Chuyên mục
Việt Nam điều tra bán phá giá nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Việt Nam điều tra bán phá giá nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc

Chủ nhật 13/01/2019 09:13 GMT + 7
Theo Bộ Công Thương, hàng hóa nhôm Trung Quốc bán phá giá thời gian qua làm ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể như lợi nhuận giảm, tồn kho tăng, bị ép giá…

Cục Phòng vệ thương mại (thuộc Bộ Công Thương) vừa cho biết Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 33/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bằng nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình xuất xứ từ Trung Quốc.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, từ giữa tháng 10/2018, đơn vị này nhận được hồ sơ đề nghị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với các mặt hàng trên của 4 công ty sản xuất nhôm thanh định hình là Công ty CP Nhôm Austdoor, Công ty CP Nhôm Sông Hồng, Công ty TNHH Tung Yang và Công ty CP Tập đoàn Mienhua.


Theo Bộ Công Thương, hàng hóa nhôm Trung Quốc bán phá giá thời gian qua gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Ảnh: Reuters.

Bộ Công Thương cho biết 4 doanh nghiệp này đáp ứng đủ điều kiện để được coi là đại diện của ngành sản xuất trong nước và được phép yêu cầu cung cấp cơ sở hợp lý để tính toán biên độ bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu xuất xứ từ Trung Quốc.

Phía nguyên đơn đề nghị biên độ điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa bị điều tra của Trung Quốc ở mức 35,58%.

“Về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả, hàng hóa bị cáo buộc bán phá giá là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước thể hiện qua việc suy giảm ở các số chỉ số như công suất sử dụng, lượng hàng tồn kho, lợi nhuận, tác động kìm giá, ép giá…”, đại diện Cục Phòng vệ thương mại cho biết.

Đơn vị thuộc Bộ Công Thương cũng nói thêm thời gian qua, nhôm thanh định hình nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng liên tục từ tương đối đến tuyệt đối dẫn đến ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại.

Về biện pháp tạm thời, căn cứ kết luận điều tra sơ bộ, cơ quan điều tra có thể kiến nghị Bộ Công Thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời theo quy định pháp luật và không vượt quá biên độ bán phá giá 35,58% trong kết luận sơ bộ điều tra.

Đây là vụ việc điều tra chống bán phá giá đầu tiên trong năm 2019 do Việt Nam khởi xướng. Bốn năm nay, số vụ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài của Việt Nam không nhiều.

Trong khi đó, cuối năm 2018, Cục Phòng vệ thương mại cũng cho biết hiện một số thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tăng cường sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp để bảo vệ những mặt hàng được sản xuất trong nước.

Chỉ trong chưa đầy nửa năm, tính từ tháng 5/2018, các nước G20 đã khởi xướng tổng cộng 63 vụ việc chống bán phá giá, 19 vụ việc chống trợ cấp và 3 vụ việc tự vệ với mặt hàng nhập khẩu của các nước.

Riêng Việt Nam, chỉ tính đến tháng 11 đã có 19 vụ điều tra chống lẩn tránh được khởi xướng đối với hàng hóa xuất khẩu.

Cục Phòng vệ Thương mại cho biết các mặt hàng bị điều tra nhiều nhất là sắt, thép, sợi, đồ gia dụng, đồ điện tử… Ngoài ra, hiện một số mặt hàng xuất khẩu khác đang đứng trước nguy cơ bị điều tra là ván ép xuất sang Hoa Kỳ, lốp xe tải và xe khách xuất sang EU.

Phúc Minh
Nguồn: news.zing.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.