Chuyên mục
Việt kiều Mỹ ăn Tết từ phố Bolsa: Nhớ nhà điên cuồng mà phải nén lòng...
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Việt kiều Mỹ ăn Tết từ phố Bolsa: Nhớ nhà điên cuồng mà phải nén lòng...

Chủ nhật 03/02/2019 10:52 GMT + 7
Tha hương, mỗi khi nghe Tết về mà lòng lại xốn xang. Nhưng có cái gì đó cứ đè nặng lên trái tim của người Việt xa xứ. Mấy ai hiểu được chuyện lòng muốn về quê ăn Tết mà phải... đành thôi ở phố Bolsa (Mỹ).

Mấy ai thực sự để tâm tới nỗi nhớ nhà nhớ quê của những người tha hương, nhất là những ngày tan tác xuân về? Ảnh: Trần Đăng Phương Thảo

Chạy xe đi làm khuya về nghe đài radio rỉ rả quảng cáo:

⁃ Xuân đã về, xuân đã về! Quý vị đồng hương có nhu cầu về Việt Nam xin đặt vé tại văn phòng Bolsa chúng tôi với giá rẻ nhất....

Mới một hai bữa đầu thấy chộn rộn mong Tết ghê. Vô hãng, break time (giờ nghỉ), giờ lunch (ăn trưa), mấy đồng nghiệp bàn tán xôn xao. Ai cũng hỏi nhau tưng bừng:

⁃ Mấy năm rồi chưa về?

⁃ Bên bển còn ai không?

⁃ Năm nay gửi nhiêu về? Gửi áo quần, nước hoa mỹ phẩm, giày, thuốc tây hay iPhone, iPad hông?
Riết thấy phiền.

Thấy nhàm vì luẩn quẩn cũng mấy câu đó ngày qua ngày, cả tháng rưỡi đến hai tháng qua Tết vẫn bàn. Thu mỗi lần nghe, hiếm khi góp chuyện, cứ cúi đầu ăn, uống nước, check phone rồi đi vào lại ca làm việc.


Người Việt ở Mỹ dạo phố mua sắm Tết. Ảnh: Trần Đăng Phương Thảo

Thu qua đây hơn 8 năm, chưa một lần về. Mấy tháng đầu quay quắc, một năm, hai rồi ba năm, nỗi nhớ nhung điên cuồng bắt đầu lắng xuống và vùi gọn trong tâm tư. Nếu không khuấy động, ắt hẳn nó sẽ êm ái ngủ vùi theo những ngày gió đông ướm xuân gắt lạnh lúc về khuya về căn phòng trọ nhỏ nhắn. Nói khó ai tin, Thu còn mẹ ở quê nhà, còn anh trai vợ con, còn em gái đang đi học. Nhưng vài ba lần chộn rộn muốn về, cơ duyên tắt lịm rồi dửng dưng trôi qua như nhai miếng thịt khô bã ra vô vị.

Nhiều chị nhiều anh về Việt Nam chơi, mỗi đợt qua thì tha hồ nói xấu bên đó. Cũng ngộ nghen! Họ kể bên đó hay xin đồ, hay hỏi khéo. Họ kêu đi đâu cũng phải chi tiền tốn kém quá, về có 3 tuần mà gần 7, 8 ngàn đô. Ăn tiêu một phần, mà cho bà con bạn bè nữa nên con số cứ nhảy vọt.

Đi chơi thì phải tiêu tiền chớ! Không lẽ cứ mua vé về bển rồi ở yên ai rủ tới đãi đi ăn thì đi không ở nhà trù trù mặt nặng một đống vậy à? Đi làm thì thôi, chớ ở không là đã tốn tiền rồi, bước ra đường phải đổ xăng, vô quán đi chợ cũng phải trả tiền. Oh please, come on, it is a common sense! (Oh làm ơn, thôi nào, đó là một lẽ thường!)


Cũng đào, cũng mai mà vẫn thấy thiếu thốn. Ảnh: Trần Đăng Phương Thảo

Về Việt Nam khi nào cũng đòi ăn mấy quán ngon và sạch, trái cây loại một vì bên kia tui quen sống vậy rồi. Lâu về sợ lây bệnh, sợ đau bụng. Ăn đồ bình dân sao xứng với Việt kiều. Nhưng đòi giá vừa phải, thích chi tiêu chừng mực thì khó quá. Người Việt ở đất Việt cũng không được vậy, hà cớ chi Việt kiều tự ra đề khó rồi hông ai giải được!

Mà có phải mấy người bên kia ai cũng ngồi đống chờ anh chị trả mãi đâu? Bây giờ xã hội đã thay đổi rồi, nhiều người giàu hơn cả bên Mỹ rất nhiều, đi ăn cũng lao ra bao trước, tới thăm cũng ngồn ngộn quà bánh, trái cây tươi. Cứ kể những mặt xấu cho sướng miệng thỏa lòng, có phút nào ngại ngần vì ngoa ngôn hay chột dạ vì thiếu tri ân những tấm chân tình xao xác?

Thì thôi, anh chị cứ nói cho đã vào, miệng lưỡi nhân gian, cấm mà được sao! Họ không biết thì mình không có tội. Năm sau dồn đủ phép, gom đủ tiền lại đi Việt Nam chơi, rồi tha hồ hưởng thụ du xuân, mác Việt kiều lộng lẫy sáng choá, qua đây lại hít vô một hơi, xả ra tràn lan một tràng những lời đắng cay nhiếc móc. Sao khổ vậy heng! Sao nghiệt vậy cà!


Trẻ em được cha mẹ đưa đi chơi hội hoa xuân. Ảnh: Trần Đăng Phương Thảo

Năm 2013, cha mất. Thu như cá trên thớt, quay quắc khóc như mưa. Nghĩa tử nghĩa tận, cha chết
 Một mùa xuân cấm cùng, ngắt lịm cái khát khao nhỏ bé tìm về nơi nương náu tình thương của gia đình. Không một ai gọi hay nhắn lại quan tâm về chuyến đi bỏ lỡ của Thu, họ cũng tự ái không hỏi về quà ngỏ nhưng không đáp.
không về còn gì chua chát và đau thương hơn. Đận ấy cũng gần Tết thế này. Cả bên kia và bên này cùng chung một mùa xuân tang tóc. Xin nghỉ ở hãng 2 bữa vì tâm trí thất thần, Thu đi chùa vái Phật cầu hồn người siêu thoát.

Vô làm lại ai hỏi cũng chỉ cười bảo không khỏe muốn nghỉ ngơi vài ngày. Cuộc sống chộn rộn chung quanh, anh thân ai thù không lường được. Họ quý mình nhưng buồn miệng buôn chuyện, rồi lời qua tiếng lại, vấn đề trở nên gay gắt, phải vật mình đi đối phó với những câu hỏi tưởng như quan tâm thân tình nhưng gạ gẫm moi tin.

Thu cứ trân mình chống với loài người, biết mà như xa lạ. Xứ người ôi lác đác niềm tin. Thu gửi về 3 ngàn phụ đám, lương nhân viên làm hãng gom mỗi năm nhịn ăn ngần ấy cũng là nhiều. Gọi về thăm đôi ba lần không nói được với mẹ một câu, thằng Xít con anh Hai Facetime cho thấy mẹ khóc vật vã mình mẩy, xót ghê gớm. Tiền về rồi, gọi 2 bận nữa không ai trả lời phone, nên Thu cũng thôi. Đêm lấy hình cha ra nhìn mà nước mắt trào như muốn mù vì đau nhức. Chưa có mùa xuân nào mà cô đơn và u sầu đến như vậy.


Xuân tha hương buồn không gì tả xiết. Ảnh: Trần Đăng Phương Thảo

Đến xuân Bính Thân năm 2016, Thu lại nhen nhóm lên lần nữa khát khao về thăm nhà. Dồn đủ phép, có đủ tiền 6 ngàn, Thu hớn hở lên kế hoạch hỏi giá vé, tới 1.150 đô. Vậy là mấp mé 5 ngàn
"Năm nay gửi nhiêu về? Gửi áo quần, nước hoa mỹ phẩm, giày, thuốc tây hay iPhone, iPad hông?"
còn lại về Việt Nam tiêu xài. Thu hớn hở đến nghẹn cả nhịp tim đập gọi báo cho mẹ, mẹ cũng rưng rưng mừng dặn dò mua tí quà bánh cho bà con chòm xóm cho có tình. Anh Hai hỏi mua giùm cái iPad đời mới cho thằng Xít, con Út xin chị Ba cái iPhone mới giựt le với đám bạn cho oai.

Thu cứ cười cười bảo để coi, nhưng lòng cồn cào tức tưởi. Mình gửi tiền hằng tháng cho mẹ không phải mình sống dư dả mà vì thương và hiếu thảo, mình nhịn ăn nhịn mặc để dành nhúm tiền để đi thăm nhà giờ phải băn khoăn lo toan túng thiếu. Trong nhà, từ nhỏ đến lớn, Thu chưa bao giờ gặt trọn tình cảm của một ai, mẹ thì thương anh Hai như tử huyệt, cha cũng lo cho Thu vài năm tấm bé nhưng khi con Út ra đời thì tình thương cứ phai và nhạt dần, chuyển sang nó. Thu không ganh tỵ, chỉ chạnh lòng thương thân. Cuộc đời Thu, đứa con giữa, lưng chừng hoang hoải tình cảm nửa vời của gia đình, như cái cây dại, cứ tự vươn theo hướng nắng, hứng sương mai tự sống.

⁃ Mày có vé chưa? Ngày nào đáp? Mẹ hỏi.

⁃ Dạ chưa, con cần giấy chấp thuận của supervisor mới dám đặt vé. Thu còn chút lưỡng lự trong lòng.

⁃ Khi nào có thì báo để con Út dọn phòng qua ngủ với Má cho mày ở thoải mái. Đừng mua gì cho Má, cứ sắm quà cho con thằng Hai, con Út và bà con được rồi. À, nhớ mua ít đồ cho vợ thằng Hai cho có tình.

Má nhắc lần nữa. Như thể chuyện đồ điện tử đắt đỏ ấy là mặc định cho chuyến hồi hương này, nếu có.

Thu nghẹn lòng: đành không. Cancel vé máy bay, lỗ mất 250 đô, gửi 1.000 đô để mẹ chi tiêu ngày Tết. Thu nhẹ nhàng báo không xin được phép, không về được.

Bên ấy có vẻ giận, không ai liên lạc suốt cả mùa xuân từ biệt ấy. Một mùa xuân cấm cùng, ngắt lịm cái khát khao nhỏ bé tìm về nơi nương náu tình thương của gia đình. Không một ai gọi hay nhắn lại quan tâm về chuyến đi bỏ lỡ của Thu, họ cũng tự ái không hỏi về quà ngỏ nhưng không đáp. Có ai thực sự để tâm tới thổn thức sự nhớ nhà nhớ quê của Thu, nhất là những ngày tan tác xuân về hiu hắc tình cảm ở quê người?

⁃ Xuân đã về! Xuân đã về! Những con cháu Lạc Hồng tha hương, hãy tranh thủ đặt vé....

Tắt cái rụp. Thu muốn la hét thật to để giải tỏa những uẩn khuất bức bách trong lòng.

Sam K.Nguyen 
Nguồn: thanhnien.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.