Chuyên mục
Nữ du học sinh Việt lái xe xuyên nước Mỹ
BÌNH LUẬN
Neu ban lai xe xuyen nuoc Nga thi toi that cam phuc ban. Ban lai xe xuyen nuoc My thi binh thuong thoi. Toi la nguoi...

Nữ du học sinh Việt lái xe xuyên nước Mỹ

Thứ năm 16/04/2015 21:09 GMT + 7
Rio Lâm là người thích văn học, thích khám phá, ở tuổi 21 cô cùng hai người bạn đã thuê xe ô tô đi xuyên Mỹ, ra sách về nước Mỹ. Dưới con mắt của Rio Lâm, nước Mỹ có gì lạ?



Rio và 2 người bạn cùng quê Đà Nẵng đã trở nên nổi tiếng sau chuyến đi xuyên Mỹ dài gần 1 tháng vượt qua hơn 11.000 mile (18,000 km) xuyên Mỹ. Đến giờ Rio nhớ nhất điều gì từ chuyến đi đó?

Đó là sự giúp đỡ quá lớn của cộng đồng người Việt ở Mỹ, không chỉ là những người bạn than mà cả những người quen sơ sơ hay chỉ gặp một lần trên mạng. Rio đã nghe nhiều về tình đồng bào nơi đất khách, nhưng được thụ hưởng trực tiếp mới thấy cảm giác nó khác biệt, trước đây mình nghe về tình cảm ấy nhưng không để tâm lắm. Đến khi cảm nhận trực tiếp thế mới thấy nó rất đặc biệt, ấm áp, thật sự gần gũi, thân thương.


Rio Lâm – một cây bút trẻ đam mê văn học và khám phá

Thứ hai là khám phá nước mỹ, cảnh quan quá tuyệt, có thể sáng ở vùng này tối đã ở vùng khác. Sáng rời Cali, tối lái qua Nevada thì đã khác, chỉ có sa mạc hoang vu, mêng mông ngút tầm mắt. Tụi mình chạy thêm khoảng tram km, đến địa phận ban Utah lúc quá nửa đêm, Rio và hai bạn nghỉ tạm ở một trạm xăng, khoảng 5 giờ sáng mở mắt ra đã nhìn thấy núi tuyết sừng sững, đó lại đúng dịp giáng sinh, mọi người bật nhạc giáng sinh nghe rất xao xuyến.

Thứ ba làm được nhiều điều mình không tưởng, tụi mình ở Việt Nam chưa đứa nào biết lái xe, qua Mỹ vài năm đã dám đi xuyên Mỹ, lái qua Rocky mountain giữa trời bão tuyết. Hồi đó tụi mình tiếc tiền mua xích (một số khu vực tuyết dày tài xế phải lắp xích vào lốp xe để chống trượt), vậy mà vẫn qua được an toàn. Đến bây giờ nghĩ lại, nếu có bạn nào định đi xuyên Mỹ và hỏi mình có nên đi không? Có lẽ mình sẽ ủng hộ tiền chứ bảo có nên đi không thì chưa chắc đã dám khẳng định, vì hành trình đúng mùa đông bão tuyết, có quá nhiều nguy hiểm.

Một điều tuyệt vời nữa là tụi mình được gia đình tin tưởng. Khi chuẩn bị đi có người nói phí tiền bố mẹ, có người bảo nguy hiểm, khi những bài báo về nhóm Rio xuất hiện, có nhiều người ở Mỹ lâu năm họ có comment là các cháu đừng có đi.

Rio cũng biết mẹ rất lo, khi gọi điện về cho mẹ để chuẩn bị đi, Rio bảo con xin lỗi vì làm mẹ lo, mẹ nói: “Mẹ không tin con thì thôi chứ tin người khác làm gì”.

Zi Nguyễn cũng được ủng hộ. Ba của Iris Lê còn nói: Tuổi trẻ mà mày không đi thì bao giờ mới đi.

Góc nhìn về nước Mỹ

Đã gần 1 năm kể từ sau chuyến đi xuyên mỹ, cuộc sống của Rio đã thay đổi như thế nào?

2013 là năm rất thành công của Rio: đi vòng quyanh Mỹ, có học bổng, tìm được người yêu của mình.

2014 Rio không có thành công bề nổi nhưng thay đổi bên trong, xây dựng nền móng cho mình. Rio đã biết mình muốn làm gì, xác định đường đi tương lai của mình.

Có một giai đoạn sau chuyến đi mình cũng bị sốc, mình thường tự hỏi bao giờ mới đi được một chuyến như vậy?

Sau chuyến đi đó, Rio gặp gỡ những người lâu nay vẫn gặp trên mạng, nhưng hiểu họ hơn khi gặp họ trực tiếp, nghe họ kể những câu chuyện về cuộc sống, về suy nghĩ của họ. Như việc Rio gặp một anh tên Nghĩa, cựu học sinh Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), anh học rất giỏi, được trao một học bổng rất danh giá nhưng anh từ chối, anh bảo: Học vậy đủ rồi, giờ đi làm đã, khi cần sẽ học tiếp. Cách tư duy đó làm mình rất ấn tượng và học được nhiều điều.

Hay một người bạn khác cực dũng cảm, bạn yêu một người cùng giới tính, bạn dám công khai ra với mọi người.

Hay khi mình vào thăm một người bạn ở một apartment hạng sang, quay ra hồ, view cực đẹp, phòng khách nhiều rượu ngoại, đồ đạc đắt tiền, nhưng trong phòng ngủ có rất nhiều sách hay mà em thích. Qua việc quan sát, gặp gỡ những con người như họ khiến Rio thấy cuộc sống thú vị hơn rất nhiều, mình trưởng thành hơn rất nhiều.

Sau gần 5 năm sống tại Mỹ, với góc nhìn của một du học sinh, một người viết văn, Rio Lâm thấy đất nước Mỹ, xã hội, con người Mỹ như thế nào?

Ngay từ nhỏ mình đã thích nước Mỹ, có một thời gian cực đoan em nghĩ là nếu em không đi Mỹ thì không đi đâu cả. Không phải vì so sánh Úc, Singapore hơn hay kém Mỹ cái gì, chỉ đơn giản là thích mỹ thôi.

Giờ thì hết cực đoan nhưng tình yêu Mỹ vẫn còn.

Ở Mỹ họ rất tôn trọng cá nhân. Ăn mặc ra đường thế nào cũng được, không ai xét nét. Ở đâu cũng có chuyện nọ chuyện kia nhưng mình nghĩ ở Mỹ cái tốt nhiều hơn. Cơ hội cũng nhiều hơn nơi khác (Tất nhiên, chuyện nắm được cơ hội không thì lại là chuyện khác).

Là người yêu văn học và có năng khiếu văn chương, Rio nhận thấy nền văn học Mỹ thế nào? Liệu ở đây có cơ hội thành danh cho những nhà văn trẻ, là người nước ngoài học và sinh sống tại Mỹ?
Về nghệ thuật, ở một mặt nào đó châu Âu vẫn hơn Mỹ nhiều, nhưng thực tế nếu các tác phẩm văn học, nghệ thuật mà không tìm được sự chấp thuận ở thị trường Mỹ thì chưa đủ để vươn ra toàn thế giới.

Rio không dám nghĩ tới việc nổi danh ở Mỹ, Rio nghĩ mình chưa đủ khả năng, chưa đủ tầm, ngoài việc có tác phẩm tốt còn phải có marketing, in ấn… Để thành danh ở Mỹ cần cả ê kíp chuyên nghiệp, cần nhiều thời gian. Nhìn Trung Quốc và Nhật Bản, cũng phải mất rất nhiều năm mới có các nhà văn, các tác phẩm nổi tiếng ở Mỹ.

Chúng ta muốn có những nhà văn mang tầm quốc tế thì cần chuẩn bị về phần cứng, về marketing, quảng bá văn hoá Việt, đất nước Việt, để họ biết đến Việt Nam. Các nhà văn phải ngấm nhiều sách triết học, đi nhiều nơi trên thế giới … để khi có cơ duyên thì họ sẽ có bệ đỡ để bật lên.

Rio Lâm có nuôi ước mơ mình sẽ trở thành một nhà văn nổi tiếng ở Mỹ?

Mình sẽ tiếp tục viết văn, không bao giờ bỏ chuyện đó, nhưng không gò ép mình phải trở thành nhà văn chuyên nghiệp. Rio chưa bao giờ tin vào khái niệm nhà văn chuyên nghiệp. Cái đó là người khác định danh cho mình chứ không phải muốn là được.

Mơ ước của mình là sau khi học xong đại học ngành quan hệ công chúng (Public Relation), mình muốn làm cho một tổ chức phi chính phủ chuyên về văn hoá nghệ thuật. Rio rất thích về văn hoá nghệ thuật.

Một số hình ảnh về chuyến đi
 
Káp Thành Long (thực hiện)
Nguồn: motthegioi.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.