Chuyên mục
Người Việt lạc quan thứ 4 thế giới
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Người Việt lạc quan thứ 4 thế giới

Chủ nhật 01/07/2018 12:52 GMT + 7
Trong quý I-2018 doanh thu ngành hàng tiêu dùng nhanh, mức tăng trưởng chỉ đạt 1,8%. Tốc độ tăng trưởng này chậm hơn dự kiến. 



Theo báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen về Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam cho thấy trong quý I-2018, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đạt 124 điểm, tăng 9 điểm so với quý IV-2017. Kết quả này nhờ vào sự tăng trưởng niềm tin về triển vọng việc làm và tình trạng tài chính cá nhân. Và số điểm này là mức cao nhất trong vòng một thập kỷ qua, giúp Việt Nam tiếp tục là nước lạc quan thứ tư trên thế giới.

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy Đông Nam Á và Bắc Mỹ là hai khu vực có mức độ niềm tin người tiêu dùng cao nhất. Người tiêu dùng ở khu vực Đông Nam Á rất lạc quan, với chỉ số niềm tin tăng hai điểm lên 121 điểm trong quý I năm nay.

Ba trong sáu quốc gia đạt điểm số niềm tin cao nhất gồm Việt Nam, Philippines và Indonesia. Tuy Philippines có sự sụt giảm lớn nhất trong khu vực về chỉ số niềm tin, giảm ba điểm, nhưng Philippines vẫn trụ ở vị trí thứ hai trong danh sách top 10 các quốc gia lạc quan trên toàn cầu với 128 điểm. Trong quý I này, Malaysia tăng 10 điểm đạt 104 điểm. Việt Nam và Malaysia là hai quốc gia được xếp trong số năm quốc gia tăng chỉ số niềm tin hàng đầu trên thế giới.

Bà Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam, cho biết dù đạt kết quả trên nhưng tâm lý tích cực của người tiêu dùng tại Việt Nam lại không dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh thu ngành hàng tiêu dùng nhanh. Trong quý I ngành hàng tiêu dùng nhanh, mức tăng trưởng chỉ đạt 1,8%. Tốc độ tăng trưởng này chậm hơn dự kiến và phản ánh sự biến động của ngành hàng tiêu dùng nhanh ở Việt Nam, có thể do thay đổi hành vi tiêu dùng.

Người Việt Nam có xu hướng tiết kiệm mạnh mẽ

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi trang trải các chi phí sinh hoạt thiết yếu, người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các khoản mục lớn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Cụ thể có gần một nửa người tiêu dùng sử dụng tiền nhàn rỗi cho quần áo mới, 46% người tiêu dùng sử dụng tiền nhàn rỗi chi tiêu cho các ngày nghỉ lễ. Đặc biệt trong quý I-2018 có hơn có 38% người tiêu dùng chi trả cho các gói bảo hiểm bảo hiểm y tế cao cấp.

Theo bà Quỳnh,  khi các dịch vụ bảo hiểm y tế đã từng được cho là không cần thiết lắm vào những năm trước đây, giờ đây người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu có những khoản chi tiêu dành cho các chương trình bảo hiểm sức khỏe. Xu hướng này phản ánh một trong những thay đổi trong suy nghĩ và hành vi của người tiêu dùng. Đó là khi người tiêu dùng tự trang bị cho mình với các dịch vụ bảo hiểm, họ sẽ có được một cảm giác bảo vệ và an toàn mà họ cần.

Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam vẫn có xu hướng tiết kiệm mạnh mẽ. 73% người Việt được hỏi cho biết họ sử dụng tiền nhàn rỗi để tiết kiệm (trong khi quý trước chỉ có 72%).

Báo cáo cũng tiết lộ rằng tiết kiệm là một phần không thể thiếu trong việc quản lý tài chính của người tiêu dùng Đông Nam Á, với 67% số người được hỏi sử dụng tiền nhàn rỗi để tiết kiệm.

TÚ UYÊN
Nguồn: plo.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.