Chuyên mục
Điện thoại chiếm gần 50% giá trị xuất khẩu sang Nga
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Điện thoại chiếm gần 50% giá trị xuất khẩu sang Nga

Thứ năm 06/09/2018 15:19 GMT + 7
Nhóm mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam chiếm đến 49% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nga trong 7 tháng đầu năm, theo Tổng cục Hải quan.

Mặt hàng điện thoại và linh kiện chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga - Ảnh minh họa: Hùng Lê.

Giao thương Việt Nam và Liên bang Nga trong 7 tháng đầu năm đạt 2,67 tỉ đô la Mỹ, tăng mạnh 34,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nga đạt 1,47 tỉ đô la, tăng 21% so với cùng kỳ và nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ Nga đạt 1,2 tỉ đô la, tăng tới 55%.

Đáng chú ý, điện thoại các loại và linh kiện xuất khẩu sang Nga đạt 710 triệu đô la, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm đến 49% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù vậy, so với các nước khác, Nga không nằm trong tốp những thị trường có giá trị kim ngạch nhập khẩu lớn của Việt Nam.

Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm, trị giá xuất khẩu của nhóm hàng này của Việt Nam đạt 26,48 tỉ đô la, tăng 17,4% so với cùng thời gian năm trước. Các thị trường chính bao gồm: EU nhập khẩu đến 7,79 tỉ đô la, tăng 16,5%; Trung Quốc 2,86 tỉ đô la, tăng 3,5 lần; Hoa Kỳ 2,74 tỉ đô la, tăng 22,4%; Hàn Quốc 2,63 tỉ đô la, tăng 29,4%; Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất 2,45 tỉ đô la, tăng 9,4%...

Tuy vậy, giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này chủ yếu đến từ sự đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất ở Việt Nam, doanh nghiệp trong nước tham gia không đáng kể, hoặc gần như không tham gia.

Cũng liên quan đến sản phẩm công nghệ, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cũng nằm trong top sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn sang Nga, đạt 120 triệu đô la trong 7 tháng đầu năm, tăng tới 81%, chiếm 8%. Kế đến là mặt hàng cà phê đạt 113 triệu đô la, tăng 64%; hàng dệt may đạt 94 triệu đô la; giày dép đạt 62 triệu đô la; hàng thủy sản đạt 53 triệu đô la.

Tính chung, tổng kim ngạch xuất khẩu của 6 nhóm hàng này đạt 1,15 tỉ đô la, chiếm 79% tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Nga trong 7 tháng đầu năm nay.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này nhiều nhất là lúa mì với trị giá đạt 358 triệu đô la, gấp 32 lần so với cùng kỳ năm trước và chiếm gần 30% tổng trị giá nhập khẩu. Đáng chú ý, trong 7 tháng đầu năm nay, lần đầu tiên Việt Nam nhập khẩu than đá từ quốc gia này, với trị giá là 145 triệu đô la, đây là nhóm hàng có trị giá cao đứng thứ 2 trong tất cả các nhóm hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Nga. Bên cạnh đó, các nhóm hàng sắt thép (141 triệu đô la), phân bón (116 triệu đô la), máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng (92 triệu đô la), xăng dầu cũng là các mặt hàng chính mà Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này.

Tính chung tổng trị giá nhập khẩu của 6 nhóm hàng đứng đầu đã chiếm 75% tổng trị giá nhập khẩu từ Nga vào Việt Nam.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy kể từ năm 2011 đến nay, cán cân thương mại giữa Việt Nam với Liên bang Nga luôn có xu hướng thặng dư. Trong 7 tháng từ đầu năm nay, cán cân thương mại giữa hai nước tiếp tục xuất siêu về phía Việt Nam, đạt 265 triệu đô la. So với cùng kỳ năm trước, mức xuất siêu này đã giảm tới 39%, nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Nga nhanh hơn tốc độ tăng xuất khẩu sang Nga, mà cụ thể là mặt hàng lúa mì tăng cao, cũng như Việt Nam lần đầu nhập than đá nhưng giá trị lớn thứ 2…

Theo cơ quan hải quan, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất nhập khẩu với quốc gia ở phía Bắc lục địa Á Âu này. Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với Nga trong năm 2017 là 2.200 doanh nghiệp. Riêng trong 7 tháng năm nay, con số này đã là 2.042 doanh nghiệp.

Hùng Lê
Nguồn: thesaigontimes.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.