Chuyên mục
5 thời điểm thế giới trên bờ vực chiến tranh hạt nhân
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

5 thời điểm thế giới trên bờ vực chiến tranh hạt nhân

Thứ tư 05/02/2014 05:46 GMT + 7
Các hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa đưa ra báo động giả đã khiến thế giới ít nhất 4 lần đứng trên bờ vực cuộc chiến tranh hạt nhân tàn khốc.

Cho đến nay, ngoài khủng hoảng Caribe, đã có 4 trường hợp liên quan tới hệ thống cảnh báo sớm chống tên lửa. Hai trong số đó liên quan đến hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa của Liên Xô, còn 2 liên quan đến hệ thống của Mỹ.

Tất cả 4 vụ việc kéo dài không quá 10 phút, trong thời gian đó lãnh đạo chính trị và quân sự cao nhất của Liên Xô/Nga và Mỹ đã phải đưa ra những quyết định hết sức phức tạp. Bởi trong trường hợp có nguy cơ tấn công hạt nhân thực thì phải ngay lập tức khởi động đòn đánh trả trước khi tên lửa của đối phương kịp tiêu diệt phần lớn tiềm năng hạt nhân của đất nước.

Trong 3 trường hợp quyết định loại bỏ báo động là nhờ những dữ liệu nhận được từ vệ tinh cảnh báo sớm, nguyên nhân vụ thứ 4 lại chinh là tín hiệu giả của vệ tinh.

Dưới đây là 5 trường hợp vì những sự nhầm lẫn của chính công cụ phát hiện tên lửa đã khiến thế giới suýt diệt vong:

1. Ngày thứ 7 đen tối

Ngày 27/10/1962 được coi là ngày thế giới đến gần bờ vực chiến tranh hạt nhân toàn cầu hơn cả. Ngày này liên quan đến giai đoạn khủng hoảng Caribe, khi đó máy bay trinh sát U-2 của Không quân Mỹ bị tên lửa bắn rơi trên lãnh thổ Cuba. Phi công lái chiếc máy bay này Rudolf Anderson bỏ mạng.

 
Bí thư thứ nhất Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Sergeevich Khrushov và
Tổng thống Mỹ Kennedy.

Rất may, cuộc khủng hoảng Caribe đã đã được khắc phục một cách may mắn. Mọi việc đã kết thúc khi Nikita Sergeevich Khrushov – Bí thư thứ nhất Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Liên Xô hứa tháo dỡ các tên lửa hạt nhân của Liên Xô ở Cuba và đưa chúng về nước.

Ngày hôm đó toàn thế giới lần đầu tiên đã thở phào nhẹ nhõm sau thời gian căng thẳng. Bởi nguy cơ chiến tranh hạt nhân chưa bao giờ tiến đến gần như vậy. Từ đó, ngày 27/10/1962 được coi là “ngày thứ bảy đen tối”.

2. Băng từ máy tính điện tử

Gần 9h ngày 9/11/1979, các máy tính của Trung tâm điều hành quốc gia của Bộ tư lệnh hợp nhất phòng thủ không gian vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) ở boongke trong lòng núi Shaienn, Trung tâm chỉ huy quốc gia ở Lầu Năm Góc và Trung tâm chỉ huy quốc gia dự bị ở Fort Richee đều đưa ra thông báo Liên Xô đã bắt đầu đòn đánh hạt nhân ồ ạt nhằm tiêu diệt hệ thống chỉ huy và lực lượng hạt nhân của Mỹ.

 
Suýt nữa chỉ vì một chiếc băng từ máy tính mà thế giới có thể đã bị diệt vong vì cuộc chiến
tranh hạt nhân tàn khốc.

Ngay lập tức ở tất cả 3 sở chỉ huy đã có cuộc họp bàn với sự tham dự của các quan chức quân sự cấp cao. Đã có lệnh chuẩn bị phóng tên lửa đánh trả được đưa đến các bệ phóng của tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman. Và đã có lệnh báo động toàn bộ hệ thống phòng không, ít nhất 10 máy bay đánh chặn đã cất cánh ngay lập tức. Đồng thời máy bay sở chỉ huy trên không của Tổng thống Mỹ cũng cất cánh, thật ra, không có tổng thống tên máy bay này.

Người Mỹ mất mấy phút sau khi có tín hiệu để kiểm tra các quyết định đã được đưa ra. Các quân nhân Mỹ đã kiểm tra các tin tức đầu vào đến từ các vệ tinh cảnh báo từ xa và các radar bao quanh lãnh thổ Mỹ. Không có bất cứ hệ thống nào phát hiện ra dấu hiệu nào của cuộc tấn công bằng tên lửa, vì vậy lệnh báo động đã bị bãi bỏ.

Hóa ra, nguyên nhân là ở băng từ máy tính. Đây là băng từ huấn luyện thực hành khi có tình huống tấn công bằng tên lửa. Băng từ này đã được đưa vào máy tính trực chiến một cách ngẫu nhiên.

3. Vi mạch

Ngày 3/6/1980 lại có cảnh báo về tấn công tên lửa được báo đến các sở chỉ huy của Mỹ. Lại có lệnh cho các bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman chuẩn bị khai hỏa, các kíp lái máy bay ném bom chiến lược vào chỗ trên máy bay. Nhưng lần này máy tính không đưa ra được bức tranh rõ ràng và có liên hệ của cuộc tấn công như lần trước. Thay vào đó trên màn hình số lượng tên lửa được phóng đi thay đổi liên tục. Hơn thế, ở các sở chỉ huy khác nhau các số liệu này cũng không trùng với nhau.

 
Ảnh minh họa.

Dù nhiều sĩ quan Mỹ không coi sự việc lần này là nghiêm trọng như lần trước, một phiên họp khẩn cấp đã được triệu tập để đánh giá, liệu có thể có cuộc tấn công thực hay không. Một lần nữa tất cả các dữ liệu đầu vào từ vệ tinh và radar đã được kiểm tra. Và một lần nữa không có hệ thống nào khẳng định cuộc tấn công bằng tên lửa.

Về sau đã xác định được nguyên nhân sự cố là sự trục trặc của một vi mạch trong máy tính điện tử, điều này đã làm cho các số ngẫu nhiên được hiển thị như là tên lửa được phóng đi.

4. Các cảm biến vệ tinh

Nếu không nhờ một cái đầu lạnh của vị trung tá Bộ đội Phòng thủ Vũ trụ Liên Xô thì có lẽ thế giới đã diệt vong vào ngày 26/9/1983.

Ngày 26/9/1983, trung tá Stanislav Petrov trực tại sở chỉ huy Serpukhov-15. Lúc này thế giới đang bị bao phủ bởi chiến tranh lạnh. Nước Nga vừa đưa vào trang bị hệ thống vũ trụ cảnh báo sớm, hệ thống này có thể ngay lập tức báo cáo ban lãnh đạo Liên Xô nếu xảy ra tấn công tên lửa.

Hôm đó (theo những nguồn tin khác là tháng 7 không phải tháng 9), hệ thống vệ tinh cảnh báo tấn công tên lửa của Liên Xô mới được đưa vào trực chiến đưa ra thông báo về cuộc tấn công tên lửa của Mỹ. Các vệ tinh trên quỹ đạo ê líp rất cao quan sát thấy ở vùng căn cứ tên lửa của Mỹ dưới góc nhìn hầu như trên ranh giới nhìn thấy được của Trái Đất.

 
Đài radar cảnh báo sớm chống tên lửa của Nga.

Điều này đã cho phép phát hiện ra tên lửa được phóng lên trên nền không gian vũ trụ tối và như vậy ghi nhận việc phóng tên lửa theo phát xạ hồng ngoại của động cơ tên lửa đang hoạt động. Cấu hình như vậy đã được lựa chọn để giảm thiểu xác suất các cảm biến của vệ tinh bị ánh sáng mặt trời phản chiếu từ mây hoặc tuyết chiếu vào.

Tuy nhiên, trưa hôm đó thì vệ tinh, khu căn cứ của tên lửa Mỹ và Mặt Trời có vị trí tương hỗ mà ánh sáng mặt trời bị phản chiếu mạnh từ các đám mây ở độ cao rất lớn. Có lẽ, đây là lần đầu tiên xảy ra một trường hợp như vậy đối với hệ thống mới được đưa vào trực chiến một năm trước. Vệ tinh đưa ra cảnh báo về việc một vài tên lửa Mỹ đã được phóng đi từ lục địa Mỹ. Nhưng các đài radar đã không khẳng định được điều này, bởi vì “tên lửa” còn ở cách quá xa.

Có lẽ, Bộ chỉ huy Liên Xô đã không ra lệnh đánh đòn giáng trả hạt nhân bởi vì cho rằng đòn đánh của Mỹ phải mang tính chất ồ ạt, nhằm tiêu diệt các sở chỉ huy của Liên Xô và phần lớn tiềm năng hạt nhân của đất nước, còn việc phóng vài quả tên lửa thì không thích hợp với tình hình này.

 
Trung tá Petrov đã ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, nhưng mãi cho tới gần đây ông mới được nhận phần thưởng và được vinh danh vì hành động tuyệt vời của mình.

Tuy máy tính thông báo cho trung tá Petrov về các tên lửa được phóng đi từ Mỹ. Song vị trung tá này đã không chỉ dựa vào máy tính vô hồn, mà tự quyết định phân tích tình hình được máy tính mô tả, sau đó Petrov kết luận là hệ thống đã bị lỗi. Hóa ra ông đã đúng. Như vậy, một cái đầu lạnh và khả năng phân tích của một con người đã giúp ngăn chặn chiến tranh hạt nhân thế giới. Cuộc điều tra được tiến hành sau đó đã cho thấy nguyên nhân lỗi của hệ thống là các tia nắng mặt trời đã chiếu vào các cảm biến của vệ tinh.

Câu chuyên này được giữ bí mật nhiều năm, và chỉ mới gần đây trung tá bộ đội vũ trụ đã nhận được phần thưởng của tổ chức công dân của thế giới.

5. Cực quang phương Bắc

Sáng sớm ngày 25/1/1995, các nhà khoa học Nauy với sự hỗ trợ của Mỹ đã phóng tên lửa khí tượng lớn nhất thời điểm đó từ đảo Annyoi gần bờ biển Nauy.

Tên lửa này dùng để nghiên cứu hiện tượng cực quang miền Bắc, có dùng tầng thứ nhất của tên lửa chiến thuật Mỹ Onest John, đã đạt đến độ cao hơn 580km. Khi radar của hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa Nga quan sát thì quỹ đạo của tên lửa này giống với quỹ đạo của tên lửa Mỹ Triadent D-5 được phóng lên từ tàu ngầm.

Tên lửa Trident D-5 có thể được dùng để tạo vụ nổ hạt nhân trên cao, vô hiệu hóa tức thời các radar cảnh báo tấn công tên lửa của Nga. Đòn đánh hạt nhân trên cao được coi là một phương án mở đầu cuộc tấn công hạt nhân ồ ạt của Mỹ.

 
Tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm Trident D5.

Vụ phóng tên lửa của Nauy đã đặt thế giới trước nguy cơ Nga và Mỹ có thể đánh đòn hạt nhân vào nhau. Ngày hôm sau tổng thống Boris Yeltsin đã tuyên bố, lần đầu tiên ông đã sử dụng “vali hạt nhân” của mình để liên lạc khẩn cấp với các cố vấn quân sự của mình và thảo luận tình hình.
Dù sao thì giữa những năm 1990 hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa vũ trụ thực chất đã hoạt động hết công suất và đảm bảo chắc chắn việc phát hiện các cuộc phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Đồng thời, theo hồi ức của Victor Baranets, chỉ có Tổng thống Nga bị bất ngờ vì vụ phóng tên lửa. Các thông báo kịp thời (điện số № 1348) từ Oslo (thủ đô Nauy) đã được gửi đến bộ tổng tham mưu ba tuần lễ trước khi vụ việc xảy ra. Tổng tham mưu trưởng Mikhail Kolesnikov cũng khẳng định điều đó.


Nguyễn Vũ
Nguồn: kienthuc.net.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.