Chuyên mục
World Bank đánh giá cao nỗ lực tăng năng suất lao động của Việt Nam: Ngang hàng Trung Quốc, xếp trên Thái Lan 17 bậc về chỉ số vốn con người
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

World Bank đánh giá cao nỗ lực tăng năng suất lao động của Việt Nam: Ngang hàng Trung Quốc, xếp trên Thái Lan 17 bậc về chỉ số vốn con người

Thứ bảy 16/02/2019 04:18 GMT + 7
Báo cáo Phát triển Thế giới 2019 của World Bank đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 48/157 về chỉ số vốn con người HCI (Human Capital Index). Singapore xếp thứ nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ hai trong khu vực ASEAN và xếp trên Thái Lan tới 17 bậc.


Đứng thứ hai thế giới sau Singapore là Hàn Quốc, Nhật Bản tiếp theo và HongKong giữ vị trí thứ tư. Thứ hạng cao của các quốc gia Đông Á đã cho thấy đây là khu vực đang ở thời kỳ thịnh vượng của phát triển con người.

Chỉ số vốn con người Khu vực ASEAN-6 (2018).

Theo báo cáo, một trẻ em Việt Nam nếu được tiếp cận đầy đủ các điều kiện về giáo dục và sức khỏe, ở độ tuổi trưởng thành, sẽ có năng suất lao động đạt 67%, ngang với Trung Quốc. Con số này nếu xét trong khu vực, Singapore đạt 88%, Malaysia được 62% trong khi Thái Lan chỉ có 60%. Philipines kém hơn với 55% và Indonesia 53%.

Hai thành tố để xác định được chỉ số vốn con người của Ngân hàng Thế giới là giáo dục và y tế. Giáo dục được xác định bởi điểm của bài kiểm tra tổng hợp, trong khi y tế được đánh giá dựa vào tỷ lệ trẻ em không bị thấp còi.



Kết quả đã chỉ ra, học sinh Việt Nam chỉ đứng thứ hai sau Singapore trong khu vực, và so với toàn thế giới cũng vẫn ở top trên. Nếu so với anh bạn Thái Lan hay anh bạn Trung Quốc, tính trung bình, trẻ em Việt Nam học giỏi hơn, nhưng đáng tiếc là còi hơn. Điều đó làm giảm đáng kể thứ hạng của Việt Nam trên bảng tổng sắp.



Một kết quả khác trong báo cáo cho biết, mức độ phổ cập giáo dục dựa vào kỹ năng đọc viết của Việt Nam xếp trên rất nhiều quốc gia phát triển như Đức, Ý, Mỹ, hay Pháp. Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi 19 đến 20 ở Việt Nam thiếu kỹ năng đọc viết gần như là 0%. Trong khi đó quốc gia phát triển như Italy lại có tới trên 20% thanh niên trong độ tuổi này chưa đạt giáo dục cấp 2.

World Bank cũng đánh giá cao những nỗ lực nâng cao năng suất lao động của Việt Nam: "Bằng cách tích  cực tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, công nhân Việt Nam đã phát triển khả năng ngoại ngữ, phát triển nguồn nhân lực cho phép họ mở rộng sang các thị trường khác".

Nỗi lo về vấn nạn thất nghiệp do robot gây ra đã chi phối các cuộc thảo luận về việc làm tương lai. Khu vực công nghiệp sẽ là nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất. Sự sụt giảm về số lượng việc làm trong công nghiệp ở một số nền kinh tế phát triển trong hai thập kỷ qua đã cho thấy điều đó. Hàn Quốc, Singapore, Tây Ban Nha và Anh là những quốc gia có tỷ lệ việc làm công nghiệp giảm tới hơn 10 điểm phần trăm.

Nhưng xu hướng này chủ yếu phản ánh sự thay đổi việc làm từ sản xuất sang dịch vụ trong quá trình các quốc gia phát triển. Ngược lại, hàng triệu việc làm công nghiệp đã được tạo ra ở các nước đang phát triển kể từ cuối những năm 1980.

Thật vậy, tỷ lệ việc làm công nghiệp đã tăng đáng kể ở các thị trường mới nổi, như Việt Nam. Trung bình, tỷ lệ việc làm công nghiệp vẫn ổn định ở các nước đang phát triển, mặc dù cũng có nhiều dự đoán về khả năng mất việc làm do công nghệ.

"Trường hợp của Việt Nam cho thấy những lợi ích của việc xây dựng kế hoạch cải cách giáo dục. Các em học sinh Việt Nam nằm trong nhóm 25% đạt điểm cao nhất của các quốc gia có thu nhập trung bình và cao có tham gia Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA 2012 và 2015. Thành tích này rất đáng chú ý nếu xem xét đến việc mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn chưa cao" – World Bank đánh giá.

Nguyễn Thái Quỳnh Trang (Theo World Bank)
Nguồn: ttvn.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.