Chuyên mục
Ra mắt iPub – nền tảng công nghệ xuất bản điện tử đầu tiên tại Việt Nam
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Ra mắt iPub – nền tảng công nghệ xuất bản điện tử đầu tiên tại Việt Nam

Chủ nhật 10/03/2019 14:53 GMT + 7
Nền tảng công nghệ xuất bản điện tử iPub là công cụ đầu tiên ở Việt Nam giúp kết nối hoạt động xuất bản điện tử, tối giản và minh bạch các quy trình xuất bản, tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian so với xuất bản sách truyền thống. Đặc biệt, các tác giả có thể tự gọi vốn để xuất bản sách của mình

Chiều 9/3, tại Hà Nội, Sống (thương hiệu sách tác giả Việt Nam) đã ra mắt iPub – nền tảng công nghệ xuất bản điện tử bỏ qua các bước trung gian, đưa tác phẩm đến tay độc giả nhanh chóng.

Nhiều người háo hức trải nghiệm tính năng của iPub- nền tảng công nghệ xuất bản điện tử đầu tiên tại Việt Nam.

Thực tế ngành xuất bản ở Việt Nam cho thấy, trung bình các nhà xuất bản, nhà in, công ty phát hành sách, năng lực sản xuất chỉ đáp ứng được 20% số lượng bản thảo được gửi đến, chưa kể hàng trăm các công trình nghiên cứu, tác phẩm nghệ thuật có giá trị vẫn còn đang bỏ ngỏ mà chưa được giới thiệu với công chúng.

Hiểu được vấn đề của các tác giả Việt cũng như của các đơn vị xuất bản, nền tảng xuất bản điện tử iPub đã ra đời giúp rút ngắn quy trình và minh bạch chi phí xuất bản. Với nền tảng này, 80% các bản thảo còn lại đều có những cơ hội xuất bản và gửi đến bạn đọc của mình một cách nhanh chóng nhất.

Với iPub, các tác giả có thể tối ưu hóa thời gian, quy trình xuất bản, đưa bản thảo của tác giả đến tay độc giả một cách nhanh chóng nhất. Các tính năng như: demo dàn trang, demo trang bìa, công cụ quản lí chi phí, doanh thu từ việc bán sách,… giúp các tác giả hoàn toàn chủ động trong việc xuất bản.

Trợ lý Dự án iPub Trần Ngọc Anh chia sẻ những ưu điểm của nền tảng xuất bản điện tử tiên tiến này.

“Thông thường, khi gửi bản thảo tới nhà xuất bản truyền thống sẽ mất tối thiểu 30 ngày và có thể dài hơn để được thẩm định và nhận phản hồi. Và có thể 80% cơ hội bị tuột mất ngay từ khâu này. Sau đó, quá trình xuất bản truyền thống, in ấn, phát hành sẽ mất tới 60 ngày, đây là con số lý tưởng trong ngành xuất bản nếu nhà xuất bản và nhà phát hành hoạt động liên tục, chuyên nghiệp và tập trung cho tác phẩm.

Nhưng với iPub, chỉ cần nội dung không vi phạm luật thì ý tưởng xuất bản sách sẽ được công khai cho độc giả trong vòng 72 giờ. Đặc biệt, chưa cần bản thảo đầy đủ, chỉ cần thông báo “tôi đang có ý tưởng xuất bản sách với đề tài, ý tưởng này” thì đã có thể truyền thông cho độc giả để tự gọi vốn xuất bản (độc giả thấy hay thì nộp tiền mua sách trước để góp phần xuất bản sách). iPub sẽ có công cụ giúp ước lượng xem xuất bản cuốn sách đó thì cần đầu tư bao nhiêu chi phí”, bà Trần Ngọc Anh, Trợ lý dự án iPub chia sẻ.

Ngoài ra, iPub còn là sân chơi kết nối cộng đồng đọc và cộng đồng viết, nơi các tác giả có không gian chia sẻ kiến thức, ý tưởng định viết của mình với công chúng, và độc giả có thể tìm ra được những nội dung, giá trị phù hợp với bản thân chứ không chỉ thụ động đợi nhà xuất bản xuất bản ra cái gì thì đọc cái đó.

Tọa đàm "Cách mạng công nghiệp 4.0 - Thách thức hay cơ hội đốivới ngành xuất bản thu hút sự tham gia của đông đảo nhà xuất bản, nhà phát hành, các tác giả...

Lễ ra mắt nền tảng công nghệ xuất bản điện tử iPub được tổ chức ngay sau Tọa đàm với chủ đề “Cách mạng công nghiệp 4.0 – Thách thức hay cơ hội đối với ngành xuất bản”.

Các diễn giả và đại biểu tham dự tọa đàm đều thống nhất rằng cách mạng công nghiệp 4.0 đưa đến những thay đổi ngày càng nhanh trong các lĩnh vực công nghệ, truyền thông, khách hàng và mô hình kinh doanh. Trong hoạt động xuất bản, sự thay đổi đó đồng thời cũng làm thay đổi mô hình và quá trình xuất bản.

Ngành xuất bản đang có bước chuyển dịch nhanh chóng sang môi trường Internet, điện tử. Nếu các đơn vị xuất bản không bắt nhịp kịp thời với xu thế 4.0 thì chắc chắn sẽ tụt lùi hoặc bị xóa sổ trên bản đồ xuất bản của thế giới.

Bình Minh
Nguồn: infonet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.