Chuyên mục
Công ty Trung Quốc chuyển sản xuất, giá đất tại Việt Nam tăng chóng mặt?
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Công ty Trung Quốc chuyển sản xuất, giá đất tại Việt Nam tăng chóng mặt?

Thứ năm 07/02/2019 06:23 GMT + 7
Nhu cầu đổi nhà xưởng đang khiến cho giá đất tại Việt Nam tăng lên chóng mặt. Giá thuê nhà xưởng tại tỉnh Long An trong khu vực đồng bằng sông Mekong tăng 20% chỉ trong vài tháng, Bizlive dẫn nguồn Nikkei cho hay.

Các hãng sản xuất đồ chơi đẩy nhanh nỗ lực đa dạng khu vực sản xuất ra ngoài Trung Quốc nhằm ứng phó với tình hình chi phí tăng cao và khả năng Mỹ, nước mua nhiều đồ chơi Trung Quốc nhất, sẽ áp thuế trừng phạt với sản phẩm đồ chơi nhập khẩu.


Theo báo Nikkei, giám đốc Hiệp hội kinh doanh Trung Quốc tại Việt Nam, bà Vicky Tong, cho biết văn phòng của Hiệp hội tại Quảng Đông - nơi tập trung nhiều công ty sản xuất đồ chơi của Trung Quốc trong năm ngoái đã nhận được nhiều chuyến viếng thăm từ những doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội mở rộng sản xuất tại Việt Nam.

Jerry Gou, người đứng đầu một nhà máy sản xuất đồ chơi tại thành phố Tô Châu - Trung Quốc, đã nhận ra lợi ích của việc có nhà máy bên ngoài biên giới Trung Quốc. Tại hội chợ đồ chơi thường niên ở Hồng Kông gần đây, ông đã cố gắng thu hút được nhiều bên mua hàng bằng việc quảng cáo rằng ông có nhà máy tại cả Việt Nam và Ấn Độ. 

Khi mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế 25% với hàng Trung Quốc, ông Gou tin rằng bên mua hàng sẽ thích những nhà sản xuất có khả năng bán đồ chơi từ nước bên ngoài Trung Quốc:

"Bạn sẽ không bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, chúng tôi cần phải lên kế hoạch sớm".

Ông Goy và nhiều công ty sản xuất đồ chơi có lý do để lo lắng. Trung Quốc sản xuất khoảng 80% đồ chơi của thế giới, Mỹ là khách hàng lớn nhất. Khi mà khoảng thời gian đình chiến giữa Washington và Bắc Kinh dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 1/3/2019 và các cuộc đối thoại gần đây không mang lại nhiều kết quả, nhiều công ty Trung Quốc đang đẩy nhanh chuyển địa điểm sản xuất ra nước ngoài. 

Địa điểm ưa thích của nhiều công ty sản xuất đồ chơi đang nhắm đến chính là Việt Nam bởi vị trí địa lý gần Trung Quốc. 

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đã đẩy nhanh việc các công ty sản xuất Trung Quốc chuyển hướng sang Việt Nam. Bà Tong cho biết năm ngoái có 27 doanh nghiệp đến hiệp hội để tìm hiểu về việc thay đổi địa điểm sản xuất, cao hơn gấp đôi con số 11 chuyến thăm trong năm 2017.

Những công ty sản xuất đồ chơi và nhựa nằm trong nhóm công ty có yêu cầu bức thiết nhất về việc chuyển địa điểm sản xuất. Bà Tong cũng cho biết trong tháng 8/2018 thậm chí có doanh nghiệp Trung Quốc mang bao tiền đến chủ nhà xưởng và năn nỉ:

"Hãy cho tôi thuê nhà xưởng". Nhà xưởng mà họ muốn thuê vẫn chỉ đang trong giai đoạn xây dựng.

Nhu cầu đổi nhà xưởng của chủ doanh nghiệp Trung Quốc đang khiến cho giá đất tại Việt Nam tăng lên chóng mặt. Giá thuê nhà xưởng tại tỉnh Long An trong khu vực đồng bằng sông Mekong tăng 20% chỉ trong vài tháng.

Các công ty đồ chơi Trung Quốc nhiều năm nay đã hưởng lợi từ thuế suất 0% tại Mỹ. Khi mà có quá nhiều loại đồ chơi Trung Quốc phải chịu thuế trừng phạt từ chính phủ Mỹ, nhiều bên kinh doanh quốc tế đang kêu gọi dịch chuyển khỏi sản xuất ở Trung Quốc.
Nguồn: sputniknews.com
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.