Chuyên mục
OPEC “nội chiến” ác liệt để giành giật khách Châu Á
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

OPEC “nội chiến” ác liệt để giành giật khách Châu Á

Thứ tư 21/10/2015 03:13 GMT + 7
Khi ấn định giá cho khách Châu Á, các nước OPEC xô đổ liên kết đồng minh để "mạnh ai nấy làm", Bloomberg nhận xét.

OPEC không chỉ chiến đấu chống lại các nước đối thủ ngoài khối như Nga, Brazil, và Mỹ. Các nước nội khối cũng đang cạnh tranh khốc liệt để bảo vệ thị phần của riêng mình. Ảnh: BI

Những nhà cung cấp trong khối Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có truyền thống "đoàn kết" trong các quyết định, nâng hay hạ giá một cách nhịp nhàng.

Nhưng giờ đây, Kuwait đang kèn cựa về mặt giá cả với Arab Saudi, trong khi Iraq hạ giá chưa từng thấy so với quốc gia đầu tàu của tổ chức. Qatar giảm giá bán mạnh nhất trong vòng 27 tháng trở lại đây để giành thị phần với dầu từ Các tiểu vương quốc Arab thống nhất.

Cả khối vẫn thống nhất trong chiến lược làm ngập lụt thị trường bằng dầu thô giá rẻ để giữ thị phần với các nước ngoài OPEC. Tuy nhiên khi nói đến cơ chế ấn định giá, các nước OPEC "mạnh ai nấy làm".

"OPEC không chỉ chiến đấu chống lại các nước đối thủ ngoài khối như Nga, Brazil, và Mỹ. Các nước nội khối cũng đang cạnh tranh khốc liệt để bảo vệ thị phần của riêng mình", chuyên gia phân tích thị trường tại công ty Energy Aspects nhận định.

Trong đó, mặt trận khốc liệt nhất là châu Á – Thái Bình Dương, nơi được dự đoán sẽ chiếm 34% nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2015, theo ước tính của Cơ quan năng lượng quốc tế.

Giá dầu thô Export Blend giao tháng 10 mà Kuwait bán cho châu Á hiện đang rẻ hơn 65 cent so với dầu Arab Medium của Arab Saudi có chất lượng tương đương. Hợp đồng giao tháng 11 đang rẻ hơn 60 cent, kéo giãn mức chênh lệch 40 cent vào đầu năm 2014.

Iraq đang bán dầu Basrah Heavy rẻ hơn 3,7USD mỗi thùng so với dầu Arab Heavy của Arab Saudi, mức hạ giá mạnh chưa từng thấy kể từ tháng Tư khi Iraq bắt đầu quảng bá.

Dầu thô Land của Qatar đang rẻ hơn 1,2USD/thùng so với dầu Murban của Abu Dhabi, quãng chênh lệch rộng nhất kể từ tháng 6/2013. Trong tháng Năm vừa qua, mức chênh mới chỉ đạt 40 cent.

Mức chênh lệch giữa giá dầu thô Export Blend giao tháng 10 mà Kuwait bán cho châu Á với dầu Arab Medium của Arab Saudi có chất lượng tương đương.

Giá dầu xuống đáy 6 năm trong tháng Tám, khi OPEC duy trì nguồn cung để hạ bệ các công ty sản xuất dầu phiến của Mỹ. Khối cho biết sản lượng dầu thô của các nước thành viên đạt đỉnh cao 3 năm vào tháng Chín, dẫn đầu là Iraq.

Tính đến nay, chiến lược đã phát huy tác dụng. Số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ giảm hơn 50% chỉ trong một năm. Sản lượng sụt 500.000 thùng/ngày từ đỉnh cao 30 năm tại 9,61 triệu thùng trong tháng Sáu.  

Sản lượng dầu thô của các nước OPEC trong tháng 9/2015 so với tháng 9/2014.

Tuy nhiên, OPEC cũng chịu thiệt hại riêng, nhất là các nước lệ thuộc nặng vào nguồn thu từ dầu mỏ. Arab Saudi dự kiến sẽ ghi nhận thâm hụt ngân sách tại 20% GDP trong năm nay.

Trong khi OPEC dự đoán nhu cầu dầu thô sẽ cải thiện trong năm tới, nguồn cung cũng sẽ tăng lên khi một tay chơi quen mặt trở lại thị trường - Iran.

Iran có thể đẩy sản lượng dầu lên 3,6 triệu thùng/ngày trong vòng 6 tháng, sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Iran hiện là nhà sản xuất lớn thứ 5 của OPEC.

Nước này đang sản xuất 2,8 triệu thùng/ngày vào tháng Chín. Nguồn cung bổ sung từ Iran có thể áp đảo dầu chất lượng tương đương từ Arab Saudi, Iraq hay Nga, IEA nhận xét.

"Nếu kim ngạch xuất khẩu dầu của Iran tăng lên, nước này cũng sẽ điều chỉnh giá bán chính thức để thu hút khách hàng tiềm năng khỏi dầu chất lượng tương tự từ các nước OPEC khác", chuyên gia tư vấn tại công ty KBC Advanced Technologies dự đoán. 

LỀ PHƯƠNG
Nguồn: Bizlive.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.