiện naycó mặt tại nhiều điểm ở Matxcơva và như quy luật, các nhà hàng ăn nhanh của mạng lưới thường bố trí trong các trung tâm mua sắm lớn của thủ đô Nga. Các vị khách hàng đến trung tâm thương mại, nếm thử món Việt rồi đâm mê và chia sẻ thông tin cho bạn bè người quen của họ về một nơi chốn mới mẻ và thú vị để thưởng thức ẩm thực phương xa.

Bí quyết thành công của "VietCafe" là gì? Các nhà báo nêu câu hỏi này với anh Nguyễn Trí Dũng, người tạo lập mạng nhà hàng và là một trong những đồng sở hữu "Viet Cafe".

Sau khi nói những lời chân thành tri ân quê hương Việt về truyền thống văn hóa ẩm thực độc đáo như là nền tảng thành công cho những kiều bào xa xứ kinh doanh nhà hàng, doanh nhân trẻ nói tiếng Nga và tiếng Việt thoải mái như nhau chia sẻ với các đại diện Đài "Tiếng nói nước Nga" bằng tiếng mẹ đẻ: “Chúng tôi không xây dựng thực đơn nhiều món và phức tạp, thường cần rất nhiều loại thực phẩm lạ và hiếm. Món ăn của chúng tôi đơn giản mà ngon lành. Toàn bộ nguyên liệu đều được mua ở Nga, ngoại trừ những gia vị Việt Nam thì chúng tôi được cung cấp từ trong nước gửi sang. Do đó, giá thành ở chỗ chúng tôi khá phải chăng. “Vua bếp” Trần Mạnh Hùng của chúng tôi thường xuyên về Việt Nam, tìm hiểu những món ăn mới mà nguyên vật liệu có thể mua ở Matxcơva, chế biến và bổ sung vào thực đơn. Nói chung cứ 7-8 tháng thì thực đơn của chúng tôi thay đổi khoảng 1/3, và khách hàng của chúng tôi, 99% là người Nga, lại có dịp làm quen với ẩm thực phong phú và hấp dẫn của Việt Nam”.

Về chuyện ở "VietCafe" có gì khiến khách hàng ưa thích, ta có thể thấy qua những nhận xét đánh giá công bố trên site của nhà hàng. Chẳng hạn, đây là một ý kiến: “Tất cả mọi thứ đều rất ngon! Và quan trọng nhất là y như ở Việt Nam. Tôi đã bay đến đất nước này không ít lần trong hai chục năm nay và tôi có thể khẳng định như vậy. Cảm ơn các đầu bếp đã chế biến những món ăn truyền thống. Rất, rất ngon!"

Trong cuộc trò chuyện ngắn với các nhà báo, một vị khách quen của nhà hàng cũng tán đồng với ý kiến trên. Chị Larisa nói: “Ở đây có những món ăn rất ngon, trong khung cảnh thoải mái và trang trí nội thất đẹp mắt. Những món Việt ưa thích của tôi là súp tom yum, sò, nem rán. Nhà hàng này nấu rất tuyệt”.

Larisa thường đến ăn tại "VietCafe", sau khi biết thông tin về nhà hàng này qua bạn bè trên mạng xã hội VKontakte. Nhà hàng có đăng quảng cáo trên các báo và tạp chí, nhưng theo anh Nguyễn Trí Dũng, thời gian gần đây cách quảng cáo hữu hiệu hơn cả là trong các mạng xã hội.

“Nhiều người đến đây sau khi biết về chúng tôi trên Facebook, Twitter hoặc VKontakte, rồi sau đó lại rủ bạn bè tới”.

Tại các nhà hàng của “Viet Cafe” cũng thường có tiết mục biểu diễn của những ban nhạc và nhân vật nổi tiếng của giới truyền thông Nga. Mạng lưới “Viet Cafe” tham gia những đề án từ thiện, giúp đỡ trẻ mồ côi, xây dựng sân chơi cho thiếu nhi và chiêu đãi các cựu chiến binh nhân Ngày Chiến thắng.

Các vị khách đều ghi nhận chất lượng phục vụ tốt trong các nhà hàng của "VietCafe". Toàn bộ nhân viên của nhà hàng là công dân các nước SNG, chỉ có đầu bếp là người Việt Nam, trong mỗi nhà hàng có 2-3 công dân Việt Nam, kể cả “vua bếp”.

Anh Nguyễn Trí Dũng chia sẻ: “Đưa người lao động từ Việt Nam sang là việc chẳng dễ dàng, làm thủ tục không đơn giản, giấy mời làm việc chỉ có giá trị trong hạn một năm. Trong khi đó, những người phục vụ biết tiếng Nga, tiện lợi hơn cho công việc”.

Đến cuối năm nay cơ sở của "Việt Cafe" sẽ xuất hiện ở thủ đô London của Vương quốc Anh. Còn với Nga như quê hương thứ hai thì chủ sở hữu mạng nhà hàng này cũng không giấu kế hoạch đầy kỳ vọng.
Doanh nhân trẻ Nguyễn Trí Dũng tuyên bố: “Trong vòng 5 năm tới, chúng tôi dự kiến tăng số lượng các nhà hàng đến 200 điểm. "VietCafe" sẽ hiện diện ở những địa điểm đẹp nhất của các thành phố Nga”.

Xin chúc những thành công mới và hy vọng rằng "VietCafe" sẽ trở thành đại sứ chân chính của ẩm thực Việt tại nước Nga.
Nguồn: vietnamese.ruvr.ru
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.