Chuyên mục
Kì lạ WB liên tục tăng hạng môi trường kinh doanh Nga
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Kì lạ WB liên tục tăng hạng môi trường kinh doanh Nga

Thứ ba 05/11/2019 09:39 GMT + 7
Việc WB - định chế tài chính quốc tế do Mỹ cầm trịch - liên tục đánh giá tích cực môi trường kinh doanh ở Nga, cho thấy cấm vận đã phản tác dụng...

Ngày 23/10, Ngân hàng thế giới (WB) đã công bố Bảng xếp hạng về môi trường sản xuất-kinh doanh và hợp tác-đầu tư - gọi tắt là môi trường kinh doanh - năm 2019. Trong xếp hạng mới nhất, Nga tăng 3 bậc so với năm 2018, theo The Moscow Times.

Cụ thể, trong Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2019 của WB - nơi thể hiện chỉ số cạnh tranh của các quốc gia - môi trường kinh doanh của Nga tăng từ thứ hạng 31 năm 2018 lên thứ hạng 28 năm 2019.

Việc xếp hạng môi trường kinh doanh của WB thực hiện đối với 190 quốc gia, dựa trên khảo sát 11 lĩnh vực, như thủ tục quản lý doanh nghiệp, đăng ký tài sản, khả năng tiếp cận vốn vay, điều kiện thực hiện nghĩa vụ thuế và thực thi hợp đồng...

Cấm vận ngày càng giảm tác hiệu đối với hoạt động kinh tế tại xứ sở bạch dương

Năm 2011, môi trường kinh doanh ở Nga xếp hạng 120/190 - quá thấp cho một nền kinh tế mới nổi.

Trước thực trạng đó, năm 2012, Tổng thống Putin đã ký "Nghị định 100 bước", đặt mục tiêu sẽ đạt vị trí 20 trong bảng xếp hạng vào năm 2018.

Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm "Nghị định 100 bước" của Tổng thống Nga được ban hành, nước Nga bước vào thời kỳ đặc biệt với sự bao vây cấm vận của Mỹ- phương Tây, xuất phát từ việc Tổng thống Putin tái sát nhập bán đảo Crimea vào nước Nga.

Lạ thay, từ đó Nga lại tăng mạnh và tăng đều đặn trong Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh qua từng năm. Đến năm 2017, thứ hạng của Nga ở vị trí thứ 35, năm 2018, tăng 4 bậc, nằm ở vị trí thứ 31 và năm 2019, tăng 3 bậc, nằm ở vị trí thứ 28.

Dù đích đến theo ước vọng của Tổng thống Putin chưa chạm được, nhưng trong bối cảnh nước Nga bị cấm vận thì việc Nga tăng mạnh và tăng đều đặn trong Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của WB, là một kỳ tích trong lịch sử kinh tế thế giới.

Đặc biệt, thứ hạng về môi trường kinh doanh ở Nga đứng trước thứ hạng nhiều nền kinh tế phát triển và vận hành theo cơ chế thị trường, trong đó có cả các thành viên G-7 như Pháp và Ý. Điều đó càng gây bất ngờ cho WB khi đáng giá, xếp hạng.

Điều gì đã khiến chỉ số cạnh tranh của Nga tăng liên tục dù liên tục bị siết cấm vận? Theo giới phân tích, thực tế đó xuất phát từ cả chủ trương lẫn giải pháp mà chính quyền Tổng thống Putin lựa chọn, xây dựng và áp dụng trong thời cấm vận.

Thứ nhất, sự chuẩn xác của Tổng thống Putin khi chủ trương chọn ứng phó với cấm vận thay vì đối phó trừng phạt của Mỹ-phương Tây

Có thể khẳng định, chủ trương của Tổng thống Putin xác định để nước Nga "sống chung với cấm vận" là nền tảng cơ bản cho tất cả các chính sách cũng như kế hoạch hành động của chính phủ Nga và đã mang lại kết quả tích cực ngoài mong đợi.

Chính quyền Tổng thống Putin đã không tìm cách để thoát cấm vận, vì phải nhượng bộ, mà chọn vượt cấm vận bằng cách khai thác mọi nguồn lực của đất nước vào việc ổn định và phát triển.

Dựa trên chủ trương và lựa chọn như vậy, Tổng thống Putin và chính phủ Nga đã xây dựng các giải pháp căn cơ và thận trọng để nước Nga dần thích ứng với cấm vận, thay vì áp dụng các biện pháp mạnh và mạo hiểm để đối phó cấm vận.

Tổng thống Putin đã chuẩn xác khi chủ trương để cho nước Nga sống chung với cấm vận

Điều này giúp cho Nga chuyển từ bị động khi bị Mỹ-phương Tây áp cấm vận sang chủ động trong xây dựng chiến lược và hoạch định chính sách của mình. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế Nga có thể chống lại mọi sự rung lắc.

Và khi cú sốc qua đi cũng là lúc chính phủ Nga kiểm chứng sự chuẩn xác trong nhận định và chính xác trong hoạch định. Từ đây, những biện pháp cụ thể nhằm tạo ra sức hút cho nền kinh tế dễ dàng được áp dụng mà không lo ngại tác động trái chiều.

Lấy ví dụ về tiêu chí tiếp cận vốn vay. Tổng thống Putin vốn đã không chọn tăng trưởng dựa trên nợ vay, lại thêm bị siết cấm vận liên tục thì khả năng tiếp cận vốn vay của hệ thống doanh nghiệp chắc chắn sẽ rất hạn chế, theo đánh giá của Bloomberg.

Tuy nhiên, theo khảo sát của WB trong tiêu chí này cho thấy đây lại là điểm cộng về chính sách của chính phủ Nga. Bởi khả năng tiếp cận vốn của hệ thống doanh nghiệp Nga không phải bị hạn chế.

Để thực hiện được điều này thì điều quan trọng nhất chính là nền tảng tài chính công của Nga vững mạnh, có thể trợ giúp tốt nhất cho tài chính doanh nghiệp, nếu xảy ra trường hợp doanh nghiệp không bảo toàn được vốn vay.

Rõ ràng, chủ trương của Tổng thống Putin đã giúp chỉ số cạnh tranh quốc gia của Nga tăng mạnh và tăng liên tục trên Bảng xếp hạng của WB, tạo ra sức hút với giới đầu tư, làm đổi hướng dòng chảy lợi ích Nga, bất chấp vòng vây cấm vận bị siết.

Thứ hai, sự chính xác của chính phủ Nga trong việc tích cực hoá cấm vận-trừng phạt của Mỹ-phương Tây

Tích cực hoá cấm vận của chính phủ Nga thể hiện qua việc biến sức ép thành động lực, biến thách thức thành cơ hội, hiện thực hoá bằng các chính sách và kế hoạch hành động, giúp nền kinh tế Nga thích ứng, rồi phát triển trong điều kiện đặc biệt.

Sau khi nắm quyền, Tổng thống Putin đã giúp khôi phục nhanh chóng kinh tế Nga và đưa vào một giai đoạn phát triển nhanh. Sau 14 năm nắm quyền của ông Putin, GDP của Nga đã tăng gấp 9 lần, từ hơn 200 tỷ USD lên hơn 1.800 tỷ USD, theo BBC.

Tuy nhiên, trong sự phát triển nhanh chóng đã phôi thai sự trì trệ, những đổi thay tích cực đã phôi thai những bảo thủ tiêu cực. Tại nước Nga trước khi bị cấm vận, sự cầu toàn dường như đã thể hiện cả ngay trong điều hành vĩ mô lẫn vận hành vi mô.

Kinh tế Nga đã giảm phụ thuộc vào xuất khẩu dầu-khí

Đây chính là lý do khiến cho chính phủ Nga không thể đối phó kịp thời với cấm vận và kinh tế Nga dính ngay cú sốc, khi đồng ruble mất giá tới gần 50% so với đồng đô la Mỹ và dòng tiền chảy mạnh ra khỏi biên giới nước Nga, theo Reuters.

Kinh tế hàng hoá không đáp ứng như cầu trong nước khiến giá trị đồng ruble khó có thể khôi phục. Trước thực tế đó, chính phủ Nga đã thực hiện tái cơ cấu nền kinh, tập trung vào sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và đảm bảo nền tảng giá trị đồng nội tệ.

Có thể thấy, nếu không có sức ép từ cấm vận thì việc tái cơ cấu kinh tế ở Nga sẽ có thể chưa diễn ra, hoặc diễn ra chậm hơn, nhất là khi nước Nga vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 tốt hơn tất cả các nền kinh tế phát triền.

Đặc biệt, nếu không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác động tiêu cực từ cấm vận thì người dân Nga và hệ thống doanh nghiệp Nga không dễ chấp nhận những chính sách của chính phủ Nga khi thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.

Vì ngay khi thực hiện tái cơ cấu sẽ tác động tiêu cực tới đời sống kinh tế, mà với tư tưởng bảo thủ bao trùm cả đời sống xã hội thì để chính phủ Nga thuyết được người dân và hệ thống doanh nghiệp chấp nhận sa sút, thua thiệt là không dễ dàng.

Tuy nhiên, khi đời sống kinh tế Nga bị ảnh hưởng bởi cấm vận thì chính phủ Nga đã "té nước theo mưa", thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, mà không gặp phản ứng bất lợi từ cả người dân lẫn hệ thống doanh nghiệp.

Rõ ràng, chính phủ Nga đã biến sức ép và thách thức từ cấm vận của Mỹ-phương Tây thành động lực và cơ hội cho thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế - chính phủ Nga đã tích cực hoá cấm vận và đã thành công.

Bởi đến nay nước Nga đã có một nền kinh tế hàng hoá đa dạng, ngoài thay thế nhập khẩu, còn gia tăng xuất khẩu với giá trị lớn, giúp cho kinh tế Nga giảm phụ thuộc vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí.

Từ hiệu ứng tích cực này, chính phủ Nga đã tự tin và sẵn sàng ban hành những chính sách tạo sự thông thoáng cho hoạt động sản xuất-kinh doanh và hợp tác-đầu tư, tạo sự sôi động trong đời sống kinh tế, từ đó tối thiểu hoá tác hiệu của cấm vận.

Tổng thống Putin hoàn toàn có thể chúc mừng các đồng nghiệp Mỹ-phương Tây về tối thiểu hoá tác hiệu của cấm vận-trừng phạt đối với Nga

Như vậy, Nga tăng mạnh và tăng liên tục trên Bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh của WB là nhờ sự chuẩn xác của Tổng thống Putin trong chủ trương ứng phó cấm vận và sự chính xác của chính phủ Nga trong tích cực hoá trừng phạt-cấm vận.

Đặc biệt, khi "một lượng khổng lồ các văn bản luật và dưới luật, vốn được ban hành từ  thời Xô Viết, sẽ chính thức bị vô hiệu từ đầu năm 2020",theo RT - thì tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh của Nga sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Từ việc Nga tăng liên tục trên Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của WB - một định chế tài chính quốc tế do Mỹ cầm trịch - cho thấy cấm vận của Mỹ-phương Tây đã không đạt mục đích, thậm chí phản tác dụng.

Tổng thống Putin đã tương tế tựu kế thành công, giúp nước Nga vượt cấm vận trong bối cảnh không thể thoát cấm vận. Có thể thấy, Putin đã đưa Nga "trở lại nhưng lợi hại hơn xưa" rất nhiều.

Ngọc Việt
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.