Chuyên mục
Ngày này năm xưa: Chiến dịch Sao Thiên Vương lẫy lừng của Liên Xô
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Ngày này năm xưa: Chiến dịch Sao Thiên Vương lẫy lừng của Liên Xô

Thứ hai 19/11/2018 04:17 GMT + 7
Hồng quân Liên Xô dưới sự chỉ huy của Tướng Georgi Zhukov đã phát động Chiến dịch Sao Thiên Vương - cuộc phản công lẫy lừng làm đổi hẳn hướng trận Stalingrad.

 
Video Chiến dịch Sao Thiên Vương

Chiến dịch Sao Thiên Vương là giai đoạn đầu của toàn bộ Trận Stalingrad, với mục đích tiêu diệt các lực lượng Đức bên trong và xung quanh Stalingrad, đẩy lùi các cuộc tấn công mở vây của quân phát xít Đức trong chiến dịch Bão Mùa Đông.

Xe tăng và bộ binh Liên Xô đánh chiếm thị trấn Kalach, hình thành trận tuyến bao vây quân Đức trong Chiến dịch Sao Thiên Vương.

Theo trang History, vào ngày 22/6/1941, phớt lờ các điều khoản của Hiệp ước Xô - Đức 1939, phát xít Đức mở cuộc xâm lược Liên Xô. Nhờ ưu thế lớn của không quân, binh lính Đức vượt qua các đồng bằng Nga, gây thương vong khủng khiếp cho Hồng quân và người dân bản địa.

Với sự hỗ trợ của quân đội các nước trong phe Trục, quân Đức chiếm được một vùng lãnh thổ rộng lớn. Đến giữa tháng 10, họ vây ráp các thành phố lớn như Leningrad và Moscow. Tuy nhiên, quân Liên Xô vẫn bám trụ, và mùa đông kéo đến đã khiến Đức phải dừng tiến công.

Xe tăng Đức tiến vào Stalingrad, tháng 10/1942

Trùm phát xít Adolf Hilter đã ra lệnh cho Đội quân số 6, dưới sự chỉ huy của Tướng Friedrich von Paulus, chiếm Stalingrad ở phía nam, một trung tâm công nghiệp và là trở ngại cho sự kiểm soát của Đức đối với các giếng dầu quý giá vùng Caucasus.

Vào tháng 8, Đội quân số 6 tiến qua sông Volga trong khi Phi đội số 4 của Đức biến Stalingrad thành đống đổ nát nghi ngút lửa khói, giết chết hơn 40.000 dân thường.

Vào đầu tháng 9, Tướng Paulus ra lệnh thực hiện các cuộc tấn công đầu tiên vào Stalingrad và trù tính sẽ chiếm trọn thành phố trong khoảng 10 ngày. Từ đây bắt đầu một trong những trận đánh khủng khiếp nhất của Thế chiến 2 và được cho là quan trọng nhất, bởi nó là bước ngoặt trong cuộc chiến giữa Đức và Liên Xô.

Tướng Georgy Zhukov và các sĩ quan.

Trong nỗ lực đánh chiếm Stalingrad, Đội quân số 6 của Đức phải đương đầu với Tướng Vasily Zhukov đang dẫn đầu lực lượng Hồng quân dùng chính cảnh đổ nát của thành phố làm lợi thế, biến các tòa nhà sập thành công sự phòng thủ.

Quân đội Đức gọi trận đánh là Rattenkrieg, tức "cuộc chiến của Chuột" – chia quân làm 8 hoặc 10 mũi nhọn và càn quét từng căn nhà, từng khoảng trống.

Lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin quyết tâm giải phóng thành phố mang tên mình. Và vào tháng 11, ông ra lệnh đưa quân tiếp viện đến khu vực.

Chỉ huy và lính Liên Xô trước khi vào trận đánh tại Stalingrad

Ngày 19/11, Tướng Zhukov mở một cuộc phản công lớn mang tên Chiến dịch Sao Thiên Vương. Chỉ huy Đức đã đánh giá quá thấp quy mô phản công nên Đội quân số 6 nhanh chóng bị đè bẹp trước 500.000 binh sĩ cùng 900 xe tăng và 1.400 máy bay Liên Xô. Chỉ trong 3 ngày, toàn bộ đội quân Đức gồm hơn 200.000 người bị bao vây.

Lính Italia và Romania ở Stalingrad đầu hàng, những người Đức cố chống cự và chờ quân tăng viện do vẫn nhận được tiếp viện dù hạn chế bằng đường không.

Một kíp chiến đấu trên xe tăng T-34 trước giờ vào trận trong chiến dịch Sao Thiên Vương

Hitler ra lệnh cho Von Paulus giữ nguyên vị trí chiến đấu và thăng làm nguyên soái chiến trường. Đói ăn cùng thời tiết khắc nghiệt của mùa đông Nga, nhiều lính Đức chết dần chết mòn.

Vào ngày 21/1/1943, quân Liên Xô giành được sân bay cuối cùng mà người Đức chiếm giữ, khiến quân phát xít bị cắt đứt tiếp tế hoàn toàn.

Các dàn pháo Katyusha của Liên Xô trong chiến dịch Sao Thiên Vương

Ngày 31/1, Von Paulus đầu hàng ở mạn nam, và vào ngày 2/2, phần còn lại của quân Đức đầu hàng. Lúc này, chỉ 90.000 lính Đức còn sống và trong số đó chỉ 5.000 người thoát khỏi kiếp tù binh để trở về Đức.

Trận Stalingrad đã làm đổi chiều chiến tranh giữa Đức và Liên Xô.

Thanh Hảo
Nguồn: vietnamnet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.