Chuyên mục
Ông chủ Asanzo bị tố hàng Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt là ai?
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Ông chủ Asanzo bị tố hàng Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt là ai?

Chủ nhật 23/06/2019 10:59 GMT + 7
Những ngày này, khi nghi vấn Asanzo dùng hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt đang phủ kín mặt báo thì nhiều người tò mò về thân thế của ông chủ Asanzo.

Asanzo vốn là một doanh nghiệp nhỏ, sau 6 năm tham gia thị trường điện tử, doanh nghiệp này đã vươn lên vị trí top 3 tại Việt Nam. 

Phạm Văn Tam - CEO Asanzo - sinh năm 1980 tại Móng Cái, Quảng Ninh. Tốt nghiệp THPT, ông Tam không thi vào đại học như bạn bè cùng trang lứa mà chọn cách bươn chải để kiếm tiền. Trong quan điểm sống của mình, ông Tam từng nhấn mạnh đến kinh nghiệm trường đời hơn là những kiến thức trong môi trường đại học.

Móng Cái từng được xem là thủ phủ của hàng lậu Trung Quốc. Chính nhờ những năm tháng lớn lên trên mảnh đất quê hương, Phạm Văn Tam đã có thêm những kinh nghiệm, kỹ năng buôn bán. Trước khi trở thành một doanh nhân thành đạt, Phạm Văn Tam từng trải qua những nghề nghiệp vất vả như buôn linh kiện, áp tải hàng, bưng bê, chụp ảnh….

 Phạm Văn Tam - CEO Asanzo.

Dù không lựa chọn việc học cao, ông Tam vẫn nung nấu ý định xây dựng một thương hiệu riêng để khẳng định tên tuổi của mình. 

Tuy nhiên, khi lập doanh nghiệp đầu tiên, ông Tam đã thất bại dù trước đó, toàn bộ vốn đã được ông dốc vào khởi nghiệp. Doanh nghiệp phải đóng cửa sau 1 năm hoạt động. Phạm Văn Tam tiếp tục lập doanh nghiệp thứ 2. Ông lại thất bại lần nữa do không đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Đến cuối năm 2013, nhận thấy thị trường về tivi ở Việt Nam đang có nhiều tiềm năng, Phạm Văn Tam quyết định thành lập Asanzo – thương hiệu Tivi dành riêng cho người Việt. Asanzo đã tập trung sản xuất các loại tivi có kích thước tầm trung từ 21, 24 – 32 inch, dành cho phân khúc khách hàng ở nông thôn.

Chỉ sau một năm có mặt trên thị trường, Asanzo đã đạt doanh số hơn 100.000 chiếc tivi. Năm 2015, con số này tăng gấp 3 lần.

Năm 2016, lượng tivi bán ra đã lên tới con số 500.000 chiếc, đưa tổng doanh thu của công ty cán mốc hơn 2.500 tỷ đồng. Năm 2018, Asanzo đã bán ra trên 4 triệu sản phẩm các loại, đạt doanh thu 6.250 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2017.

Với hơn 70 dòng sản phẩm đã đưa Asanzo lọt Top 3 trên thị trường điện tử Việt Nam, chiếm 18% thị phần cả nước. Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu lên 10.000 tỷ đồng trong năm nay.

Tuy nhiên doanh nghiệp này đang đối diện với những nghi vấn hàng Trung Quốc dán nhãn hàng Việt Nam. Thông tin trên Vietnamnet cho biết, mới đây, ông Phạm Văn Tam thừa nhận Asanzo sử dụng các linh kiện của Trung Quốc. Ông Tam cũng cho biết sản phẩm Asanzo không phải "Made in Việt Nam" mà xuất xứ tại Việt Nam. 

Ông Phạm Văn Tam cho rằng, việc Asanzo nhập các linh kiện từ Trung Quốc về để lắp ráp thành sản phẩm không có gì mới. Tuy nhiên khi gắn nhãn, bao bì cũng như trong giấy bảo hành, Asanzo ý thức việc đó nên chỉ ghi "Xuất xứ Việt Nam" thay vì "Made in Việt Nam" trên sản phẩm của mình. 

Theo ông Tam, Asanzo đã từng có công văn gửi sang phía công an khẳng định công ty không bảo hộ thương hiệu của mình. Do vậy, trước vấn đề báo chí đặt ra liên quan đến nhãn mác thương hiệu, ông Tam cho rằng trong tập đoàn Asanzo có rất nhiều công ty con khác nhau, bộ phận nào làm sai thì đơn vị đó sẽ chịu trách nhiệm.

Ngoài việc kinh doanh các sản phẩm điện tử, Phạm Văn Tam cũng biết đến như một ông bầu bóng đá với vai trò là ông bầu của đội Than Quảng Ninh.

Đào Bích (Tổng hợp)
Nguồn: vtc.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.