Chuyên mục
Trung Quốc và bài toán hóc búa để giải quyết nợ
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Trung Quốc và bài toán hóc búa để giải quyết nợ

Thứ ba 06/09/2016 00:56 GMT + 7
Tổng nợ của Trung Quốc đã vượt 250% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tiếp tục tăng với nhịp độ đáng ngại. "Bài toán hóc búa của Trung Quốc để giải quyết nợ" được phân tích trong chuyên trang Kinh tế của nhật báo Le Monde (Pháp)


Một góc chợ ở Hàng Châu (Hangzhou), Trung Quốc, ngày 09/08/2016. Ảnh REUTERS/China Daily

"Quả bom nổ chậm", "Cơn sóng thần tài chính"… là những cụm từ được giới phân tích đánh giá về tổng số nợ của Trung Quốc.

"Chủ đề này khiến mọi người bận tâm (…) và không chỉ riêng ở Châu Á", đó là lời bình luận của chuyên gia Louis Kuijs thuộc Oxford Economics và từng là kinh tế gia tại văn phòng Bắc Kinh của Ngân hàng Thế giới.

Thực vậy, từ khoảng cuối năm 2006 đến cuối năm 2015, tổng nợ của Trung Quốc, bao gồm các gia đình, doanh nghiệp (trừ lĩnh vực ngân hàng), Nhà nước và địa phương, đã tăng từ 151,4% lên thành 255% GDP của đất nước.

Nhà kinh tế học Barry Eichengreen, thuộc đại học Berkeley, California, nhấn mạnh: Không một quốc gia nào trên thế giới có số nợ tăng nhanh đến như vậy trong cùng giai đoạn này, thậm chí là trong suốt lịch sử.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự tăng vọt như vậy?

Theo nhật báo Le Monde, chính kế hoạch phục hồi kinh tế được Bắc Kinh bắt đầu vào năm 2009 là nguyên nhân chính.

Chính quyền Trung Quốc bơm hơn 4.000 tỉ nhân dân tệ (536 tỉ euro, chiếm 13% GDP) để đối chọi với hậu quả của tình trạng phát triển chậm lại của thế giới.

Chuyên gia kinh tế của Groupama Asset Management, nhắc lại: "Các ngân hàng nhà nước cho các địa phương và các công ty quốc doanh vay tràn lan, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và cơ sở hạ tầng".

Thế nhưng, các khoản cho vay tín dụng trên góp phần làm tăng sản lượng dư thừa trong lĩnh vực công nghiệp : có quá nhiều nhà máy so với lượng cầu. Thêm vào đó, một số doanh nghiệp nhà nước không có cơ chế quản lý tốt, ít lợi nhuận, sẽ không bao giờ hoàn trả được các khoản vay.

Tình hình trên khiến nhiều chuyên gia e rằng Trung Quốc sắp trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, tương đương với cuộc khủng hoảng tại Hoa Kỳ sau xì-căng-đan bong bóng địa ốc năm 2007. Họ đánh giá nếu tín dụng tiếp tục tăng với nhịp độ như trên mà không có biện pháp thay đổi, thì sẽ khó tránh khỏi một thảm họa sau này.

Ngược lại, các chuyên gia tỏ ra lạc quan thì cho rằng "không có lý do gì phải lo lắng". Vì chính quyền Trung Quốc có đủ mọi phương tiện để can thiệp trong trường hợp rủi ro.

Tổng nợ của Trung ương chỉ đạt ở mức 27% GDP. Nếu tính cả tổng nợ của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn và tổng nợ công chung (trong đó có cả các địa phương), thì con số này chiếm 80% GDP, vẫn nằm trong giới hạn "chịu được".

Lý do thứ hai là "phần lớn nợ của Trung Quốc được niêm yết bằng đồng nhân dân tệ và trong nội bộ đất nước", như vậy Bắc Kinh "sẽ không phải chịu áp lực từ phía các chủ nợ nước ngoài. Điều này hạn chế những rủi ro dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính và nguy cơ lan truyền", theo nhận định của Hui Feng, thuộc Viện Griffith Asia Institute, đại học Griffith, Úc.

Nắm rõ vấn đề, Bắc Kinh hứa sẽ giải quyết tình hình. Thế nhưng, hạn chế nợ sẽ đồng nghĩa với việc đưa ra những biện pháp cải cách khó khăn, liên quan đến chuyển đổi nền kinh tế Trung Quốc theo mô hình tăng trưởng nhờ tiêu dùng và dịch vụ, thay vì xuất khẩu và đầu tư.

Chính vì vậy, nhà nước để các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ tự phá sản. Tình trạng này lại dẫn đến tỉ lệ người thất nghiệp tăng vọt và có thể là nguyên nhân dẫn đế những biến loạn xã hội.

Những hậu quả này giải thích tại sao chính phủ không muốn nhanh chóng tiến hành đường lối trên mà muốn một quá trình chuyển đổi chậm mà chắc.

Trung Quốc có thể sẽ không rơi vào khủng hoảng tài chính, nhưng nền kinh tế nước này sẽ phát triển chậm hơn, có thể giống trường hợp của Nhật Bản trong thập niên 1990.

THU HẰNG
Nguồn: bizlive.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.