Chuyên mục
Giá dầu-USD nhảy múa: Nga 'thiệt ít-lợi nhiều'
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Giá dầu-USD nhảy múa: Nga 'thiệt ít-lợi nhiều'

Thứ tư 14/11/2018 16:29 GMT + 7
Hiệu quả từ chính sách vĩ mô của chính phủ Nga, dòng lợi ích từ nước Nga có thể ngược chiều với hiệu ứng bất lợi từ giá dầu và USD...

Giá dầu giảm sốc và USD liên tục nhảy múa

Theo Bloomberg, phiên giao dịch sáng 14/11, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, dầu WTI giao tháng 12/2018 có giá 55,67 USD/thùng, giảm 3 USD so với phiên ngày 13/11, giảm tới 4,71 USD so với phiên ngày 12/11.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 1/2019 đứng ở mức 65,64 USD/thùng, tăng 17 cent trong phiên nhưng giảm tới 3,42 USD/thùng so với đầu giờ ngày 13/11 và giảm tới 4,48 USD/thùng so với đầu phiên 12/11.

Còn theo ghi nhận trên icmarkets.com, phiên đầu giờ sáng 14/11, dầu WTI được giao dịch ở mức giá thấp nhất là 55,81 USD/thùng, trong khi đóng cửa phiên giao dịch cuối ngày 13/11, giá dầu WTI ở mức 55,42 USD/thùng, giảm 2,36%.

Giá dầu giảm sốc và giảm liên tục trong 14 phiên giao dịch đầu tiên của tháng 11/2018

Với dầu Brent, phiên đầu giờ sáng 14/11, được giao dịch ở mức thấp nhất là 65,38 USD/thùng, trong khi đóng cửa phiên giao dịch cuối ngày 13/11, giá dầu Bent đứng ở mức 69,18 USD/thùng, giảm 0,8%.

Đây là phiên giao dịch thứ 14 liên tiếp ghi nhận giá dầu giảm mạnh, mà nguyên nhân được cho là bởi tâm lý lo ngại dư thừa nguồn cung, do Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt với Iran và Tổng thống Trump kêu gọi OPEC không giảm sản lượng.

Theo số liệu của Ủy ban Giám sát hỗn hợp trong-ngoài OPEC, tổng sản lượng dầu khai thác của Nga, Mỹ và Ả-rập Saudi hiện nay đã đạt trên 33 triệu thùng/ngày, mức cao kỷ lục tính đến thời điểm hiện tại.

Giá dầu giảm sốc trong bối cảnh đồng đô la Mỹ liên tục tăng-giảm bất quy luật. Vào đầu giờ ngày 14/11, chỉ số ICE U.S. Dollar Index - thước đo diễn biến của USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, đứng ở mức 96,98 điểm, giảm 0,41% giá trị.

Trong phiên giao dịch ngày 13/11, giá trị USD lại tăng mạnh. Trước xu thế tăng-giảm diễn ra liên tục như vậy, Ngân hàng Bank of America đã đánh giá đây là hiện tượng "nhảy múa của đồng đô la" - dấu hiệu của tình trạng không an toàn.

Theo Bank of America, các nhà giao dịch tiền tệ không còn đặt tất niềm tin vào USD như một cứu cánh mở ra "thiên đường lợi ích",vì trong “bối cảnh rủi ro của thị trường tài chính” thì lợi suất của đồng USD không cao và không ổn định, theo Bloomberg.

Ngân hàng Mỹ nhận định đồng USD sẽ tiếp tục "nhảy múa" trong bối cảnh rủi ro cao hơn liên quan đến thâm hụt kép trong thương mại của Mỹ và căng thẳng trong chính trường Mỹ, bất kể triển vọng tích cực về tăng trưởng và lãi suất dự trữ năm 2019.

Nga lợi nhiều - thiệt ít nhờ Putin

Trong bối cảnh giá dầu giảm sốc và đồng đô la nhảy múa, giới phân tích cho rằng nền kinh tế Nga được hưởng lợi nhiều nhất - chịu thiệt hại ít nhất từ hai hiệu ứng đặc biệt này, dù Nga là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Lợi suất-sức mua của đồng RUB tăng cao trong khi đồng USD nhảy múa đảm bảo lợi kinh tế "thiệt đơn-lợi kép"

Nước Nga và nền kinh tế Nga "thiệt ít-lợi nhiều" từ giá dầu giảm sốc-USD nhảy múa là nhờ sự sáng suốt của Tổng thống Putin và chính phủ Nga trong hoạch định chính sách và điều hành vĩ mô đã làm giảm tác động trái chiều từ hai hiệu ứng này.

Thứ nhất, phát triển nền kinh tế hàng hoá đang dạng với cơ cấu hướng vào phục vụ tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu và phục vụ xuất khẩu, từ đó nâng cao sức mua và gia tăng lợi suất cho đồng ruble.

Còn nhớ ngày 13/7 một sự kiện quan trọng với kinh tế Nga, đó là Ngân hàng Thế giới thay đổi cách đánh giá, điều chỉnh quy mô các nền kinh tế - sử dụng chỉ số PPP vốn dựa trên sức mua đồng tiền quốc gia, thay cho chỉ số GDP thường quy về USD.

Với cách đánh giá mới của WB, kinh tế Nga có quy mô lớn thứ 6 toàn cầu trong năm 2017, theo Bảng xếp hạng của WB sau điều chỉnh về sự chênh lệch GDP giữa các nền kinh tế quốc gia.

Kinh tế Nga năm 2017 - dựa trên PPP theo xếp hạng của WB - đứng dưới kinh tế Trung Quốc, kinh tế Mỹ, kinh tế Ấn Độ, kinh tế Nhật Bản và kinh tế Đức, với quy mô là 3,7 nghìn tỷ USD.

PPP của Trung Quốc là 23,3 nghìn tỷ USD, Mỹ là 19,4 nghìn tỷ USD, Ấn Độ là 9,4 nghìn tỷ USD, Nhật Bản là 5,6 nghìn tỷ USD và và Đức 4,2 nghìn tỷ USD, tính theo sức mua của các đồng tiền tương ứng.

Trong khi đó, nếu xếp theo GDP, năm 2017 kinh tế Nga xếp thứ 11 thế giới với quy mô là 1,5 nghìn tỷ USD, sau Canada, Ý và Brazil. Mỹ có GDP là 19,4 nghìn tỷ USD - xếp thứ nhất - và Trung Quốc có GDP là 12,2 nghìn tỷ USD - xếp thứ 2.

Theo đánh giá của WB, những con số mới trong so sánh giữa GDP và PPP cho thấy sức mua và lợi suất của đồng ruble đã tăng mạnh, mà điều đó có được là nhờ Nga đã có một nền kinh tế hàng hoá đa dạng và phát triển mạnh mẽ.

Ông Putin rất sáng suốt khi xem tăng sức mua cho đồng ruble là nền tảng trong điều hành kinh tế vĩ mô

Thực tế đó cho thấy nền kinh tế Nga và đồng RUB đã độc lập hơn với đồng USD, giúp cho hoạt động kinh tế tại xứ sở bạch dương có độ miễn nhiễm cao với việc nhảy múa của đồng USD, đảm bảo an toàn cho lợi ích của doanh nghiệp và giới đầu tư.

Thứ hai, thiết lập Bước đệm tài chính an toàn cho nền kinh tế - hình thành từ lợi nhuận có được phần dầu bán giá trên 40 USD/thùng - với "độ dày" hơn 200 tỷ USD, đảm bảo kinh tế Nga luôn "thiệt đơn-lợi kép" trước mọi biến động của giá dầu. 

"Theo nguyên tắc, mọi khoản doanh lợi từ giá dầu trên 40 USD/thùng đều được đưa vào Bước đệm tài chính. Khoản dự trữ này bên cạnh Quỹ dự trữ ngoại hối và vàng do Ngân hàng Trung ương nắm giữ. Đây là giải pháp tuyệt vời", Reuters bình luận.

Theo Reuters, Tổng thống Putin và giới lãnh đạo Nga muốn thiết lập Bước đệm tài chính nhằm tránh cho nền kinh tế lặp lại cú sốc như năm 2014, mà gây ra bởi trừng phạt của Mỹ-phương Tây hoặc một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới.

Điều đó là hoàn toàn có cơ sở, khi Mỹ cảnh báo có thể tiến hành bước hai của hệ thống trừng phạt nhiều tầng nấc với Nga, liên quan đến "vụ Skripal", vũ khí hoá học của Syria hay can thiệp vào tình hình Ukraine, nếu Moscow không "biết điều".

Bước đệm tài chính góp phần giúp chính phủ Nga tăng khả năng "bảo vệ nền kinh tế khỏi mọi rung chuyển trên thị trường dầu mỏ hoặc bất kỳ sự trừng phạt đối với nước Nga", Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Duma Quốc gia Nga Andrei Makarov cho biết.

Ngoài bảo vệ nền kinh tế, việc thiết lập Bước đệm tài chính còn tạo chất xúc tác tuyệt vời kết nối các cấu trúc vi mô của kinh tế Nga, gia tăng khả năng chống chọi cho nền kinh tế trước những tác động từ bên ngoài và những rung lắc từ bên trong.

Khi sức mua đồng ruble tăng cao, việc USD nhảy múa-giá dầu giảm ảnh hưởng rất hạn chế tới kinh tế Nga

Một là tạo sức ép giảm giá thành sản xuất dầu. Hai là tạo động lực phát triển công nghệ trong nước và gia tăng tỷ lệ nội địa hoá trong kỹ thuật sản xuất dầu. Ba là tạo động lực sử dụng đồng ruble trong giao dịch dầu mỏ và cả ngoài dầu mỏ.

Sức mua và lợi suất đồng RUB tăng, giao dịch thương mại dầu mỏ bằng đồng RUB tăng cùng với chính sách đẩy mạnh khai thác, giúp cho ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga hưởng lợi nhiều nhất khi giá dầu tăng và thiệt hại ít nhất khi giá dầu giảm.

Thứ ba, thực hiện đa dạng hoá các phương tiện thanh toán trong giao dịch thương mại quốc tế, đảm bảo lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp và giới đầu tư - giảm dần tỷ lệ sử dụng đồng USD trong giao dịch thương mại.

Dù nhìn nhận kinh tế Nga luôn đối mặt với rủ ro khi sử dụng USD và phụ thuộc vào cơ chế tài chính xoay quanh đồng USD, song Tổng thống Putin và chính phủ Nga đã không chọn rời bỏ đồng bạc xanh một cách dứt khoát.

Người đứng đầu Điện Kremlin được cho là đã nhìn nhận nâng cao sức mua của đồng RUB và tìm cách tăng lợi suất của đồng nội tệ là phương cách tốt nhất trong việc giảm phụ thuộc vào USD và cơ chế tài chính xoay quanh đồng tiền này.

Dựa trên quan điểm đó, chính phủ Nga đã xây dựng kế hoạch đa dạng hoá phương tiện thanh toán, không cấm thanh toán bằng USD và cũng không quy định biện pháp hạn chế hay trừng phạt nào, mà chỉ tạo điều kiện tối ưu cho thanh toán bằng RUB.

Bên cạnh đó là thực hiện thanh toán bằng đồng nhân dân tệ (CNY) với Trung Quốc, bằng đồng euro (EUR) với EU, bằng đồng RUB với cộng đồng kinh tế Á-Âu, từ đó giảm dần các thanh toán bằng đồng USD.

Da dạng hoá phương tiện thanh toán trong giao dịch quốc tế là quyết định chuẩn xác của Nga

Mục đích của Tổng thống Putin, thông qua kế hoạch của chính phủ Nga, là xây dựng một cơ chế thuận lợi, cho phép doanh nghiệp thanh toán bằng bất kỳ đồng tiền nào mà có lợi nhất, không thiệt hại hay thiệt thại thấp nhất từ các phản ứng trái chiều.

Như vậy, kinh tế Nga đã có động lực từ sức mua và lợi suất của đồng RUB tăng cao, được bảo vệ bởi bước đệm tài chính an toàn, có thể tối đa hoá lợi ích-tối thiểu hoá thiệt hại nhờ phương tiện thanh toán trong giao dịch thương mại đa dạng.

Với những hiệu quả từ chính sách quản lý vĩ mô của chính phủ Nga như vậy, dòng lợi ích từ nước Nga hoàn toàn có thể ngược chiều với hiệu ứng bất lợi từ giá dầu trên thị trường dầu mỏ thế giới và đồng đô la Mỹ nhảy múa trên thị trường tài chính toàn cầu.

Ngọc Việt
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.