Chuyên mục
Chi 80 tỷ USD lành mạnh hóa tài chính: Nể ngài Putin!
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Chi 80 tỷ USD lành mạnh hóa tài chính: Nể ngài Putin!

Thứ sáu 15/11/2019 17:05 GMT + 7

Tổng thống Putin rất chuẩn xác khi tiến hành quá trình lành mạnh hoá nền tài chính,  giúp cho sức mua của đồng ruble dễ dàng được nâng lên...

 

Nga đã chi tới 80 tỷ USD để lành mạnh hoá nền tài chính

The Moscow Times, ngày 8/11, dẫn lời Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, bà Elvira Nabiullina, cho biết hệ thống ngân hàng Nga đang hoạt động ổn định và minh bạch hơn bao giờ hết.

Theo người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga, đây là kết quả của quá trình lành mạnh hoá nền tài chính Nga, đã kéo dài trong 6 năm qua và tiêu tốn tới 80 tỷ USD, theo đánh giá của Fitch.

Tại một sự kiện của Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu (AEB) tổ chức ở Moscow, bà Nabiullina nói hệ thống ngân hàng Nga đã là một lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư, là đối tác tin cậy của các doanh nghiệp và các thực thể kinh tế nước ngoài.



Tổng thống Putin và trợ thủ đắc lực Elvira Nabiullina


Quá trình lành mạnh hoá nền tài chính Nga bắt đầu khi Trợ lý kinh tế của Tổng thống Putin, Elvira Nabiullina, được bổ nhiệm làm Thống đốc Ngân hàng Trung Nga năm 2013, với nhiệm vụ làm sạch ngành ngân hàng.

Tầm quan trọng của việc tăng sự ổn định cho hệ thống ngân hàng Nga trở nên tập trung hơn khi Mỹ-phương Tây đưa ra các biện pháp trừng phạt, sau khi Nga sáp nhập Crimea và cú sốc tài chính giai đoạn 2014-2015.

Kể từ khi tiếp quản chiếc ghế Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, bà Nabiullina đã thu hồi hơn một nửa số giấy phép cấp cho hoạt động ngân hàng tại Nga, cắt giảm số lượng các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính-tín dụng ở Nga với con số 414.

"Một điều rất quan trọng là các giao dịch đáng ngờ đã giảm đáng kể và liên tục giảm sau mỗi năm. Trong số 482 giấy phép chúng tôi đã thu hồi trong 6 năm, 40% căn cứ để thu hồi là vi phạm luật chống rửa tiền.

Chúng tôi cũng sử dụng các quy định để khiến các ngân hàng Nga tập trung hơn vào việc cho vay đối với các công ty đang hoạt động, các công ty đầu tư phát triển sản xuất, chứ không chỉ sáp nhập và mua lại", bà Nullullina cho hay.

Trong quá trình lành mạnh hoá nền tài chính Nga, làm sạch hệ thống ngân hàng Nga,  Ngân hàng Trung ương Nga đã hỗ trợ hàng loạt tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính - tín dụng vượt qua khó khăn. Khoảng 3/4 ngân hàng đã được hỗ trợ, theo Reuters.

Hệ thống ngân hàng được làm sạch đã giúp bảng cân đối vốn của chính phủ Nga rất ấn tượng. Rủi ro vỡ nợ chính phủ, được đo bằng các giao dịch hoán đổi tín dụng mặc định, đã chạm mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Vì vậy, dù tăng trưởng chậm và Nga liên tục bị siết cấm vận, nhưng hệ thống doanh nghiệp Nga vẫn được tận hưởng một năm bội thu. Thể hiện rõ là thị trường chứng khoán Nga đã đạt kỷ lục mới trong tháng 10 và có tỷ suất lợi nhuận chung đạt 33%.

Theo một đánh giá của Raiffeisenbank, quý 3/2019, lợi nhuận của các nhà đầu tư ở Nga cao hơn quý 3 của bất kỳ năm nào, trong suốt 25 năm qua, gồm cả trước khủng hoảng tài chính toàn cầu và cấm vận của Mỹ-phương Tây.

Còn theo đánh giá của Deutsche Bank, trong tháng cuối cùng của năm 2019, các ngân hàng Nga tiếp tục tăng lợi nhuận, góp phần đưa khả năng sinh lời của đồng vốn lên mức cao nhất trong 7 năm trở lại đây, mở ra triển vọng tốt đẹp cho năm 2020.



Nền tài chính Nga đang rất vững và và minh bạch


Tuy nhiên, sau khi hệ thống ngân hàng Nga đã được làm sách, nền tài chính Nga đã ổn định và minh bạch, bà Nabiullina cho biết đã có kế hoạch đa dạng hoá sở hữu một số ngân hàng dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Trung ương.

"Nhưng cơ quan quản lý sẽ không cung cấp cho họ giá chiết khấu tốt nhất để có thể đẩy nhanh tiến độ". Nghĩa là việc giảm bớt tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước trong các hoạt động ngân hàng không phải là mục đích gia tăng sức mạnh cho tài chính công.

Rõ ràng, có thể thấy, quá trình lành mạnh hoá nền tài chính Nga đã giúp cho tài chính công của Nga có khả năng hỗ trợ tốt nhất cho tài chính doanh nghiệp, từ đó giúp tối đa hoá lợi nhuận cho các dòng vốn đầu tư.

Đáng nể tầm nhìn chiến lược về kinh tế-tài chính của Tổng thống Putin

Việc Tổng thống Putin bổ nhiệm Trợ lý kinh tế của mình, Elvira Nabiullina, vào chức vụ Thống đốc Ngân hàng Trung Nga năm 2013, và trao nhiệm vụ thực hiện quá trình lành mạnh hoá nền tài chính Nga, đã khiến giới chuyên gia tài chính ngạc nhiên.

Bởi kinh tế - tài chính Nga đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 tốt hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới, theo đánh giá của Tạp chí kinh tế Euromoney.

Hơn nữa, dù kinh tế thế giới vẫn chưa hồi phục hẳn sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng kinh tế Nga khi đó không có dấu hiệu bất ổn, và Nga bước vào giai đoạn phát triển thứ 2 thời hậu Xô Viết với nền tảng vững vàng.

Dù hoạt động ngân hàng của Nga khi đó cần phải làm sạch vì kém hiệu quả, nhưng không nhất thiết phải có một cuộc cách mạng nhằm lành mạnh hoá nền tái chính Nga, mà có thể đối mặt với không ít rủi ro, mạo hiểm.

Vậy nhưng, Tổng thống Putin vẫn quyết thúc đẩy cuộc cách mạng cho nền tài chính Nga, với chi phí khổng lồ 80 tỷ USD. Ngạc nhiên hơn nữa là ông lại đặt trọn niềm tin vào trợ thủ Elvira Nabiullina - người khi đó chưa được đánh giá cao.

Tuy nhiên, cho đến nay, từ những tín hiệu tích cực từ nền tài chính Nga, những hiệu quả bất ngờ từ sự tương hỗ giữa hoạt động tài chính với hoạt động sản xuất - kinh doanh và hợp tác - đầu tư, cho thấy tầm nhìn của Tổng thống Putin quá sắc xảo.

Gần đây, ông Putin thường nói về sự nguy hại của việc tài chính toàn cầu phụ thuộc vào USD và cơ chế tài chính Mỹ, song theo giới phân tích thì dường như nhà lãnh đạo Nga đã thấy điều này từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.



Tổng thống Putin đã nhìn thấy trước vai trò của đồng USD ngày càng sụt giảm


Bởi với cách Nga vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 tốt hơn  bất cứ quốc gia phá triển nào khác cho thấy vai trò của đồng USD và cơ chế tài chính xoay quanh đồng bạc xanh đã sụt giảm.

Phụ thuộc vào USD và cơ chế tài chính Mỹ, trong khi vai trò của bộ đôi công cụ này sụt giảm là lợi bất cập hại, do vậy xây dựng một nền tài chính vững mạnh, vận hành theo cơ chế độc lập với đồng USD và cơ chế tài chính Mỹ, là yêu cầu cấp bách.

Vì nếu không có một nền tài chính vững vàng, thì bất cứ thực thể nào muốn rời bỏ đồng USD và rời xa tầm ảnh hưởng của cơ chế tài chính Mỹ, sẽ đều phải phải trả giá đắt. Nước Nga cũng không thể loại trừ.

Có thể nhận diện đây chính là cơ sở khiến Tổng thống Putin quyết thúc đẩy quá trình lành mạnh hoá nền tài chính Nga vào năm 2013, cho dù khi đó điều này chưa trở nên bức thiết và nước Nga đối mặt với nhiều rủ ro.

Khi chính phủ Nga xây dựng và ban hành những chính sách nhằm giúp đồng ruble và cơ chế tài chính Nga độc lập với đồng USD và cơ chế tài chính Mỹ, đã chứng tỏ sự sắc sảo trong tầm nhìn và hiệu quả trong hành động của Tổng thống Putin.

Gần đây, Tổng thống Putin cũng hay nói về nguy hại của việc Washington sử dụng đồng USD và cơ chế tài chính Mỹ làm công cụ thực hiện các mưu đồ chính trị của mình, song thực ra nhà lãnh đạo Nga đã nhận thấy điều đó từ lâu.

Washington thường dùng chiêu trò "kinh tế hoá chính trị" để trừng phạt các thực thể đối nghịch, và đồng USD cùng cơ chế tài chính Mỹ đã trở thành công cụ đắc dụng cho hành động của Washington trong những trường hợp này.

Sức mạnh của đồng USD và tầm ảnh hưởng của cơ chế tài chính Mỹ trở thành công cụ thẩm định sức mạnh của bất cứ nền kinh tế nào. Quy mô một nền kinh tế có thể bị co lại chỉ sau vài thao tác trên cơ chế tài chính Mỹ để cho đồng USD biến hoá.

Đây là sự nguy hại nhất trong chiêu trò "kinh tế hoá chính trị" của Washington. Và để thoát khỏi vòng kim cô của Washington thì một quốc gia phải tự thẩm định được sức mạnh nền kinh tế, qua đó khẳng định sức mạnh quốc gia.

Để tự thẩm định nền kinh tế mà không cần tới đồng USD thì sức mua của đồng tiền quốc gia luôn là yếu tố quyết định. Do vậy tập trung nâng cao sức mua đồng nội tệ là yêu cầu tối thượng với các chính phủ muốn thoát khỏi USD và cơ chế tài chính Mỹ.

Mà để có thể nâng cao sức mua cho đồng nội tệ, thì ngoài việc phát triển nền hàng hoá, còn cần có một nền tảng tài chính vững vàng. Bởi hàng hoá luôn là biến số, mà để biến số luôn dao động ở mực thấp nhất thì cần có một nền tảng ổn định.

 


Sức mạnh nền tài chính Nga đảm bảo nâng cao sức mua cho đồng ruble


Thế mới thấy, Tổng thống Putin rất chuẩn xác khi cho tiến hành quá trình lành mạnh hoá nền tài chính, để bây giờ khi nước Nga có một nền kinh tế hàng hoá phát triển và đa dạng, là sức mua của đồng ruble dễ dàng được nâng lên.

Hiện nay, dù nước Nga đang bị cấm vận, song sức mua của đồng ruble không ngừng được nâng lên, tạo ra sức hút với giới đầu tư. Điều đó cho thấy vai trò thẩm định của đồng USD và cơ chế tài chính Mỹ với kinh tế-tài chính Nga đã thực sự suy giảm.


Ngọc Việt

26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.