Chuyên mục
Từ chuyện người Mỹ lo Nga muốn sáp nhập lại Alaska
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Từ chuyện người Mỹ lo Nga muốn sáp nhập lại Alaska

Chủ nhật 22/09/2019 15:47 GMT + 7
Ngày 18/10/1867, Nga đã bán Alaska cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD. Lý do thực của phi vụ này vừa được tờ Grunge (GC) trực tuyến của Mỹ giải mã.

Vùng đất Alaska được Nga bán cho Mỹ năm 1867.

Bối cảnh thương vụ Alaska

Vào lúc 9 giờ ngày 18 tháng 10 năm 1867, người Mỹ đã nhận bàn giao vùng đất Alaska từ người Nga sau khi hợp đồng mua bán đã được thương thảo, ký kết. Tờ séc được dùng để trả mua Alaska, có mệnh giá 7,2 triệu Mỹ kim.

Thương vụ Alaska còn được gọi là Seward's Folly (Trò điên rồ Seward hay Tủ đá Seward) là việc Mỹ mua lãnh thổ Alaska, một vùng đất rộng 586.412 dặm vuông (tương đương 1.518.800 km 2) từ Đế chế Nga. Thương vụ được xúc tiến theo nỗ lực của ngoại trưởng Mỹ lúc đó là William Seward, tạo tiền đề ra đời tiểu bang Alaska của Mỹ vào thế kỷ 20.

Mặc dù đã hơn 1,5 thế kỷ trôi qua nhưng gần đây trên website của Nhà Trắng đã xuất hiện thông tin cho rằng Nga muốn sáp nhập lại Alaska.

Với nguồn tin trên dư luận bán tín bán nghi về sự mờ ám trong mua bán Alaska, thậm chí có người còn cho rằng, người Mỹ đã đánh cắp vùng đất Alaska của Nga, hoặc thuê xong rồi không trả....

Buổi lễ ký Hiệp định nhượng Alaska ngày 30 tháng 3 năm 1867.

Cũng theo EWO, vào giữa thế kỷ 19 do khó khăn tài chính và nỗi lo không giữ được Alaska, Nga triều có ý định nhượng lãnh thổ xa xôi ở Bắc Mỹ. Cũng trong thời gian nói trên Anh đang mở tầm ảnh hưởng ở phía tây Canada.

Nga lo sẽ mất trắng Alaska nếu có xung đột quân sự với Anh. Vì thế, Sa hoàng Aleksandr II quyết định bán vùng đất nói trên và chỉ thị cho đại sứ Nga tại Mỹ, Eduard de Stoeckl, tiến hành thương thảo ngay từ đầu quý II/1867.

Sau một thời gian chuẩn bị và đàm phán, cuộc thương thảo kết thúc vào lúc 4 giờ sáng ngày 30 tháng 3 bằng việc ra đời hiệp định mang tên Hiệp định nhượng Alaska với giá 7,2 triệu USD.

Trung bình, khoảng 1,9 cent/acre (mẫu Anh, khoảng hơn 4.000 mét vuông). Dư luận Mỹ thời đó nói chung là ủng hộ, nhưng một số tờ báo, như tờ New York Tribune gọi đây lầm lẫn phiêu lưu của ngoại trưởng Seward hay trò điên rồ của ngài ngoại trưởng.

Với bản hợp đồng nói trên, Seward ủng hộ chủ trương mở rộng lãnh thổ, và vì lợi ích chiến lược của quốc gia. Vì lúc đó Đế chế Nga là đồng minh quan trọng của Mỹ khi Mỹ đang chìm sâu trong nội chiến còn Anh thì gần như là kẻ thù. Do đó, việc giúp đỡ Nga và làm chướng mắt người Anh là một việc làm có lý, đẩy Anh vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.

Việc thanh toán thương vụ bán Alaska diễn ra trong bối cảnh sau Nội chiến Mỹ kết thúc. Lúc đó Mỹ phải trả “chiến phí” cho hai hạm đội của Nga với số tiền là 7,2 triệu USD. Do luật Mỹ không cho phép tổng thống thanh toán chiến phí cho chính phủ ngoại bang nên để trả tiền cho Nga mà không phạm luật, Mỹ đã đưa ra giao dịch nói trên, bán Alaska với giá đúng bằng khoản chiến phí 7,2 triệu USD.

Trang đầu Hiệp định nhượng Alaska (bản tiếng Nga).

Thượng viện Mỹ phê chuẩn hiệp định vào ngày 9 tháng 4 năm 1867, với 37 phiếu thuận và 2 phiếu chống. Việc thu xếp tiền để trả cho việc mua Alaska bị chậm tiến độ hơn một năm do sự phản đối từ Hạ viện. Cuối cùng Hạ viện cũng thông qua vào tháng 6 năm 1868, với 113 phiếu thuận và 48 phiếu chống.

Lễ bàn giao diễn ra tại Sitka, Alaska ngày 18 tháng 10 năm 1867. Binh sĩ Nga và Mỹ diễu hành trước dinh thống đốc, cờ Nga được hạ xuống, cờ Mỹ được kéo lên trong từng hồi đạn đại bác mang tính nghi thức.

Phía Nga có tướng Rousseau, người được thừa ủy của Sa hoàng Nga tham dự, còn phía Mỹ có tướng Lovell Rousseau, được tổng thống ủy quyền. Sau lễ bàn giao, phần lớn người Nga trở về chính quốc, chỉ một ít người buôn bán lông thú và linh mục thì ở lại.

Để ghi công William H. Seward, ngày thứ Hai cuối cùng của tháng 3 được lấy là Ngày Seward để nhớ về việc Mỹ mua vùng đất Alaska từ nước Nga. Ngày Seward cũng là thời điểm cấm rượu ở nhiều thành phố như Ketchikan, một trong những thành phố cảng quan trọng ở Alaska.

Tờ séc 7,2 triệu USD được Mỹ được sử dụng để thanh toán mua Alaska.

Sự thật đằng sau phi vụ mua bán Alaska

- Người Nga không được lòng người dân bản địa:

Lần đầu khi người Nga đặt chân tới vùng đất hoang dã Alaska, người dân bản địa là tất cả. Người bản địa không thích những người từ bên ngoài thâm nhập vùng đất của họ. Theo Smithsonian, câu chuyện Nga/Alaska bắt đầu vào năm 1581, khi Nga sáp nhập lãnh thổ Siberia từ một trong những cháu trai của Thành Cát Tư Hãn.

Đến đầu những năm 1700, Nga đã nhìn xa hơn Siberia qua Eo Bering (được đặt tên theo Vitus Bering, người Nga lần đầu đi qua vùng đất này năm 1741). Lần thứ hai trong hai cuộc thám hiểm do Bering dẫn đầu đã bị đắm tàu, nhưng thủy thủ đoàn đã sửa chữa tàu và mang về nhà hàng trăm con hải cẩu lông, rái cá biển và những con cáo.

Về cơ bản, Alaska là vùng đất mở, hấp dẫn cho việc tìm lông thú của người Nga, điều này khiến chọc giận người bản địa .

Năm 1799, người Nga đã trao đổi một loạt các loại hàng hóa, chủ yếu là hạt và phân bón với người Tlingit để đổi lấy vùng đất nói trên. Tlingits sau đó còn thỏa thuận trao đổi lao động Tlingit và trung thành với Sa hoàng Nga nhưng đến năm 1802, họ bắt đầu đổi ý, tấn công một tiền đồn của Nga năm 1804.

Người Nga đã tấn công và bắt họ phục tùng. Trận chiến năm 1804 là cuộc xung đột lớn cuối cùng giữa người Nga và người Alaska bản địa, và từ đây thù hận cũ không bao giờ nguôi ngoai và biến mất.

Nhà ở của người bản địa ở Alaska.

- Chuyện bắt đầu từ Pizarro Nga

Theo tờ Russia Beyond của Nga, Russian Pizarro (Pizarro Nga) là thuật ngữ mà Alexander Baranov, người Nga dùng để gọi bản thân khi định cư ở Alaska năm 1790.

Baranov là nhân vật có lòng tự trọng, không phải là một kẻ xấu, ông đã có công xây dựng trường học, dạy cho người dân bản địa cách trồng củ cải, khoai tây, kết hôn với con gái của một thủ lĩnh Aleut.

Baranov là người phụ trách Công ty Nga-Mỹ (RAC), đưa nhiều ngành công nghiệp đến Alaska thông qua các dự án xây dựng các pháo đài và nhà máy đóng tàu, đồng thời mở rộng buôn bán sản phẩm rái cá biển. Dưới sự điều hành của Baranov, lợi nhuận của RAC tăng gần 1.000 phần trăm.

Mọi thứ diễn ra tồi tệ khi Baranov quyết định nghỉ hưu. Ông được thay thế bởi các sĩ quan quân đội Nga, những người này áp dụng cách quản lý và điều hành bất hợp lý, hành xử bất công, khiến tình thế ngày thêm rối ren tồi tệ. Thời kỳ đó, một sĩ quan Nga kiếm được trung bình 1.500 rúp/năm, nhưng nhà lãnh đạo mới của RAC lại kiếm được tới 150.000 rúp mỗi năm.

Từ đây, những sĩ quan Nga tìm mọi cách ép người dân địa phương giảm giá lông thú xuống một nửa, dẫn đến giết chết toàn bộ ngành công nghiệp lông thú. Ban lãnh đạo mới của RAC cố gắng cứu doanh nghiệp bằng cách tăng thêm nguồn thu mới bằng mọi giá, và từ chối cắt giảm lương, hậu quả RAC cuối cùng đã đi đến phá sản.

Alexander Baranov, người từng mang đến thịnh vượng cho Alaska.

- Canh tác nông nghiệp không hề dễ dàng ở Alaska

Theo FortRoss.org, người Nga có ý định phát triển nghề nông ở Alaska nhưng không thành. Năm 1811,một nhóm người do Ivan Alexandrovich Kuskov đứng đầu đã xây dựng một tiền đồn tên là Fort Ross trên bờ biển California ngay phía bắc vịnh Bodega. Ý tưởng là sản xuất ngũ cốc, thịt bò và các sản phẩm sữa trong khí hậu ấm hơn và sau đó chuyển nó trở lại cho những cư dân sống tại Alaska.

Nhưng thực tế, năng suất rất thấp do những người định cư không hiểu các khái niệm canh tác cơ bản như luân canh, có thể vì họ chủ yếu là người Alaska bản địa. Việc canh tác nông nghiệp ở Alaska được ví như việc đắm tàu. Những người Alaska bản địa chỉ giỏi săn cá biển trong khu vực, tuy nhiên họ cũng ổn trong việc chăn nuôi, nhưng như thế chưa đủ. Hậu quả năm 1839, công ty RAC đã quyết định ngưng canh tác nông nghiệp để nuôi người dân Alaska.

- Cuộc sống của người Nga ở Alaska vô cùng vất vả

Người châu Âu thường có câu cửa miệng "Đi về phía tây, đất đai phì nhiêu, tài nguyên phong phú, có nắng, có gió, có bãi biển tuyệt vời". Và "Đi về phía đông, không chỉ giá lạnh mà sẽ không bao giờ được ăn salad". Nhưng thực tế đâu phải lúc nào cũng đúng, Alaska rất đẹp và phong phú nhưng nó không phải là nơi dễ sống.

Theo tờ The Conversation, người Nga định cư ở Alaska cách xa quê hương hàng ngàn dặm, cuộc sống vô cùng khó khăn. Dù Nga đang sở hữu mảnh đất khổng lồ, nhưng số người định cư ở đây không bao giờ vượt quá con số 800 người.

Tuy rất nhỏ song nhu cầu cơ bản của họ vẫn không được cung cấp đầy đủ. Làm thế nào để Nga có thể bảo vệ một lãnh thổ rộng lớn như Alaska trong khi chỉ 800 người sinh sống?. Những cư dân này gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, thì nói gì đến việc tự vệ lẫn bảo vệ vùng đất rộng lớn, quanh năm giá lạnh và heo hút này.

Cuộc sống của người Nga không hề dễ dàng so với ở chính quốc.

- Người Nga thực sự sợ cơn sốt vàng Alaska

Cơn sốt vàng (gold rush) là thuật ngữ nói về việc phát hiện mới thấy vàng, tạo ra một cuộc đổ xô của các thợ mỏ tới với hy vọng đổi đời, và kéo theo nhiều hệ lụy. Những cơn sốt vàng từng diễn ra vào thế kỷ 19 tại Úc, New Zealand, Brazil, Canada, Nam Phi và Mỹ.

Theo tờ New York Times, lo ngại một cơn sốt vàng có thể ảnh hưởng tới cuộc sống ít ỏi của người Nga và sự tồn vong vong ở Alaska là một trong những nguyên nhân thúc đẩy Nga bán lãnh thổ này cho Mỹ.

Đây quả là một quyết định thông minh, bởi sau khi bán, chỉ vài thập kỷ sau đã diễn ra một cơn sốt vàng thực sự. Và cũng từ đây nhiều người Nga than thở về việc bán Alaska cho Mỹ. Cũng có ý kiến cho rằng, Sa hoàng sợ cơn sốt vàng hơn là tiếc vàng thực sự có ở Alaska.

Người Nga thực sự sợ cơn sốt vàng Alaska nên đã bán cho Mỹ.

- Nga khó lòng bảo vệ được Alaska

Nga cũng gặp phải nhiều vấn đề quốc tế, nhất là những năm thập niên 50 của thế kỷ 19 khi Nga đụng độ với Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh trong Chiến tranh Crimea, nơi thực sự khác biệt tôn giáo.

Trong cuộc xung đột này, phe đối lập đã kiểm soát tất cả các tuyến đường biển, nên người Nga sợ mọt khi họ bị cắt đứt hoàn toàn khỏi lãnh thổ Bắc Mỹ.

Theo lịch sử, Chiến tranh Crimea đã diễn ra trong ba năm và cuối cùng, Nga đã mất 500.000 quân còn nền kinh tế thì bị lao đao. Từ đây, Nga bắt đầu e ngại, nếu cứ chiếm hữu Alaska thì khiến nó lại càng suy yếu thêm, không đủ khả năng để tiếp tế cũng như bảo vệ được người dân của mình khi bị tấn công.

Nga cần một sự hiện diện quân sự dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, nhưng với tình trạng mọi thứ sau Chiến tranh Crimea, khiến Nga ngày thêm suy yếu. Chưa kể việc Anh và Mỹ đang có những dấu hiệu xâm phạm lãnh thổ Nga.

Bằng chứng, nhiều tàu săn cá voi của hai quốc gia này thường xuyên đến vùng biển do công ty RAC của Nga kiểm soát. Chia tay với Alaska lúc đó nghe có vẻ là lạ nhưng lại là một ý tưởng tốt, có lợi cho Nga.

Sau chiến tranh Crimea Nga khó lòng bảo vệ được Alaska.

- Vì sao Nga không bán Alaska cho Canada?

Theo logic, khi bán một món hàng nào đó, người ta thường chọn đối tác trả giá cao nhất, hoặc bán cho những người sở tại, gần mảnh đất liền kề với phần tài sản cần bán nhưng đối với Alaska lại... ngoại lệ.

Theo trang tin How Stuff Works, vào cuối những năm 1850, khi Nga bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc bán Alasska, Canada lúc đó cơ bản vẫn là của Anh.

Và như mọi người đều biết, Nga có ác cảm với Anh vị bị Anh “đá hậu” trong Chiến tranh Crimea. Việc bán Alaska cho Mỹ bao gồm cả khu vực được gọi là Alaska Panhandle, (Đông Nam Alaska hay Cán xoong Alaska) một vùng ven biển hẹp có nhiều cá nhưng không có biên giới cụ thể.

Bốn năm sau khi thương vụ mua bán kết thúc, Canada và Mỹ bắt đầu tranh cãi về biên giới này, nhất là sau khi xuất hiện cơn sốt vàng Klondike.

Từ đây, kéo theo một cuộc tranh luận liên quan đến việc định nghĩa "đường bờ biển". Cuối cùng tranh chấp cũng được giải quyết bởi một tòa án quốc tế.

Khắc Nam
Nguồn: baodatviet.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.