Chuyên mục
Doanh nghiệp ồ ạt rút khỏi TQ sang VN né thương chiến, người chậm chân đã mất thời cơ vàng?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Doanh nghiệp ồ ạt rút khỏi TQ sang VN né thương chiến, người chậm chân đã mất thời cơ vàng?

Thứ bảy 11/05/2019 10:06 GMT + 7
Năm ngoái, một số nhà sản xuất đã lưỡng lự chuyển nhà máy đến Việt Nam vì nghĩ rằng chiến tranh thương mại sẽ hạ nhiệt. Tuy nhiên, họ đã phải hối hận về quyết định của mình.

Cơ sở hạ tầng là một trong những thách thức của Việt Nam. Ảnh: SMCP.

Lựa chọn phù hợp để né chiến tranh thương mại

Khi ông Ernie Koh mở nhà máy sản xuất đồ gỗ đầu tiên ở Việt Nam năm 1993, quốc gia Đông Nam Á vẫn chưa thực sự nằm trong tầm ngắm của nhiều nhà sản xuất. Nhưng chỉ 1/4 thế kỷ sau, các công ty đã đổ về đây.

Việc gia tăng chi phí và siết chặt quy định về môi trường khiến trung tâm sản xuất Quảng Đông, phía Nam Trung Quốc không còn là khu vực chi phí thấp như trước đó, và với nhiều công ty, Việt Nam trở thành một lựa chọn thay thế phù hợp.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, dự kiến sẽ "nóng" lên khi Tổng thống Trump quyết định tăng thuế đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc từ 10% lên 25%.

Việt Nam tăng trưởng kinh tế 7,1% vào năm ngoái, thu hút nhiều công ty đa quốc gia, trong đó có Intel, Samsung, LG… cùng nhiều khoản đầu tư "khủng".

Quý đầu tiên của năm 2019 chứng kiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 86,2% lên mức 10,8 tỷ USD, với đầu tư từ Trung Quốc chiếm gần một nửa.

Ông Fred Burke, Văn phòng công ty Luật McKenzie ở Việt Nam đã lưu ý đến làn sóng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam, ngay cả trước chiến tranh thương mại. Có nhiều người đến và nói rằng họ đang bị ảnh hưởng bởi thuế nhập khẩu ở Mỹ đối với hàng Trung Quốc. Những mặt hàng như biển báo lối thoát hiểm, dây cáp phanh... đều bị đội chi phí sản xuất tại Trung Quốc, ông Burke nói.

Cơ sở hạ tầng và độ lành nghề yếu hơn Trung Quốc

Ông Koh, Giám đốc điều hành của nhà sản xuất gỗ Singapore Koda, điều hành nhà máy ở Malaysia và Việt Nam. Trong khi cam kết đầu tư vào Việt Nam, ông vẫn lo ngại rằng, một số địa phương sẽ khó khăn để xử lý làn sóng ồ ạt của các công ty đến đây, phần lớn trong số đó là nhằm trốn chạy khỏi cuộc chiến thuế quan.

"Khắp mọi nơi, các tòa nhà mọc lên. Đường sá ngày càng đông đúc, tình hình giao thông ngày càng tệ. Có sự khác biệt lớn trong việc lưu thông tại cảng trong 2 năm qua. Bây giờ, chúng tôi phải đặt chỗ trên tàu trước 2 tuần", ông Koh nói.


Cảng Lạch Huyện của Hải Phòng. Ảnh: Nikkei.

Tuy nhiên, trong khi các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc đã trở nên nổi tiếng về sản xuất chất lượng cao và cơ sở hạ tầng hàng đầu, Việt Nam chưa đạt được trình độ này.

Các công nhân Việt Nam chưa được đào tạo đến trình độ của công nhân Trung Quốc. Trung Quốc có cơ sở hạ tầng rất tốt, khi ở bất cứ nơi đâu cũng có những con đường cao tốc với 8 làn đường. Việt Nam mới bắt đầu xây dựng tất cả những thứ đó. Tuyến tàu điện ngầm đầu tiên sẽ đi vào hoạt động trong một hoặc 2 năm tới tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Burke giải thích.

Cuộc "tháo chạy" của các công ty ra khỏi Trung Quốc đã được dự đoán sẽ tiếp tục, đặc biệt là khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị đưa cuộc chiến thương mại lên một nấc mới.

Nhưng với chi phí đất đai và lao động ngày càng tăng, tắc nghẽn tại các cảng, ùn tắc giao thông trên đường và nhanh chóng làm giảm năng lực sản xuất, các chuyên gia cảnh báo rằng những nhà đầu tư chưa thực hiện bước nhảy đến Việt Nam có thể đã lỡ thuyền.

Năm ngoái, có một số nhà sản xuất đang cố gắng chuyển đến Việt Nam để bù đắp tác động chiến tranh thương mại, ông Kong Xiangping, tổng giám đốc tại chi nhánh Hồ Chí Minh của Ever Win Service Group, một công ty tư vấn của Đài Loan cho biết.

Vào thời điểm đó, giá đất là khoảng 60 USD/mét vuông. Những công ty đó quyết định không chuyển đến Việt Nam vì họ nghĩ rằng rủi ro chiến tranh thương mại đã giảm bớt. Họ phải hối hận về quyết định của mình ngay bây giờ vì giá đất đã tăng mạnh lên tới hơn 100 USD trong năm nay. Trước đây, giá chỉ tăng khoảng 5 USD lên 10 USD/mét vuông mỗi năm.

Việt Nam có diện tích tương đương tỉnh Quảng Đông, và trung tâm sản xuất phía nam Trung Quốc có dân số 104,3 triệu thì Việt Nam là 95,5 triệu. Nhưng trong khi Quảng Đông có thể thu hút một lượng lớn lao động nhập cư từ khắp nơi trên Trung Quốc, thì Việt Nam lại không thể.

Theo một cơ sở dữ liệu chính thức của chính phủ Việt Nam, có 9,3 triệu công nhân trong lĩnh vực sản xuất trong năm 2017. Còn riêng tỉnh Quảng Đông có lực lượng sản xuất 12,71 triệu vào tháng 9/2018, chiếm 58% lực lượng lao động Trung Quốc.

Điều đó có nghĩa là các công ty đặt tại Việt Nam đã chọn được đội ngũ nhân viên lành nghề, với tỷ lệ thôi việc cao và sự chảy máu chất xám là một trong những nguyên nhân gây lo lắng.

Vẫn lạc quan về Việt Nam

Một số nhà sản xuất Trung Quốc đã phải vật lộn để tuyển dụng những người có kỹ năng ngôn ngữ cần thiết ở Việt Nam, đặc biệt là trong và xung quanh trung tâm công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh.

Zhang Diansheng, tổng giám đốc tại Công ty Tư vấn Hang Sinh có trụ sở tại Hồ Chí Minh cho biết, các nhà sản xuất Trung Quốc đã tăng đầu tư vào Việt Nam trong những năm gần đây nhưng thiết hụt trầm trọng người biết sử dụng tiếng Trung Quốc.


Công nhân tại một nhà máy may tại Việt Nam. Ảnh: Yahoo.

Tuyển dụng lao động quanh thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khó khăn hơn. Các nhà máy thậm chí tranh giành với nhau để có thêm công nhân. Lao động hơn ở các vùng sâu vùng xa thì dễ tìm kiếm nhưng kém chuyên nghiệp hơn ở các thành phố.

Điều này đã đẩy các công ty ra xa khỏi các trung tâm sản xuất truyền thống đến các vùng xa xôi hơn của Việt Nam, nơi cơ sở hạ tầng kém phát triển. Đây cũng là lý do khiến các công ty tìm các địa điểm thay thế khác ở Đông Nam Á.

Trong số đó có Malaysia - một thành viên của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - quốc gia đã cung cấp quyền truy cập ưu đãi vào các thị trường như Úc, Canada, Nhật Bản và Mexico; và Indonesia, nơi các công ty đa quốc gia đang thiết lập các cơ sở sản xuất ở khu thương mại tự do Batam, cách Singapore một giờ đi phà.

Năm ngoái, công ty lắp ráp iPhone Đài Loan, Pegatron, đã chuyển sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Batam, như một biện pháp tránh thuế quan của Mỹ. Nhà máy này đã bắt đầu sản xuất vào tháng 4. Nhà sản xuất thiết bị Phillips cũng có một nhà máy lớn sản xuất máy cạo râu và bàn là, cùng với các sản phẩm khác tại đây.

Angelia Chew, người sáng lập công ty tư vấn AC Trade Advisory có trụ sở tại Singapore, cho biết Việt Nam và Batam là khu vực pháp lý thu hút hầu hết sự quan tâm từ khách hàng của cô.

Batam là một trong những khu thương mại thành công nhất ở Indonesia vì gần Singapore, bà nói, và cho biết mặc dù lo ngại về năng lực và cơ sở hạ tầng, bà vẫn lạc quan về Việt Nam.

Ưu điểm là Việt Nam có hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định (CPTPP). Bây giờ tôi cũng đang thấy rất nhiều khoản đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam. Vì vậy, nếu bạn đang tìm cách di chuyển trong tương lai gần, đó vẫn là đặt cược tốt nhất," bà nói.

Minh Khôi
Nguồn: ttvn.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.