Chuyên mục
Trung Quốc và kế hoạch đưa Nhân dân tệ hạ bệ USD
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Trung Quốc và kế hoạch đưa Nhân dân tệ hạ bệ USD

Chủ nhật 29/03/2015 04:03 GMT + 7
Bằng cách cạnh tranh với các tổ chức tài chính lớn nhất thế giới cùng với tuyên bố muốn đưa Nhân dân tệ trở thành đồng tiền được giao dịch chủ yếu trên thế giới, Trung Quốc có vẻ như đang nhắm đến vị trí của Mỹ hay ít nhất cũng là của Nhật Bản trong hệ thống kinh tế tài chính toàn cầu.


Trung Quốc đang là thách thức lớn nhất đối với trật tự kinh tế châu Á và toàn cầu trong thế kỷ 21, đó đang là nhận định chủ chốt mà rất nhiều các nhà phân tích đưa ra sau hàng loạt động thái được xem là mang tính “gây hấn” của nền kinh tế thứ hai thế giới. Đó là việc hứa hẹn tung ra hàng trăm tỷ USD để thành lập các tổ chức tài chính đủ sức thách thức quyền lực của các tổ chức quốc tế như IMF.

Hay gần nhất là thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) với Trung Quốc là cổ đông lớn nhất để cạnh tranh với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) do Nhật Bản kiểm soát. Bằng cách cạnh tranh với các tổ chức tài chính lớn nhất thế giới cùng với tuyên bố muốn đưa Nhân dân tệ trở thành đồng tiền được giao dịch chủ yếu trên thế giới, Trung Quốc có vẻ như đang nhắm đến vị trí của Mỹ hay ít nhất cũng là của Nhật Bản trong hệ thống kinh tế tài chính toàn cầu. Nhưng sự thực có đúng là như vậy?

Nhìn bề ngoài, thì những động thái mới nhất trên thị trường tài chính thế giới của Trung Quốc quả thực khiến cho không ít người cảm thấy lo ngại về một sự gia tăng quyền lực một cách rõ rệt của nền kinh tế thứ hai thế giới trên bản đồ tài chính toàn cầu. Việc thành lập AIIB và chính thức đi vào hoạt động được xem như một hành động thách thức trực tiếp nhất đối với trật tự kinh tế tài chính châu Á vốn lâu nay vẫn nằm trong tay người Nhật thông qua ADB.

Với việc AIIB chính thức đi vào hoạt động, từ nay việc cung cấp tài chính cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế ở châu Á sẽ không còn là độc quyền của ADB nữa. Và một khi AIIB vận hành hiệu quả và có thể cạnh tranh với ADB thì ai cũng có thể đoán được điều gì sẽ diễn ra tiếp theo, đó là sự ra đời của một tổ chức tài chính tầm cỡ quốc tế có thể thách thức Qũy tiền tệ quốc tế IMF dưới sự điều hành của Bắc Kinh.

Điều đáng nói không kém trong việc Trung Quốc đứng đầu các cổ đông trong AIIB là một vấn đề được các nhà lãnh đạo nước này quan tâm từ lâu, đó là gia tăng tầm ảnh hưởng của đồng Nhân dân tệ trên thị trường tài chính thế giới. Dù Trung Quốc đã là nền kinh tế thứ hai thế giới nhưng tần suất giao dịch đồng Nhân dân tệ trong các thương vụ quốc tế vẫn còn rất thấp khi chỉ đứng thứ 7 trong danh sách các đồng tiền chủ chốt được giao dịch nhiều nhất.

Việc AIIB đi vào hoạt động cũng đồng nghĩa với việc Bắc Kinh có cơ hội có một không hai để tăng cường sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán trên thế giới, khi mà hầu như ai cũng đoán được rằng các khoản vay từ AIIB gần như chắc chắn sẽ được thực hiện bằng đồng nội tệ của Trung Quốc. Đây được xem là động thái thách thức trực tiếp nhất đối với nền tảng tài chính toàn cầu từ trước đến nay vẫn được duy trì bởi đồng USD, Euro, Yen và đồng bảng Anh.

Nhưng, liệu có đúng là các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn một tương lai như thế với đồng Nhân dân tệ, như những gì họ vẫn phát biểu và rêu rao trên truyền hình từ trước đến nay hay không?

Câu trả lời, có lẽ là “Không”. Có lẽ việc đưa đồng Nhân dân tệ trở thành một trong trong những đồng tiền chủ chốt nhất trên thế giới và thậm chí có thể soán ngôi vị của đồng USD vẫn sẽ được các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi là mục tiêu trong một tương lai xa xôi nào đó, nhưng chắc chắn không phải là ở thời điểm hiện tại. Đơn giản vì nó đồng nghĩa với quá nhiều rủi ro. Vấn đề không chỉ đơn thuần gói gọn vào các lý do lẻ tẻ như việc đồng Nhân dân tệ mà mạnh quá sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu hay những lý do đại loại như vậy, mà nó nằm ở một lý do bao quát và rộng lớn hơn rất nhiều.

Một khi đồng Nhân dân tệ trở thành một trong những đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, cũng sẽ đồng nghĩa với việc một phần lớn lượng Nhân dân tệ sẽ được sử dụng ngoài lãnh thổ Trung Quốc giống như tình trạng đồng USD ở thời điểm hiện tại là quá nửa đang được sử dụng bên ngoài nước Mỹ, và đó sẽ là một gánh nặng khổng lồ đối với nền kinh tế và hệ thống tài chính Trung Quốc vốn đang đầy rẫy bệnh tật.

Khi mà một phần lớn Nhân dân tệ được sử dụng bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc thì cũng đồng nghĩa với việc các tác nhân kinh tế đến từ bên ngoài lúc bấy giờ có thể xâm nhập và gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế Trung Quốc thông qua con đường tài chính mà Bắc Kinh không thể kiểm soát được.

Cái giá mà Trung Quốc phải trả cho việc đưa Nhân dân tệ trở thành một trong những đồng tiền chủ chốt được giao dịch nhiều nhất trên thế giới vì thế sẽ là nước này phải cải cách hệ thống kinh tế và tài chính đủ để đảm đương được việc quá nửa lượng Nhân dân tệ đang lưu hành bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc và không nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh. Nếu không làm được như thế, thì việc biến đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền chủ chốt sẽ là một tai họa thực sự với nền kinh tế và hệ thống tài chính của Trung Quốc.

Và khi mà hệ thống tài chính và ngân hàng của Trung Quốc vẫn đang đầy rẫy bệnh tật và khuyết tật ngầm thì việc cải cách ấy gần như là không thể, lời tuyên bố về giấc mơ đồng Nhân dân tệ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc không khác gì một lời nói suông trong một vở hài kịch đang được đẩy lên cao trào.

Thậm chí, đồng Nhân dân tệ còn đang trở thành vấn đề chủ chốt gây ra chia rẽ giữa những nhà lãnh đạo Trung Quốc đối với tương lai của kinh tế Trung Quốc. Một số nhà lãnh đạo thuộc phe ủng hộ cải tổ nền kinh tế, như thống đốc ngân hàng trung ương Chu Tiểu Xuyên, đang ủng hộ việc biến Nhân dân tệ thành đồng tiền chủ chốt như một tiền đề kích thích và buộc chính phủ phải cải cách nền kinh tế và hệ thống tài chính trong nước.

 Trong khi đó, hầu hết các nhà lãnh đạo còn lại thuộc phe bảo thủ lại tỏ ra chưa sẵn sàng cho một cuộc cải tổ ấy và vì thế vẫn chưa chấp nhận việc thực hiện chiến lược biến Nhân dân tệ trở thành đồng tiền chủ chốt dù trên các kênh truyền thông họ vẫn đang suốt ngày nói về điều đó như một kiểu tuyên truyền.

Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc sẽ mất một khoảng thời gian không nhỏ để cải tổ nền kinh tế và hệ thống tài chính đủ dài để có thể từng bước đưa đồng nội tệ của mình trở thành đồng tiền chủ chốt như đồng USD hay đồng Yen, vì một nguyên tắc đơn giản trên thị trường tài chính thế giới là: khi anh trở thành ông trùm trong nền tài chính toàn cầu, thì cũng đồng nghĩa với việc anh sẽ bị thế giới ràng buộc và khống chế nhiều hơn.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Nguồn: Một thế giới
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.