Chuyên mục
Thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy và học tiếng Nga trong thời kỳ mới
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy và học tiếng Nga trong thời kỳ mới

Chủ nhật 14/10/2018 09:28 GMT + 7
Thời đại của chúng ta - thời đại "Toàn cầu nhất thể hóa" không gian giáo dục, và điều này đặt ra yêu cầu hội nhập và đổi mới của hệ thống giáo dục. Những điều kiện mới sẽ đặt ra những thách thức mới. Đó là phát biểu của Ông A.V. Popov -Tổng  lãnh sự Công hòa Liên bang Nga tại TPHCM.


Phát biểu của Ông A.V. Popov tại Hội thảo khoa học quốc tế “Tiếng Nga trong thời đại mới” do Trường ĐH Sư phạm TPHCM phối hợp với Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội, Trung tâm Nga thuộc Quỹ “Thế giới Nga” tổ chức.

Hội thảo được diễn ra trong hai ngày 13 và 14/10 với nhiều vấn đề khoa học mang tính hệ thống về Nga ngữ cũng như định hướng giảng dạy tiếng Nga, đào tạo nhân lực tiếng Nga trong thời đại mới.

Đây cũng là một trong chuỗi sự kiện đặc biệt kỉ niệm 40 năm thành lập Khoa tiếng Nga - Trường ĐH Sư phạm TPHCM (15/10/1978 - 15/10/2018), 15 năm thành lập Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội (2003 - 2018).

Hội thảo có sự tham dự của đông đảo các đại biểu trong nước và quốc tế.

Hội thảo có sự tham dự của trên 100 đại biểu trong đó bao gồm 25 đại biểu đến từ các Trường Đại học hàng đầu của Nga và Châu Á, hơn 75 đại biểu là các học giả, nhà Nga ngữ học - giảng viên (GV) tiếng Nga tại Việt Nam...

Ban tổ chức chụp hình lưu niệm với các đại biểu khách mời tại hội thảo.

Dịch giả Hoàng Thúy Toàn, người chuyên dịch các tác phẩm của Pushkin sang tiếng Việt cũng đến dự và có báo cáo rất tâm huyết về vấn đề dịch thuật cũng như đào tạo chuyên gia dịch thuật tiếng Nga tại Việt Nam trong giai đoạn đầy những thách thức thời cuộc hiện nay.

Hội thảo quốc tế này là điểm đến nhằm tạo diễn đàn cho các nhà khoa học, các chuyên gia Nga ngữ, các nhà quản lý giáo dục trong và ngoài nước trao đổi các vấn đề cấp thiết trong việc đào tạo tiếng Nga giai đoạn hiện nay; chia sẻ kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, GV giảng dạy tiếng Nga nhằm cung cấp nguồn nhân lực biết tiếng Nga đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động tại Việt Nam, Liên bang Nga và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Đây là một trong những trọng điểm được “đặt hàng” nhằm đón đầu kết quả dự báo nhu cầu nhân lực tiếng Nga trong thời gian tới. Theo đó, nguy cơ thiếu hụt lao động biết tiếng Nga có thể xảy ra nếu Việt Nam không chuẩn bị nguồn lực này khi đầu tư từ Nga cho Việt Nam đặc biệt là một số tỉnh thành trọng điểm đang tăng mạnh.

Các sinh viên khoa tiếng Nga - trường ĐH Sư phạm TPHCM chụp hình lưu niệm với các đại biểu tại hội thảo. 

Tại Hội thảo các diễn giả sẽ tập trung thảo luận vào các nhóm vấn đề: Đánh giá khoa học, toàn diện tình hình và kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tiếng Nga tại các cơ sở giáo dục của Việt Nam hiện nay; Làm rõ những thuận lợi và khó khăn của việc tổ chức giảng dạy tiếng Nga trong bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam hiện tại; Đánh giá vai trò và vị thế của tiếng Nga trong khuôn khổ giáo dục toàn cầu và giáo dục Việt Nam hiện nay; Trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy tiếng Nga giữa các nhà Nga ngữ học trong nước và quốc tế;

Đề xuất các chương trình đào tạo, cách thức đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, GV giảng dạy tiếng Nga trong giai đoạn tới nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cử nhân tiếng Nga ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay; Cùng với việc giải quyết những vấn đề về dạy và học tiếng Nga trong thời đại mới, Hội thảo cũng góp phần giải quyết giải quyết một số vấn đề liên quan, trong đó nổi bật nhất là vấn đề nhu cầu nhân lực tiếng Nga, vấn đề về đào tạo cử nhân ngôn ngữ Nga, giáo viên tiếng Nga...

Đây là những cơ sở quan trọng để các cơ quan có trách nhiệm, các trường đào tạo cử nhân ngoại ngữ, các nhà tuyển dụng và cả những trường phổ thông và các cơ sở giáo dục đưa ra những chính sách, kế hoạch nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy và học tiếng Nga trong thời kỳ mới.

Sự quan tâm của đông đảo các chuyên gia, nhà quản lý cả trong và ngoài nước cho thấy nguồn nhân lực biết tiếng Nga vẫn chiếm một vai trò quan trọng và ngôn ngữ Nga vẫn là ngoại ngữ cần thiết và khả dụng trong thời gian tới, không chỉ ở Việt Nam mà còn với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Tiến Vượng
Nguồn: giaoducthoidai.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.