Chuyên mục
Chuyên gia Nga: Các sự kiện ở Biển Đông là nguy cơ đối với ổn định và an ninh khu vực
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Chuyên gia Nga: Các sự kiện ở Biển Đông là nguy cơ đối với ổn định và an ninh khu vực

Thứ tư 08/08/2018 14:47 GMT + 7

Vừa qua, Giáo sư Dmitry Mosyakov - Giámđốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, châu Úc và châu Đại Dương thuộc Viện Phương Đông học, Viện Hàn lâm khoa học Nga – đã tham dự và có bài tham luận tại Đại hội Khoa học Chính trị quốc tế lần thứ 25 do Hiệp hội Khoa học Chính trị Quốc tế (IPSA) tổ chức.


Giáo sư Dmitry Mosyakov.

Đây là sự kiện chính trị quốc tế lớn, được tổ chức 2 năm/1 lần, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, quy tụ nhiều nhà nghiên cứu,chính trị, học giả nổi tiếng của thế giới và là cơ hội để trao đổi về các mối đe dọa cấp bách hiện nay trên thế giới, trong đó có vấn đề Biển Đông. Sự kiện nămnay diễn ra tại Brisbane, Australia từ ngày 21-25/7/2018 với sự tham gia của hơn 2000 đại biểu đến từ khoảng 80 quốc gia trên thế giới. 

Tại Đại hội, Giáo sư Mosyakov đã có trình bàytham luận với nhan đề: "Sự cân bằng sức mạnh trong xung đột ở biển Đông",qua đó phân tích nhiều khía cạnh của cuộc xung đột trên Biển Đông, và bài viết cũng đã được đăng tải trên trang web của Viện Phương Đông học, Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Bài tham luận cho rằng, hiện nay, nhiều chuyêngia từ lâu nghiên cứu về tình hình Biển Đông cho rằng, cuộc xung đột giữa các bên đã và đang làm thay đổi tính chất vốn có của khu vực này. Xung đột đã tồn tại trong một thời gian dài từ cấp độ căng thẳng đã nhanh chóng chuyển sang đối đầu gay gắt, song có những thời điểm dịu lắng nhờ các cuộc đàm phán giữa các bên, đôi khi tạo cảm giác sẽ đi đến thỏa hiệp, nhất là kể từ năm 2003, các nước có xung độttại Biển Đông đã ký kết cái gọi là Những quy tắc ứng xử ở Biển Đông, còn Trung Quốc (TQ) kết nối vào Cộng đồng An ninh ASEAN (sau này đổi thành Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN).

Tuy nhiên, tất cả tín hiệu tích cực này đã nhanhchóng chìm vào quá khứ và thay thế bằng một thực tế hoàn toàn khác. Trung Quốc đã phá vỡ tất cả các thỏa thuận bằng việc tuyên bố 80% Biển Đông là lãnh thổ củamình, đồng thời bỏ qua lợi ích của các nước láng giềng và gây căng thẳng mới trong khu vực. Mỹ đã không chấp nhận khoanh tay đứng nhìn trước sự bành trướng của Trung Quốc và can thiệp vào khu vực này. Đặc biệt trong những năm gần đây có nguy cơ gia tăng căng thẳng hơn do xuất hiện liên tiếp các hành động nguy hiểm,ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định khu vực. Nếu như trước đây thường chỉ đề cập đến xung đột lợi ích giữa Trung Quốc và Việt Nam, Philippines, các nước ASEAN khác thì hiện nay đã xảy ra xung đột và đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ. Gần đây có thông tin cho rằng, Mỹ đã không ít lần phớt lờ cảnh báo của Trung Quốc và điều máy bay đến gần các rạn san hô, nơi Trung Quốc tích cực bồi đắp một cách bất hợp pháp nhằm xây dựng sở hạ tầng cho lực lượng hải quân và không quân, trong đó các sân bay hiện đại. Mới đây nhất, một tàu khu trục khác của Mỹ đã di chuyển qua các khu vực mà Trung Quốc tuyên bố cấm đối với tàu quân sự. Rõ ràng là vào bất cứ thời điểm nào, tất cả những hành động như vậy có thể dẫn đến một xung đột với hậu quả khó lường giữa Trung Quốc và Mỹ.

Tuy nhiên, xung đột ở Biển Đông trong một thờigian dài đã không nhận được sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Năm 1956, Trung Quốc đã chiếm giữ một phần quần đảo Hoàng Sa và tiếp tục nuôi ý đồ mở rộng kiểm soát tại khu vực này. Đến tháng 01/1974, Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch quânsự và chiếm được toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, khi đó thuộc quyền kiểm soát của chính quyền miền Nam Việt Nam, còn Mỹ khi đó đã làm ngơ và không hỗ trợ gì để đẩy lùi cuộc tấn công này. Tiếp đó, Trung Quốc liên tục mở rộng sự bành trướng củamình đối với quần đảo Trường Sa và đến giữa những năm 1990, Trung Quốc đã thiết lập quyền kiểm soát một hòn đảo nhỏ tại đây. Mọi nỗ lực xây dựng các kế hoạch chung nhằm tìm kiếm thỏa hiệp với Trung Quốc đều không mang lại bất kỳ kết quả nào và cuộc xung đột đã dần chuyển từ song phương giữa Trung Quốc và VN (cần nói thêm rằng VN có chủ quyền hợp pháp đối với vùng lãnh thổ này) thành đa phương khi Trung Quốc trong chiến lược bành trướng của mình nảy sinh mâu thuẫn lợi íchvới hầu hết các nước ASEAN.
 

Đến năm 2009 được đánh dấu là thời điểm khởi đầu một giai đoạn mới phát triển xung đột tại Biển Đông khi Trung Quốc gửi Công hàmlên Liên hợp quốc chính thức công bố về “đường chín đoạn” bao trọn 2,2 triệu kmvuông, chiếm 80% diện tích ở Biển Đông mà không dựa trên bất kỳ căn cứ pháp lý nào. Từ thời điểm này, các nhà chức trách Trung Quốc từng bước biến quyền sở hữu hình thức thành quyền sở hữu trên thực tế và thiết lập sự kiểm soát một khônggian rộng lớn tại khu vực này. Tất cả ý kiến của các nhà phân tích trong nhữngnăm 2009 - 2010 đều cho rằng việc Trung Quốc tuyên bố về lãnh thổ rộng lớn nhưvậy sẽ trở thành chủ đề của thương lượng trong tương lai và rằng Trung Quốc sẽ sớm thực hiện một số nhượng bộ đối với các nước láng giềng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ý kiến này đã không hoàn toàn đúng như vậy.

Chính quyền Trung Quốc chứngminh rằng các tuyên bố khi đó không đơn giản thuộc về chủ quyền của nước này mà họ sẽ kiểm soát chặt chẽ vùng lãnh thổ đó. Một ví dụ về chính sách bỏ qua quyền và lợi ích hợp pháp của các nước láng giềng là việc Trung Quốc đơn phương đưa ra quy định về đánh bắt cá ở Biển Đông mà không cần tham vấn với các nước láng giềng. Quy định mới bắt buộc tàu cá nước ngoài phải xin phép và được Trung Quốcđồng ý mới được vào đánh bắt cá ở vùng biển trước đây là ngư trường truyền thống của họ, nhưng hiện nay Trung Quốc lại tự cho mình quyền tài phán bất chấp luậtpháp. Quyết định này ảnh hưởng nhiều hơn cả đối với ngư dân các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Đài Loan. Hiện nay, họ đang đứng trướccác mối đe dọa lớn, nhất là trong trường hợp bị bắt giữ sẽ bị cơ quan chức năng Trung Quốc tịch thu ngư cụ và nộp tiền phạt lên đến 83 000 USD.

Chính quyền Trung Quốc thì giải thích quyết định này là nhằm bảo vệ việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cá tại khu vực này, tuy nhiên, các quốc gia liên quan thì lại coihành động của Trung Quốc là một cái cớ nhằm che giấu ý định thực sự của mình nhằmcấm "ngư dân nước ngoài" tiếp cận vùng biển vốn là ngư trường truyềnthống của họ mà hiện nay Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bất chấp luật pháp quốc tế. Quyết định đơn phương này đã đe dọa đến cuộc sống của hàng ngàn gia đình ngư dân từ các nước láng giềng với Trung Quốc, gây ra sự bất đồng và phản đối trực tiếp của Philippines, trong khi đó Chính phủ Đài Loan cũng kiên quyết khôngcông nhận các quy tắc do Bắc Kinh thiết lập.

Song nhất quán hơn cả trong vấn đềnày là Việt Nam, quốc gia không chỉ phản đối tính bất hợp pháp trong các hành động của Trung Quốc, mà còn buộc họ phải từ bỏ những hành động sai trái này bởi lẽ mọi hành động tấn công của tàu chiến Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam đều bị báo chí quốc tế phản ánh đậm nét, đặc biệt gây tổn hại đến hình ảnh của Trung Quốc như là một đất nước yêu hòa bình vốn được giới chức nước này thường xuyên tuyên bố. Có thể nói rằng, trong tất cả các nước ASEAN, Việt Nam đã cho thấy nước này thực sự là người bảo vệ nhất quán lợi ích của quốc gia và của toàn khu vực.Quan điểm của Việt Nam đã buộc các nước ASEAN khác đưa vấn đề Biển Đông lên vịtrí hàng đầu trong chính sách khu vực và Việt Nam có sức ảnh hưởng lớn đến quanđiểm chung của ASEAN về vấn đề này. Các cuộc họp gần đây của các Bộ trưởng ngoại giao và Hội nghị thượng đỉnh ASEAN đã khẳng định nhận định trên.

Xung đột trong khu vực đã trở nên căng thẳng hơn bởi nhân tố Mỹ, cường quốc đã nhân cơ hội này để một lần nữa thể hiện rằng chỉcó nước Mỹ mới có thể bảo vệ các nước Đông Nam Á trước những hành động bất chấp luật pháp của Bắc Kinh. Mỹ coi hành động của Trung Quốc là "hành động khiêu khích và có khả năng gây nguy hiểm", còn " Trung Quốc không đưa ra lời giải thích hay biện minh nào trên cơ sở luật pháp quốc tế về những yêu sách của mình đối với Biển Đông". Tuy nhiên, tuyên bố của Mỹ, cũng như phản ứng gay gắt của các nước láng giềng là chưa đủ sức mạnh để làm thay đổi chínhsách của Trung Quốc. Ngày 01/01/2014, khi các quy định mới về đánh bắt cá được áp dụng trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông thì Trung Quốc cũng đã tiếnhành cuộc tập trận quân sự tại đây với sự tham gia của 14 tàu chiến.

Bước đi tiếp theo làm leo thang xung đột là việc Bắc Kinh bắt tay thực hiện chương trình "thăm dò dầu khí" vào năm2014 ở những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam và được thừa nhận theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982. Thêm một lần nữa, Trung Quốc không có bấtkỳ sự tham vấn nào với các nước láng giềng đã đơn phương công bố việc triểnkhai hoạt động khoan thăm dò trên trang web chính thức của Cơ quan Quản lý An ninh Hàng hải Trung Quốc, trong đó thông báo rằng giàn khoan của Trung Quốc sẽ hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa từ 4/5/2014 đến 15/8/2014, đồng thời cấm mọi hoạt động của tàu thuyền các nước trong phạm vi bán kính 4,8 km từ vị trí đặt giàn khoan.

Đáp lại, chính phủ Việt Nam yêu cầu Trung Quốc ngừng việc khoan thăm dò các giếng dầu ở Biển Đông. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ khu vực đặt giàn khoan của Trung Quốc nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Liên quan vấn đề này, Tập đoàn Dầu khí quốcgia Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức ngừng tất cả các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, đáp lại những phản ứng của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố rằng giàn khoan di chuyển trong vùng biển Trung Quốc. Về vấn đề này,nhiều nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang áp dụng “Chiến lược đặt nước khác vào tình thế chuyện đã rồi” để từng bước khẳng định chủ quyền đối vớicác khu vực tranh chấp ở Biển Đông và tin rằng các nước láng giềng yếu thế sẽ không phản đối hành động của mình.

Tuy nhiên, quan điểm này của Trung Quốc là sai lầmbởi Việt Nam luôn giữ lập trường cứng rắn trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp củamình, buộc Bắc Kinh phải lưu tâm đến quan điểm của Việt Nam. Ngoài thực địa,tàu Việt Nam di chuyển xung quanh khu vực đặt giàn khoan của Trung Quốc. Đã có thời điểm xảy ra va chạm khi tàu Trung Quốc cố tình đụng độ tàu Nam và sử dụng vòi rồng công suất lớn để đẩy đuổi tàu Việt Nam. Mối đe dọa có thể đến bất cứ lúc nào. Các vòi rồng phun nước có thể nằm bất động, nhưng khi hoạt động cũnglà loại vũ khí thực sự đáng sợ. "Cuộc chiến lý trí" kéo dài vài tháng và cuối Trung Quốc cũng di dời giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam vào giữa tháng 7, thay vì tháng 8/2014 như tuyên bố trước đó. Trung Quốc đã không đạt được bất cứ thứ gì, không tìm thấy dầu mỏ, mà ngược lại còn làm xấu đi hình ảnh củahọ trên thế giới. Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam trở nên căng thẳng tột đỉnh bởi có hàng loạt cuộc biểu tình chống Trung Quốc, trong khi đó các nước láng giềng của Trung Quốc nhận ra rằng vào bất cứ thời điểm nào Trung Quốc đều có thể tự mình hành động một cách khó lường mà không cần bất kỳ sự tham vấn nào.

Sau khi rút giàn khoan, bình yên trên Biển Đôngtrở lại, song chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi. Trung Quốc đã thực hiện chiến lược mới để gây áp lực đối với các nước láng giềng bằng việc đẩy mạnh bồi đắp các đảo nhân tạo và triển khai lực lượng vũ trang đồn trú, xây dựng sân bay cho máy bay vận tải và máy bay quân sự. Theo các bằng chứng của Mỹ ghi nhận vào thời điểm đó thì " Trung Quốc đang tích cực xây dựng đảo bằng cách bồi đắpcát lên các rạn san hô. Cho đến nay, Trung Quốc đã bồi lấp được khoảng 4 km vuông”. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh việc xây dựng các hòn đảo là nhu cầu thiết yếu của Trung Quốc để mở rộng không gian kiểm soát trên biển, bởi khi hoàn thiệnbồi đắp các đảo đá, Trung Quốc cho rằng biên giới của nước này sẽ tự động mở rộng thêm ít nhất là 12 hải lý là chiều rộng lãnh hải của các đảo này.

Việc xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông gây ra phản ứng gay gắt từ các nước có tranh chấp, chủ yếu là Philippines và Việt Nam, trong đó lên án việc xây dựng bất hợp pháp và quân sự hóa các đảo này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái ở Biển Đông, bởi các rạn san hô và các đảo chìm là nơi trú ngụ của các loài cá và đây là nguồn lợi thủy sản phong phú đối với ngành khai thác thủy sản và nuôi sống hàng ngàn người dân ở các nước ven biển, nhưng hiện nay những thực thể này đang lâm vào tình trạng nguy hiểm. Ngoài ra, “hoạt động của Trung Quốc nhằm mở rộng các đảo đá có thể dẫn đến việc nước này sẽ kiểm soát hoàntoàn Biển Đông”. Quan điểm này được dư luận tại Việt Nam, Malaysia và các nước ĐôngNam Á khác ủng hộ. Làm sao không ủng hộ được khi thời gian đã chứng minh quan điểm này là hoàn toàn đúng đắn.

Hiện nay, những hòn đảo xây dựng bất hợp pháp này đã nhanh chóng được quân sự hóa bằng việc triển khai các tổ hợp tên lửa phòng không, xây dựng sân bay quân sự và biến chúng trở thành trung tâm kiểm soát quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Hiện nay, Trung Quốc đã triển khai tênlửa hành trình YJ-12B, có thể tấn công mục tiêu trong bán kính 546 km và tiêu diệt mục tiêu trên không ở khoảng cách 296 km. Tổng cộng, Bắc Kinh đã xây dựng27 căn cứ hiện đại và hầu hết đều có đường băng cất hạ cánh.

Phân tích tình hình hiện tại, không thể bỏ qua câu hỏi về hiệu quả của một chính sách đối đầu của Bắc Kinh, lợi ích thực sự nhậnđược đằng sau những xung đột này. Tuy nhiên, rất khó để tìm ra những yếu tố tích cực từ việc thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc, thay vào đó là những yếu tố mang tính tiêu cực. Đó là sự thiếu niềm tin và gia tăng tính thù địch với các nước láng giềng trong khu vực, tạo ra cái cớ để Mỹ quay trở lại khu vực. Nhìn chung,sự gia tăng rõ rệt vai trò của Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề của Đông Nam Á, sự gia tăng về mức độ và tần suất liên kết giữa các nước Đông Nam Á với Mỹ đều liên quan trực tiếp đến chính sách bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.Trong bối cảnh này, các nước láng giềng đang lâm vào cuộc chạy đua vũ trang và tích cực trang bị vũ khí mới. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chi khoảng 3% GDP cho chi tiêu quân sự và trong tương lai gần có thể tăng lên 5%. Ngânsách quân sự hàng năm của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 đã tăng 30%, từ 3,8 tỷUSD lên 4,9 tỷ USD. Chính phủ Philippines cũng đẩy mạnh việc vũ trang cho quân đội.Bộ Quốc phòng nước này đã lên kế hoạch mua 12 máy bay trực thăng tấn công, 06máy bay tấn công phản lực hạng nhẹ và 01 máy bay tuần tra ven biển, cũng như đầu tư cho các hợp đồng dài hạn mua hai tàu khu trục từ Hải quân Ý và 12 máy bay huấnluyện chiến đấu.

Những động thái trên đã chỉ ra rằng, hành động đơn phương của Trung Quốc sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho chính nước này. Vớikhẩu hiệu bảo vệ tự do hàng hải, các tàu chiến của Mỹ chắc chắn sẽ tiếp tục phá vỡ các ranh giới và giới hạn trên Biển Đông do Trung Quốc thiết lập và sẽ di chuyển vào vùng biển tranh chấp mà
  đơn phương tuyên bố chủ quyền, khiêu khích Bắc Kinh dẫn đến các cuộc đụng độ. Và nhưvậy, kế hoạch đẩy đuổi Mỹ ra khỏi khu vực này của Trung Quốc sẽ hoàn toàn đổ vỡ,đồng thời tạo cớ cho Mỹ gia tăng sự hiện diện trong khu vực. Giả sử trong cuộc bầu cử Tổng thống Philippines, chiến thắng không thuộc về ông Duterte, người đang nỗ lực cân bằng giữa lợi ích của Mỹ và Trung Quốc, thì có lẽ quân đội Mỹ sẽ táitriển khai lực lượng tại căn cứ hải quân Subic và căn cứ khôngquân Clark Field trên lãnh thổ Philippines, bởi trước đó trong chuyến thăm Manila hồi tháng 4/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà chức trách Philippines trước đây đã đạt được thỏa thuận về việc triển khai đồn trú này.

Vì vậy, bằng những hành động của mình, Trung Quốc thực sự đang mở cánh cửa cho Mỹ hiện diện tại khu vực này, tạo cơ hội để nước này củng cố vị thế của mình ở châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, trong khi lại đi ngược lại với chính sách Trung Quốc là đẩy đuổi Mỹ ra khỏi khu vực này. Chính sự mất niềm tin đối với Trung Quốc đã buộc các nước láng giềng tìm kiếm sự ủng hộ từ phía Mỹ. Nhiều quốc gia với chính sách đối đầuvới Trung Quốc đang lợi dụng việc này để đạt được mục đích của mình là bao vâyTrung Quốc bằng cách xây dựng các mối quan hệ đặc biệt không chỉ vớiPhilippines, mà còn với cả Việt Nam và Myanmar. Ý nghĩa của liên minh này là nhằm tạo ra một đối thủ ngang tầm với Trung Quốc ở Đông Nam Á và lợi dụng các nước này phục vụ lợi ích riêng của mình.

Tuy nhiên gần đây, Bắc Kinh đã nhận thức rõ một thực tế là chính sách mở rộng bành trướng đang ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ với các nước ASEAN và làm tổn hại đến hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế. Do đó, Trung Quốc đã thay đổi phần nào chiến thuật của mình, cố gắng tránh đụng độ ở Biển Đông và bắt đầu thể hiện thiện chí sẵn sàng thỏa thuận trong các cuộc đàm phán để xây dựng Bộ nguyên tắc ứng xử mới của các bên ở Biển Đông. Cuộc họp các quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao được tổchức trong tháng 8/2018 là một minh chứng cho chiến thuật mới này. Nhưng ngay cả khi thay đổi chiến thuật thì Trung Quốc cũng không bao giờ từ bỏ các biện pháp để áp đặt các yêu sách chủ quyền của mình và tham vọng kiểm soát hoàn toàn Biển Đông.Trung Quốc như trước đây tìm mọi cách hủy bỏ Phán quyết của Tòa Trọng tài, tiếptục phớt lờ các phán quyết này. 

Trong khi đó, những phán quyết này lại chứa đựng một ý nghĩa sâu sắc vì Tòa trọng tài bác bỏ cái gọi là quyền lịch sử mà Trung Quốc tích cực sử dụng chống lại lợi ích của các nước láng giềng, đồng thời chỉ ra rằng biện pháp giải quyết tình hình hiện nay là phải tuân thủ luật pháp quốc tế trên cơ sở Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. Phán quyết của Tòa trọng tài hoàn toàn gây bất lợi cho Trung Quốc, do vậy nước này với tất cả nguồn lực tìm mọi cách để bác bỏ phán quyết này bằng cách tích cực sử dụng ảnh hưởng chính trị, ngoại giao và kinh tế để huy động và thuyết phục các nước không ủnghộ các phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện Trung Quốc của Philippines.Tuy nhiên, những nỗ lực của Trung Quốc hầu như không mang lại kết quả đáng kể.Các nước ASEAN tiếp tục ủng hộ việc thực hiện các phán quyết của Tòa trọng tài,ủng hộ giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở của luật pháp quốc tế.

Cần nhấn mạnh rằng, Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì quan điểm nhất quán của các nước trong ASEAN ủnghộ các quyết định của Tòa trọng tài. Thực tế là VN có bằng chứng lịch sử (thậmchí nhiều hơn cả Trung Quốc) khẳng định từ xa xưa những vị hoàng đế Việt Nam đã kiểm soát và sử dụng các đảo tranh chấp hiện nay. Nhưng Việt Nam hiểu được tầm quan trọng và tính khách quan của phán quyết của Tòa trọng tài, đã giải quyết xung đột mà không khiếu nại đối với quyền lịch sử đối với các thực thể đang tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam mong muốn giải quyết xung đột hiện nay mộtcách hòa bình, công bằng, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng nêu trong Phán quyết của Tòa trọng tài. Quan điểm nhất quán như vậy của Việt Nam đã trở thành quan điểm chung của tất cả các nước ASEAN.
  

Trong hoàn cảnh như vậy, hướng giải quyết hợp lý nhất của Trung Quốc là thay đổi chính sách của mình, đẩy mạnh hợp tác với các nước láng giềng có tính đến lợi ích hợp pháp của họ, tìm kiếm và đạt được thỏa hiệp trên cơ sở luật pháp quốc tế và đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Sự thay đổi này có thể không phải là biện pháp hoàn hảo, nhưng là nền tảng đáng tin cậy và hợp pháp để đạt được thỏa hiệp giữa các bên ở Biển Đông.
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.