Chuyên mục
Việt Nam không thể thịnh vượng nếu mãi coi lao động giá rẻ là lợi thế
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Việt Nam không thể thịnh vượng nếu mãi coi lao động giá rẻ là lợi thế

Thứ năm 21/03/2019 16:49 GMT + 7
Các chuyên gia kinh tế cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần bỏ tư tưởng coi lao động giá rẻ là lợi thế, tập trung vào phát triển các ngành có giá trị cao.

Chiều nay (21/3), phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật bản tổ chức Hội thảo Tăng năng suất lao động để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.

Tại Hội thảo, các nghiên cứu được công bố chỉ rõ, năng suất lao động của Việt Nam hiện nay ở mức thấp nhất so với các nước trong khu vực, chỉ bằng 7,2% năng suất lao động Singapore, 18,4% Malaysia, 36,2% Thái Lan, 43% Indonesia và bằng 55% Philippines.

Mức chênh lệch cho thấy những thách thức của nền kinh tế trong việc tăng năng suất lao động, từ đó tăng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.


Năng suất lao động Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. (Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam (VNPI) đánh giá, dù đã có sự nỗ lực thu hẹp khoảng cách đáng kể, song năng suất lao động Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

“Tăng năng suất lao động cần đến từ tư duy của lãnh đạo doanh nghiệp, tư duy của lãnh đạo các cấp và của chính người lao động. Nhưng tại sao tư duy của Việt Nam lại chậm thay đổi như vậy? Tôi cho rằng, việc thay đổi môi trường, thể chế là điều quan trọng để tạo ra môi trường cạnh tranh, từ đó tăng năng suất lao động”.

Theo ông Tuấn, muốn tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế, Việt Nam cần thay đổi suy nghĩ coi lao động giá rẻ là một lợi thế. “Nếu lao động giá rẻ, thì đương nhiên thu nhập của người lao động thấp. Giống như câu chuyện của ngành Y, bác sĩ Việt Nam có thể mổ số ca gấp nhiều lần các bác sĩ nước ngoài. Tuy nhiên, giá trị làm ra của bác sĩ tại Việt Nam lại rất thấp, lý do là mức tiền công của bác sĩ thấp hơn các nước khác. Việt Nam nên chuyển dần suy nghĩ, không nên coi đây là lợi thế nữa. Việt Nam không thể thịnh vượng nếu lúc nào cũng nghĩ mình là lao động giá rẻ”.


Ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam (VNPI).

Ông Tuấn nhấn mạnh rằng, Việt Nam nên đi vào các lĩnh vực có giá trị cao hơn thay vì gia công sản phẩm cho các nước như hiện nay, đồng thời cải cách thể chế, tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Lao động bị mắc kẹt, khó chuyển sang ngành có năng suất cao

PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG HN cho hay, dù đo lường theo những cách thức khác nhau và ở các ngành khác nhau thì đều thấy năng suất lao động Việt Nam ở mức thấp nhất trong khu vực ASEAN và còn cách rất xa các nước phát triển. Điều này bắt nguồn từ  môi trường làm việc, điều kiện làm việc, mật độ sử dụng công nghệ và nguồn vốn của Việt Nam còn thấp, tay nghề, kỹ năng của người lao động còn còn nhiều hạn chế.

“Những điều này lý giải vì sao thu nhập của người lao động vẫn còn thấp và thấp nhất trong khu vực ASEAN nói riêng và khu vực châu Á nói chung”.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành, hiện nay thị trường Việt Nam còn một lượng rất lớn lao động giá rẻ không có kỹ năng. Nhóm đối tượng này nằm mắc kẹt ở khu vực nông thôn, những địa bàn nông nghiệp, nhưng lại không thể chuyển dịch sang các ngành có năng suất cao hơn. Nguyên nhân do ở các khu vực kinh tế có năng suất cao hơn như công nghiệp cũng không có sự cải thiện rõ rệt trong những năm qua. Hàng Việt Nam không có sự cạnh tranh lớn, khó mở rộng thị trường, do đó không thể tạo ra việc làm cho người lao động.


PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG HN.

Phân tích kỹ hơn những khó khăn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để nâng cao năng suất lao động, ông Thành cho hay, trong khoảng 10 năm trở lại đây, việc chuyển từ các khu vực có năng suất thấp sang khu vực kinh tế có năng suất cao đang chững lại. Một trong những nguyên nhân được chuyên gia này đưa ra là quá trình đô thị hóa, cũng như khả năng đáp ứng của người lao động để chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị còn hạn chế. “Bản thân các ngành hấp thụ lao động không được mở rộng, chúng ta không có thị trường thì sẽ không mở rộng sản xuất được ở các ngành đó. Trung Quốc có thị trường xuất khẩu tấy lớn trong 10-20 năm qua, nhưng thị trường xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ các tiềm năm. Do đó, tôi cho rằng khâu phát triển thị trường là quan trọng nhất để hấp thụ những lao động có sẵn, dư thừa hiện nay”.

Cũng theo chuyên gia này, các con số nghiên cứu cho thấy năng suất lao động trong khu vực quốc doanh cao và có thể trong tương lai sẽ cao nhất trong cơ cấu nền kinh tế. Song điều này không hàm ý rằng người lao động ở khu vực Nhà nước làm việc hiệu quả hơn. Một phần nguyên nhân xuất phát từ việc các doanh nghiệp Nhà nước thường được ưu đãi lớn về vốn, công nghệ và đặc biệt là độc quyền về thị trường, do đó dễ dàng giải quyết đầu ra, trong khi sử dụng lượng nhỏ lao động.

Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp tư nhân phải hấp thụ lượng lao động khổng tồ của toàn bộ nền kinh tế, phải tự túc về cơ sở hạ tầng, thị trường, vốn, kỹ thuật.

“Nếu muốn cải cách năng suất lao động của nền kinh tế, thì nên tập trung vào khu vực kinh tế tư nhân. Giải pháp quy nhất trên diện rộng là cần tạo ra môi trường kinh doanh để họ có thể sản xuất với mức chi phí thấp nhất, hạn chế các rào cản, từ đó cải thiện khả năng tổ chức, sản xuất, tăng năng suất lao động hiệu quả”, ông Thành nhấn mạnh.

Viện trưởng viện VEPR cho rằng, bên cạnh những chính sách mở của của Nhà nước, các doanh nghiệp cũng cần tự thân trang bị kiến thức để tăng năng suất./.

Nguyễn Trang
Nguồn: vov.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.