Chuyên mục
Nhớ nhà thơ lãng tử Nguyễn Đình Chiến
BÌNH LUẬN
Tôi cùng tuổi và cùng thời trận mạc như anh Chiến nên đọc thơ anh tôi thấm và thấy THẬT vô cùng. Từ thực tế sống chiến...
vinh biet nha tho nguyen dinh chien , xin gui loi chia buon sau sac den gia dinh
That Tiec Thuong Vo Han , Va nho Anh ngay nao con vui vay ben nhau Nay thoi gian va khong gian cach tro , Tuong se con...

Nhớ nhà thơ lãng tử Nguyễn Đình Chiến

Thứ sáu 07/02/2014 10:22 GMT + 7
Tin nhà thơ Nguyễn Đình Chiến mất đúng vào chiều 29.1.2014 cũng là chiều 29 Tết (lịch tháng này âm dương trùng nhau), làm tôi bần thần, lòng nhói lên một nỗi buồn tiếc thương khó nói nên lời…



Giọng của chú em Nguyễn Đình Hoàng (Hoàng “Nems”) báo tin như vẫn còn phảng phất bên tai: “…anh đã biết tin gì chưa? Anh Nguyễn Đình Chiến mất rồi…” , “Sao? Nguyễn Đình Chiến mất rồi sao? Sao lại đột ngột thế? Lẽ nào…”

Trong giây phút, những hình ảnh về Nguyễn Đình Chiến ngày nào cứ lần lượt hiện về trước mắt tôi như một cuốn phim chầm chậm trôi…Hồi đó tôi còn làm việc ở ốp (chung cư) Saliút 2, số nhà 20/25 đường Dobroliubova. Chiến ào vào như một cơn gió, mái tóc bồng bềnh lượn sóng đẹp một cách lãng tử. Khuôn mặt hồng hào luôn cười tươi, vẻ phúc hậu. Miệng rất rộng (mà sang) và từ đó những vần thơ cứ ào ào tuôn chảy…Phải nói Chiến có tài thuyết khách (bọn con gái không mê mới là lạ? )

Chiến ngồi đọc thơ hay đến nỗi tôi còn “mê” huống chi bọn khách khứa của tôi? Trong đám họ, ai cũng chẳng muốn ra về…Không chỉ có đọc thơ, Chiến còn trò chuyện trên trời dưới đất như thôi miên, như ma thuật làm cái đám “con chiên” kia có thể quên hết cả sự đời đang khốn khó xung quanh! Đó cũng là ấn tượng ban đầu khó quên của tôi về nhà thơ lãng tử Nguyễn Đình Chiến.

Tôi mến ở Nguyễn Đình Chiến còn vì cũng từng là phóng viên và cũng từng là một người lính! Có điều Chiến “oai” hơn tôi nhiều. Là một chính trị viên tiểu đoàn, lăn lộn vào Nam ra Bắc, sang Lào, Campuchia, lên biên giới phía Bắc…lăn lộn nếm trải đủ mùi súng đạn bom rơi máu đổ. Một con người xông pha trận mạc coi cái chết nhẹ tựa lông hồng! Mà thơ phú thì vẫn như dòng suối trong mát ngọt lành tuôn cho đời…

Sau này thi thoảng có việc Chiến lại tạt vào chỗ tôi đàm đạo. Và rất lạ, hễ thấy bóng dáng Chiến vào là “đám khách quen” của tôi từ đâu cũng lân la tới và nở nụ cười xã giao chỉ lúc này mới có: “Anh ạ, cho bọn em ngồi nghe anh Chiến nói chuyện tí…" ( chết chửa, chỗ anh làm việc mà các chú lại cứ ngỡ là câu lạc bộ văn học nghệ thuật thế này? bụng nghĩ vậy chứ chúng nó miệng xởi lởi nhưng đít thì đã đặt vào ghế rồi…). Cũng vì vậy mà nhiều khi tôi mất khách hàng đấy! Thấy trong cửa hàng đông vui thơ ca bay bổng, khách họ chẳng nỡ vào…

Chiến vui vẻ, nhiệt tình, hào phóng ban phát “nàng thơ” cho đám con chiên đang miệt mài nghe say như điếu đổ. Tôi cũng rất khoái nghe Chiến nói. Những lúc hứng lên, chúng tôi tạt vào mấy cái quán ăn trong ốp (chung cư) ở tít trên tầng 5 làm bát tiết canh, đĩa lòng lợn, nhâm nhi chén ruợu vodkal cay nồng…để quên trời quên đất! Quên luôn ngoài kia tuyết vẫn rơi rơi…Cái sướng của kẻ đọc thơ, người nghe thơ trong không gian lãng đãng chiều mưa tuyết bay vần vũ ngoài song cửa kính…thật không gì thi vị bằng?

Bẵng đi một dạo Nguyễn Đình Chiến mất hút? Rồi lại xuất hiện. Cứ như thể nhân vô ảnh. 

Rồi thời gian trôi đi, mỗi người có những lo toan riêng của cuộc sống nơi đất khách quê người. Tôi không gặp lại nhà thơ Nguyễn Đình Chiến. Nghe đâu Chiến đã trở về Việt Nam, tôi cứ hẫng hụt buồn…vì nhớ cái mái tóc bồng bềnh như sóng lượn, nhớ cái miệng có duyên với dòng thơ tuôn chảy như thác cuộn…

Và chiều nay tin buồn đau chợt ào đến nhói lòng tôi khi cảm thấy như mình đã mất đi một cái gì quý giá? Một nỗi buồn sâu thẳm không có gì diễn tả nổi…mà sao Chiến lại ra đi vội thế? Nàng Thơ của anh vẫn còn đợi ở phía trước mà anh đã vội đi rồi Chiến ơi!

Vĩnh biệt anh nhé, nhà thơ lãng tử tài hoa Nguyễn Đình Chiến, một người bạn cũ của tôi.

Ngoại ô Mátxcơva, mùa Xuân buồn 2014
Võ Hoài Nam
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.