Chuyên mục
Phố Wall ảm đạm giữa chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Phố Wall ảm đạm giữa chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Thứ sáu 24/05/2019 11:07 GMT + 7
Khi thị trường chứng khoán sụt giảm hôm thứ 5, phố Wall bắt đầu tin rằng Nhà Trắng sẽ đẩy mạnh thuế quan lên tất cả hàng hóa Trung Quốc, làm chậm tiến trình tăng trưởng toàn cầu.

Ngày 10/5, Mỹ nâng thuế suất từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Tổng thống Donald Trump cho biết có thể tiếp tục áp thuế lên khoảng 300 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc hiện chưa có thuế. Lewis Alexander, chuyên gia kinh tế của Nomura, nhận định quy định thuế suất này sẽ sớm có hiệu lực trước cuối năm 2019. 

Cổ phiếu được bán tháo hôm thứ 5, đồng thời giá trái phiếu Mỹ cũng tăng lên khi chỉ số quản lý thu mua (PMI) tăng nhẹ nhất từ tháng 10/2009, cho thấy sự chậm lại trong hoạt động dịch vụ và sản xuất.

CNBC ghi nhận chỉ số Dow mất hơn 400 điểm vì cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn củng cố vị trí của mình trong cuộc chiến.

Hiện tại không có cuộc đàm phán nào được lên kế hoạch và Bộ Thương mại Trung Quốc hôm thứ 5 cũng cảnh báo Mỹ nên hành xử “chân thành” và thay đổi “những hành vi sai trái” của họ.

Thị trường chứng khoán sụt giảm hôm thứ 5, phố Wall ảm đạm giữa chiến tranh thương mại. Ảnh: Richard Drew/AP.

Nhiều nhà kinh tế và chiến lược từ Nomura, Goldman Sachs và Bank of America đã đưa ra các báo cáo mới, trong đó cảnh báo chiến tranh thương mại sẽ diễn ra theo chiều hướng tồi tệ hơn.

“Tôi nghĩ đây sẽ là một cuộc chiến thương mại toàn diện, và nó đang ngày càng đúng như thế”, Ed Keon, Giám đốc chiến lược đầu tư tại QMA, cho biết.

Các cổ phiếu ngành năng lượng đi xuống, nhưng công nghệ mới là lĩnh vực sụt giảm mạnh nhất khi mảng công nghệ S&P mất hơn 3,3%. Các công ty công nghệ đang nằm trong tầm ngắm của cuộc chiến thương mại khi Mỹ tìm cách cản trở Trung Quốc có được tài sản trí tuệ của nước này. Mỹ cũng đưa công ty viễn thông Huawei của Trung Quốc vào danh sách đen, không được phép mua linh kiện từ Mỹ.

Chuyển sang giữ tiền mặt

Keon cho rằng tình hình leo thang của cuộc chiến thương mại có thể đẩy thị trường chứng khoán vào trạng thái điều chỉnh từ 10% trở lên. Cá nhân ông đã chuyển nhiều tài sản thành tiền mặt và gửi vào Kho bạc quốc gia để trông chờ mức lãi suất chắc chắn hơn.

“Chúng tôi nghĩ nhiều khả năng chính quyền Trump sẽ tiếp tục đợt thuế quan cuối cùng nhắm vào 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc với thuế suất 25%. Kịch bản chúng tôi đưa ra là quy định thuế mới này sẽ có hiệu lực tại một thời điểm nào đó trước cuối năm 2019, rất có thể trong quý III sau cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tận Cận Bình ở G20 cuối tháng 6 này”, Lewis Alexander viết.

Alexander cho rằng sẽ có thỏa thuận ngừng bắn ngắn hạn sau cuộc họp G20, các cuộc đàm phán có thể bị phá vỡ vào cuối năm nay, dẫn đến nhiều thuế quan hơn. “Dù chưa biết cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 sẽ diễn biến như thế nào, một nguy cơ ngày càng cao có thể thấy rõ là các mức thuế này sẽ vẫn giữ hiệu lực đến cuối năm 2020”, ông viết.

Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh G20. Ảnh: Reuters.

Các chiến lược gia tại Bank of America nhận xét chiến tranh thương mại đang trở nên tồi tệ hơn họ nghĩ. Họ đã giảm dự báo lãi suất trái phiếu kho bạc 10 năm xuống 2,6% vào cuối năm, từ mức 3% trước đó, dựa trên các tác động của chiến tranh thương mại và chính sách nới lỏng hơn của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu. Các ngân hàng này đều đang đối mặt với tăng trưởng chậm, lạm phát thấp và lo ngại về tình hình tài chính. Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm xuống 2,3% hôm thứ 5, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2017. Trong khi đó, giá cả lại tăng cao.

Không đạt thỏa thuận, cả Mỹ và Trung Quốc đều bị tổn hại

Tại Goldman Sachs, các nhà kinh tế cuối hôm thứ 4 cho biết họ vẫn đang hy vọng về một thỏa thuận thương mại, nhưng nếu không có thì cả hai nền kinh tế Mỹ, Trung đều sẽ bị tổn hại, lạm phát sẽ tăng cao.

“Mặc dù chúng tôi tin vào một thỏa thuận, nhưng sẽ không có dấu hiệu tiến triển nào trong vài tuần tới. Việc thực hiện đợt thuế quan tiếp theo lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc có thể sẽ xảy ra”, chuyên gia kinh tế từ Goldman viết.

Các nhà kinh tế ước tính sự leo thang chiến tranh thương mại trong tương lai với mức thuế 25% lên tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ thúc đẩy lạm phát PCE lõi tăng thêm 0,6 điểm phần trăm, so với mức tăng 0,2 điểm phần trăm hiện nay.

“Mô hình nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thuế suất 25% với mức độ trả đũa hạn chế sẽ làm GDP Mỹ và Trung Quốc lần lượt giảm 0,5% và 0,8% trong 3 năm”.

Sự leo thang chiến tranh thương mại với mức thuế 25% lên tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ đẩy lạm phát PCE lõi tăng 0,6 điểm phần trăm. Ảnh: Getty Images.

Keon cho biết phố Wall đã trở nên ảm đạm, nhưng ông vẫn tin rằng Mỹ, Trung sẽ đi đến một thỏa thuận thương mại. “Đến một lúc nào đó, nỗi sợ hãi sẽ dẫn tới thỏa thuận và hoạt động kinh doanh sẽ ổn định trở lại. Nếu không, thị trường sẽ đi xuống mạnh hơn”.

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích ở CFRA cảnh báo, thị trường có thể đã quá tin tưởng vào đàm phán thương mại.

“Bế tắc bắt đầu từ 3 tuần trước và các cuộc thảo luận đã chấm dứt. Ngày càng có khả năng tình huống này sẽ kéo dài và leo thang hơn nữa”, các chuyên gia cho biết.

Khó phục hồi tăng trưởng

Mặc dù vậy, CFRA vẫn lạc quan về sự giảm thiểu rủi ro đối với triển vọng lợi nhuận trong nửa cuối năm nay, do thực tế mức thuế tăng từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đã có hiệu lực sau khi hầu hết công ty báo cáo lợi nhuận quý đầu tiên và đưa ra triển vọng.

Công ty này cũng lưu ý rằng các nhà bán lẻ như Walmart và Macy’s đã có kế hoạch tăng giá để duy trì lợi nhuận.

CFRA cho rằng thị trường đang rất thận trọng. “Chúng tôi vẫn thích cổ phiếu nhưng muốn tập trung vào các lĩnh vực an toàn và chú trọng vào giá trị hơn là các công ty đang tăng trưởng hiện tại”, các chuyên gia phân tích cho biết.

Keon nhận định sẽ có rủi ro về tài sản thế chấp khi Mỹ và Trung Quốc tìm kiếm lối thoát mới cho trận chiến của họ.

“Cuộc chiến đang dần trở nên đa diện và phức tạp hơn”, ông nói và cho biết thêm Trung Quốc có thể sẽ gây khó khăn cho Mỹ khi thu mua các loại khoáng sản hiếm mà Trung Quốc khai thác. Những khoáng sản này được sử dụng trong các thiết bị điện tử và Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất.

“Mỗi bên đều tìm kiếm điểm mạnh của mình để tạo áp lực với đối phương. Chúng ta có mối liên hệ phức tạp nên bên nào cũng có cách chèn ép đối phương”, ông nhận định.

Công nghệ là lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất hiện nay sau động thái đánh vào Huawei của Mỹ. Ảnh: SOPA Images/ LightRocket/ Getty Images.

Công nghệ là chiến trường mới nhất với động thái đánh vào Huawei của Mỹ. Nhiều người lo ngại Trung Quốc sẽ nhắm vào Apple để trả đũa bằng việc người tiêu dùng kêu gọi tẩy chay hoặc bằng một số động thái pháp lý.

“Bởi những áp lực tạo ra cho các công ty công nghệ, chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng thông qua chuỗi cung ứng. Đó là một tình huống phức tạp. Đến khi chúng ta làm rõ được vấn đề này, công nghệ có thể đã bị ảnh hưởng rồi”, Keon nói.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm thứ 5 đã cân nhắc về cuộc chiến thương mại, nói rằng các nhà nhập khẩu Mỹ phải chịu gánh nặng thuế quan.

“Mặc dù ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu còn khá ít vào thời điểm này, sự leo thang mới nhất sẽ tác động đáng kể đến tâm lý thị trường kinh doanh và tài chính, phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và gây nguy hiểm cho sự phục hồi dự kiến của tăng trưởng toàn cầu năm 2019", IMF cho biết. Thuế quan bổ sung lên các hàng hóa khác sẽ gây tổn hại cho người tiêu dùng ở cả Mỹ và Trung Quốc.

Lan Anh (Theo CNBC)
Nguồn: news.zing.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.