Chuyên mục
Nga lên kế hoạch bí mật tách nền kinh tế khỏi ảnh hưởng của USD
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nga lên kế hoạch bí mật tách nền kinh tế khỏi ảnh hưởng của USD

Thứ ba 16/10/2018 03:49 GMT + 7
Chính phủ Nga đang triển khai chi tiết kế hoạch từng được Moscow đề ra hồi đầu tháng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của nền kinh tế Nga vào đồng USD.

Nga lên kế hoạch giảm vai trò của đồng USD trong nền kinh tế Nga (Ảnh: Sputnik)

Hồi đầu tháng 10, chính phủ Nga đã đề xuất kế hoạch “phi USD hóa” nền kinh tế. Điểm trọng tâm của kế hoạch này là nhằm giúp các nhà xuất khẩu chủ chốt của Nga giành được nhiều lợi nhuận hơn từ việc sử dụng đồng rúp thay vì đồng tiền của Mỹ.

Theo kế hoạch, nếu sử dụng đồng rúp, giới xuất khẩu Nga sẽ nhận được một số ưu đãi, chẳng hạn ưu đãi về thuế bao gồm việc hoàn thuế giá trị gia tăng nhanh hơn hoặc các lợi ích khác nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD.

Chính phủ Nga đang tìm cách triển khai chi tiết kế hoạch trên và sẽ sớm đệ trình lên Thủ tướng Dmitry Medvedev.

“Kế hoạch vẫn chưa được đệ trình lên Thủ tướng. Chúng tôi vẫn còn một số bất đồng giữa các bộ phận kỹ thuật. Chúng tôi sẽ giải quyết nhanh chóng và hy vọng chính phủ sẽ cân nhắc kế hoạch này”, Thứ trưởng Tài chính Nga Alexey Moiseev nói với Reuters.

Ông Moiseev cho biết kế hoạch này sẽ không được công khai và chỉ được dùng chính thức trong nội bộ chính quyền Nga. Thứ trưởng cũng nói rằng các Bộ Tài chính, Bộ Phát triển Kinh tế và Ngân hàng Trung ương Nga đang cùng phối hợp để lên kế hoạch chi tiết.

Giới chức Nga trước đó từng nói rằng kế hoạch của Moscow không nhằm mục đích cấm đồng USD lưu hành tại Nga, mà chỉ bao gồm các phương án để kích thích việc sử dụng nội tệ của Nga trong hoạt động thương mại, thay vì sử dụng đồng USD.

Theo Thứ trưởng Moiseev, kế hoạch trên không cấm các khoản vay bằng đồng USD cho người Nga. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Nga sẽ có cách để các khoản vay bằng rúp được ưu tiên và mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với đồng USD.

Được sự ủng hộ của Tổng thống Vladimir Putin, ý tưởng “phi USD hóa” nền kinh tế Nga đã được thảo luận tích cực gần đây tại Nga do các lệnh trừng phạt ngày càng siết chặt của Washington đối với Moscow. Hồi tháng 5, Tổng thống Putin cho biết Nga không còn tin tưởng vào hệ thống tài chính do đồng USD thống trị kể từ khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương và vi phạm các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông Putin nói rằng tình trạng độc quyền của đồng USD là không an toàn và gây nguy hiểm cho nền kinh tế toàn cầu.

Chủ tịch Ngân hàng VTB Nga Andrey Kostin gần đây cho biết Nga sẽ tăng cường sử dụng các đồng tiền khác khi tiến hành các giao dịch xuất - nhập khẩu với nước ngoài. Các đồng tiền được ưu tiên sử dụng gồm đồng Euro của châu Âu, nhân dân tệ của Trung Quốc và rúp của Nga.

Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Nga cũng đang đẩy mạnh mua vàng tích trữ và dự trữ vàng của Nga đang tiến gần đến mức kỷ lục 2.800 tấn thời Liên Xô vào năm 1941. Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Dmitry Tulin cho biết Moscow xem vàng là “vật bảo đảm 100% trước các rủi ro về pháp lý và chính trị”, đồng thời tích trữ vàng cũng là chiến lược nhằm đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoài đồng USD.

Thành Đạt
Nguồn: dantri.com.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.