Chuyên mục
Ai sẽ chịu thiệt nhiều nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Ai sẽ chịu thiệt nhiều nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Thứ năm 20/09/2018 02:06 GMT + 7
Hãng tin PBS cho biết, với việc đánh thuế đối với thêm 200 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào tuần tới, Tổng thống Donald Trump đã đẩy cao cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh và nhiều khả năng giá cả trên thị trường sẽ tăng mạnh.

Gần như ngay lập tức, các quan chức Bắc Kinh đã tuyên bố đánh thuế vào 60 tỉ USD hàng hóa của Mỹ, điều này có thể khiến nông dân và các công ty Mỹ gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm của mình cho Trung Quốc. Dưới đây là những gì đang xảy ra và những ảnh hưởng mà động thái của ông Trump có thể mang lại.

Tổng thống Trump đã đánh thuế vào 200 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đẩy mạnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Mỹ đã và đang làm gì?

Chính quyền Trump sẽ bắt đầu đánh thuế đối với 200 tỉ USD hàng hóa của Trung Quốc. Mức thuế ban đầu sẽ là 10% và sẽ tăng lên 25% vào cuối năm nay.

Danh sách các mặt hàng bị đánh thuế rất dài, từ thảm mây cho đến còi chống trộm và xe đạp. Tuy vậy, chính quyền Mỹ cũng gạch bỏ một số mặt hàng trong danh mục đánh thuế ban đầu, bao gồm mũ bảo hiểm xe đạp và các sản phẩm bảo đảm an toàn cho trẻ nhỏ khác. Đồng hồ thông minh và các thiết bị khác cũng sẽ không bị đánh thuế, điều mà các tập đoàn như Apple sẽ rất hài lòng.

Mỹ và Trung Quốc trước đó đã đánh thuế nhập khẩu đối với 50 tỉ USD hàng hóa của nhau. Danh mục hàng hóa Mỹ bị đánh thuế của Trung Quốc phần lớn là những mặt hàng nông nghiệp. Trung Quốc đang cố ý đánh vào các nông dân Mỹ, những người đã ủng hộ ông Trump và có quyền lợi được đại diện bởi nhiều thành viên trong quốc hội. 60% kim ngạch xuất khẩu của đậu nành Mỹ đều thuộc về Trung Quốc và họ sẽ phải chịu tổn thất về doanh thu.

Điều gì đã dẫn đến sự rạn nứt giữa Mỹ và Trung Quốc?

Chính quyền Trump đã cáo buộc Trung Quốc dùng những chiến lược mạnh bạo nhằm tìm cách vượt mặt Mỹ trên lĩnh vực công nghệ. Các quan chức Mỹ nói rằng kế hoạch phát triển dài hạn của Trung Quốc mang tên “Made in China 2025” bao gồm xây dựng các doanh nghiệp lớn trong các ngành công nghệ thông tin, tự động hóa, thiết bị không gian, xe điện và dược phẩm sinh học.

Các công ty nước ngoài phàn nàn rằng “Made in China 2025” đang khiến họ chịu thiệt khi hoạt động ở Trung Quốc. Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra và kết luận rằng Trung Quốc thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, từ việc yêu cầu các công ty Mỹ và nước ngoài phải bàn giao công nghệ mới được tiếp cận vào thị trường rộng lớn của mình cho đến đánh cắp công nghệ qua mạng. Mỹ cũng kết luận rằng Bắc Kinh đã dùng ngân sách quốc gia để mua những công nghệ với giá mà các công ty tư nhân không thể chi trả được.

Chính quyền Trump nói rằng động thái đánh thuế đối với 200 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc là nhằm đáp trả cho việc Bắc Kinh không ngừng những chiến lược nêu trên.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng như thế nào?

Điều này vẫn chưa thực sự rõ ràng. Các nhà kinh tế học thuộc ngân hàng Bank of America Merrill Lynch đã cảnh báo rằng một cuộc chiến tranh thương mại quy mô lớn kéo dài sẽ khiến kinh tế Mỹ chững lại.

Họ nói thêm, khi chuỗi cung ứng bị cản trở, niềm tin của doanh nghiệp bị hao mòn và sự bất ổn ngày càng lớn, nền kinh tế Mỹ “sẽ rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng” và cản trở khả năng phát triển kinh tế của Mỹ.

Không chỉ có các nông dân trồng đậu nành, các nhà sản xuất Mỹ cũng sẽ phải chịu những gò bó khác nhau. Các loại máy móc và linh kiện của các sản phẩm được làm ở Mỹ hiện đã bị ảnh hưởng. Các nhà sản xuất Mỹ đang phải chi nhiều hơn để mua các linh kiện và thiết bị mà họ cần, điều này khiến họ gặp bất lợi trước những đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài.

Mỹ có đang “gây chiến” với đối tác thương mại nào khác?

Chính quyền Trump đang đối đầu với rất nhiều nước. Tổng thống Mỹ đã áp đặt thuế đối với nhôm và thép, một hành động đã khiến các nước đồng minh của Mỹ như Canada, Mexico và Liên minh Châu Âu có biện pháp đáp trả tương xứng.

Ông Trump cũng đe dọa sẽ áp thuế đối với các loại xe và linh kiện xe hơi nhập khẩu từ nước ngoài với lý do rằng chúng là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ. Ông cũng muốn thay thế Thỏa thuận Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), trong quá khứ đã được ba nước Mỹ, Mexico và Canada ký kết, bằng một thỏa thuận mới nhằm gia tăng hoạt động chế tạo xe hơi ở Mỹ.

Chính quyền Trump gần đây đã đạt được một thỏa thuận với Mexico mà không có sự tham gia của Canada. Các cuộc hội đàm với Canada vẫn đang tiếp diễn, song Mỹ và nước này đã có những bất đồng về nhiều vấn đề khác nhau như thị trường thực phẩm sữa của Canada cũng như việc Mỹ đang thiên vị các công ty dược phẩm trong nước trước những đối thủ nước ngoài.

Ngành công nghiệp Mỹ được dự báo sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các mức thuế nặng nề đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Các chuyên gia nhận định, với việc đối đầu với đồng minh của mình, ông Trump đã làm hỏng cơ hội nhằm xây dựng một mặt trận chung nhằm đối phó với Trung Quốc. Thực tế, Châu Âu, Nhật Bản và các quốc gia phát triển khác cũng có những phàn nàn về hành động của Trung Quốc giống như Mỹ.

Liệu cuộc chiến này có thể được giải quyết?

Đã có những thông tin cho rằng chính quyền Trump gần như sẽ bắt đầu đàm phán với Bắc Kinh trở lại. Các cuộc hội đàm không chính thức vẫn đang diễn ra, song các quan chức Mỹ nói rằng hai bên chưa có kế hoạch tiến hành thảo luận chính thức.

Đã có lúc cuộc chiến thương mại có thể đã kết thúc. Vào tháng 5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin tuyên bố rằng cuộc chiến này đã được “hoãn lại”. Chính quyền Trump tạm ngừng đánh thuế sau khi Bắc Kinh đồng ý đẩy mạnh số lượng hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, đặc biệt là nông sản và các loại năng lượng, nhằm thu hẹp thâm hụt thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.

Thế nhưng điều này không kéo dài được lâu. Các chuyên gia nói rằng cam kết của Bắc Kinh khá mơ hồ, và ông Trump vẫn nhất quyết đánh thuế vào hàng hóa Trung Quốc.

Trong quá khứ Mỹ đã có bao nhiêu cuộc chiến thương mại?

Để tìm được một cuộc chiến thương mại căng thẳng giữa Mỹ và các đối tác lớn như hiện tại, chúng ta phải quay trở về thập niên 1930. Vào thời Đại Suy thoái, nhiều đất nước trong đó có Mỹ đã đóng cửa thị trường và không nhập khẩu từ bên ngoài.

Từ đó đến nay, nhiều cuộc xung đột thương mại nhỏ hơn đã xảy ra. Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã từng đánh thuế vào 300 triệu USD hàng nhập khẩu từ Nhật Bản khi hai bên có những bất đồng trong việc trao đổi chất bán dẫn. Mục tiêu của Mỹ là nhằm gây sức ép lên Nhật Bản để buộc nước này chấp nhận mức giới hạn số lượng xe hơi xuất khẩu sang Mỹ.

Vào năm 2002, Tổng thống George W. Bush đã đánh thuế vào thép Trung Quốc. Động thái này cho phép nhà sản xuất thép ở Mỹ tăng giá, đẩy chi phí của những công ty khách hàng và buộc họ phải cắt giảm ngân sách ở nhiều bộ phận. Tuy nhiên nó cũng dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp tăng lên ở Mỹ.

Năm 2009, chính quyền Obama đã đánh thuế vào lốp xe Trung Quốc, nhằm giới hạn số lượng lốp xe được nhập khẩu từ nước này và giảm bớt tổn thất cho ngành công nghiệp lốp xe của Mỹ. Bắc Kinh đáp trả bằng việc áp thuế 105% đối với chân gà nhập từ Mỹ, một món hàng cho không ở Mỹ nhưng lại được coi là món ăn khoái khẩu ở Trung Quốc.

Viện nghiên cứu Peterson ước tính rằng động thái này đã giúp giữ được 1.200 việc làm ở Mỹ cho ngành sản xuất lốp xe, song người tiêu dùng đã phải chi trả 900.000 USD cao hơn so với trước với mỗi việc làm được giữ lại.

Anh Tuấn (lược dịch)
Nguồn: infonet.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.