Chuyên mục
Nhà Thanh để mất Hong Kong vào tay thực dân Anh như thế nào?
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nhà Thanh để mất Hong Kong vào tay thực dân Anh như thế nào?

Thứ hai 10/06/2019 17:41 GMT + 7
Về mặt lý thuyết, đảo Hong Kong bị Nhà Thanh chuyển nhượng cho thực dân Anh vĩnh viễn nhưng tới năm 1997, London vẫn quyết định trao trả lại toàn bộ đặc khu này cho Bắc Kinh.


Theo chiều dài của lịch sử, cuối thế kỷ 19 Anh và Trung Quốc (lúc này là Nhà Đại Thanh) đã trải qua tổng cộng hai cuộc chiến tranh Nha phiến. Mà xuất phát điểm là việc Bắc Kinh muốn cấm bán nha phiến, vốn là mặt hành mang lại nguồn thu khổng lồ đối với các lái buôn châu Âu trong đó có cả người Anh. Nguồn ảnh: Baidu.

Thị trường thuốc phiện ở Trung Quốc khi đó là cực kỳ tiềm năng với số lượng "con nghiện" đông không thống kê nổi. Hiểu được điều này, thực dân Anh quyết tâm gây chiến với nhà Thanh để có thể chen chân được vào thị trường này. Nguồn: Baidu.

Điều này dẫn đến cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất diễn ra từ tháng 9/1839 cho tới tháng 8/1842. Giao tranh bắt đầu nổ ra khi Trung Quốc tịch thu khoảng 1.200 tấn thuốc phiện mà Anh đang tìm cách đưa vào Trung Quốc bất chấp sự can thiệp của chính phủ Anh. Nguồn: Baidu.

Hải quân Hoàng gia Anh buộc phải đưa quân tới Xuyên Tị tham chiến. Trận chiến nhanh chóng kết thúc với phần thắng tất nhiên nghiêng về Hải quân Anh - lực lượng hải quân có sức mạnh lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Nguồn: Baidu.

Thủy quân nhà Thanh với các loại trang bị vũ khí lạc hậu, tổ chức lỏng lẻo và bị áp đảo hoàn toàn đã sớm tan tác rời hàng ngũ. Thừa thắng xông lên, London ra lệnh cho Công ty Đông Ấn chuyển gấp lính từ Ấn Độ sang Trung Quốc để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh có giới hạn với Bắc Kinh. Nguồn: Baidu.

Kết quả của cuộc chiến này khiến Bắc Kinh miễn cưỡng trao quyền cho phép Anh buôn bán thuốc phiện vào quốc gia này. Thậm chí, đảo Hong Kong cũng bị triều Thanh nhượng lại cho Anh vĩnh viễn theo Điều ước Nam Kinh. Nguồn: Baidu.

Theo Điều ước Nam Kinh, nhà Thanh cũng phải tạo điều kiện cho Anh được quyền mở rộng buôn bán vào Trung Quốc. Tuy nhiên điều này lại không được nhà Thanh thực hiện theo các điều khoản quy định, buộc Anh phát động cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ hai. Nguồn: Baidu.

Cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ hai nổ ra từ năm 1856 cho tới năm 1860 thì kết thúc. Đây được coi là cuộc chiến tranh khởi đầu của lịch sử Trung Quốc hiện đại. Tất nhiên là trong cuộc chiến này, nhà Thanh lại một lần nữa thua cuộc chóng vánh. Nguồn: Baidu.

Trả giá cho sự thất bại trong cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ hai này đó là Điều ước Thiên Tân được hai bên ngồi vào ký kết với một loạt các điều khoản bất lợi cho người Trung Quốc được phía Anh đưa ra. Theo đó, khu vực Cửu Long thuộc phía Nam Hong Kong cũng được nhà Thanh nhượng lại cho Anh. Nguồn: Baidu.

Tới năm 1898, Tân Giới - một trong ba khu vực lớn nhất của Hong Kong dưới sức ép của London cũng buộc phải chuyển nhượng cho Anh trong điều ước "mở rộng địa giới Hong Kong " với thời hạn 99 năm. Mặc dù đảo Hong Kong bị nhượng cho Anh vĩnh viễn, Tân Giới với 90% diện tích đất của Hong Kong mới đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế này. Nguồn: Baidu.

Đây cũng là phần lãnh thổ lâu đời nhất và là phần lãnh thổ cuối cùng của Đế quốc Anh trong lịch sử. Tới khi hết 99 năm hợp đồng cho thuê Tân Giới, Đế quốc Anh cũng chấm dứt sự tồn tại của mình. Nguồn: Baidu.
Nguồn: kienthuc.net.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.