Chuyên mục
Du học sinh Việt kiếm tiền triệu nhờ bán đồ khô tại Nga
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Du học sinh Việt kiếm tiền triệu nhờ bán đồ khô tại Nga

Thứ bảy 11/10/2014 14:06 GMT + 7
Cô sinh viên năm 4 khoa công nghệ Hóa trường Volgograd State Technical University từ lâu đã được biết đến với biệt danh rất ấn tượng “đại gia đồ khô” của sinh viên Việt tại Nga.

Từ một cô sinh viên bán bánh bao

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Hưng Yên, cô cựu sinh viên trường ĐHSP Hà Nội II may mắn được sang nước Nga du học với ước mơ trở thành một kỹ sư Hóa.

Liên hiểu rằng, cuộc sống xa nhà có nhiều thiếu thốn đặc biệt là thức ăn Việt cực kì khan hiếm đối với du học sinh ở đây. Liên quen một chị người Việt có sở thích nấu ăn và làm các loại bánh, Liên và người chị liền nảy ra ý định làm các loại như bánh bao, bánh rán, bánh cuốn, đậu phụ,…để cung cấp cho các anh, chị, em sinh viên.

Nguyễn Liên - Sinh viên trường Volgograd State Technical University trở thành "đại gia đồ khô" từ một người bán bánh bao

“Lúc đầu mình nghĩ chỉ làm để ăn thôi nhưng các bạn trong phòng và trong khu kí túc xá thấy ngon nên khuyên kinh doanh để cho các bạn Việt Nam đỡ … thèm. Mình thấy cũng khá thú vị nên làm thêm để bán cho các bạn cần và có thêm thu nhập”, Liên nói.

Tuy nhiên, thời gian đầu do không có nhiều thời gian nên một tuần Liên chỉ bán một lần, do đó thu nhập cũng chỉ có vài trăm một tháng.

Trở thành “đại gia đồ khô Việt Nam” của sinh viên Việt

Sau một thời gian kinh doanh, thấy thu nhập không được khả quan, nhu cầu mua hàng khô của các bạn sinh viên Việt Nam lại khá cao nên Liên một lần nữa một lần nữa quyết định buôn bán thêm các loại mặt hàng này.

Phòng kí túc xá trở thành "cửa hàng" của cô "đại gia đồ khô" này

Liên bày tỏ: “Những đồ bình dân như nước mắm, bánh đa nem, bún khô, phở khô, mì tôm,…. ở Nga rất hiếm, muốn mua phải đi rất xa, đến tận Thủ đô Matxcơva, mà đi gần nghìn cây số để mua mấy gói mì thì không ai dám. Nên mình nhập hàng hóa về để các bạn mua cho tiện, một phần cũng để phục vụ nhu cầu của bản thân. Hiện tại thì “cửa hàng” mình có gần 40 mặt hàng các loại”.

Sống trong kí túc xá, căn phòng mà Liên ở cũng chính là “cửa hàng” của cô gái “đại gia hàng khô” này. Hàng hóa được xếp gọn gàng trong góc nhà, trong tủ, dưới gầm bàn, thậm chí để mọi nơi “miễn là tiết kiệm không gian nhất có thể và không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các bạn khác”.

Hàng hóa được sắp xếp gọn gàng để tiết kiệm diện tích nhất có thể

Thuận – Sinh viên năm 2 chia sẻ: “Thỉnh thoảng mình cũng ghé qua phòng chị Liên mua mấy gói mì về ăn. Đồ ăn ở Nga không giống như ở Việt Nam nên những lúc được ăn gói mì Việt Nam thấy thực sự rất tuyệt vời. Cũng bớt đi phần nào nhớ đồ ăn Việt Nam”

Để tiện cho mọi người đến mua, Liên dán luôn bảng giá lên cửa phòng. Liên kể: “Hàng hóa khi mình lấy từ thủ đô Matxcơva cũng khá đắt nên khi đưa về bán giá cũng khá cao. Nếu tính bằng tiền Việt thì một gói mì tôm Hảo Hảo cũng phải 14 nghìn đồng. Nên anh chị em thi thoảng mua để đổi bữa chứ chủ yếu vẫn mua hàng hóa tại thành phố mình sống”.

Hàng hóa khá đắt nên thỉnh thoảng mới có sinh viên đến mua để đổi món

Bán hàng vừa kiếm thêm thu nhập, vừa phục vụ nhu cầu cá nhân và giúp đỡ các bạn có nhu cầu muốn ăn “đồ quê hương” nên một tháng, Liên cũng kiếm được một chút tiền nhỏ phụ giúp gia đình. “Tiền vận chuyển, tiền hàng hóa rồi khi đồ hết hạn sử dụng phải bỏ đi nên mình mua về buôn cũng chỉ một phần thôi, lãi chẳng được bao nhiêu mà”.

Liên cũng chia sẻ: “Mình cũng chỉ bán cho vui và tạo cơ hội cho các bạn du học sinh đổi bữa chứ cũng không muốn “làm giàu” gì. Học xa nhà ai cũng có nhiều khó khăn riêng, có nhiều cái nhớ nhà riêng. Thấy mọi người đến mua là mình vui lắm rồi”.

Bán cho vui và tạo cơ hội cho mọi người có những bữa ăn đậm chất quê hương là mong muốn của Liên

Thuận cũng bày tỏ: "Mình thực sự rất ngưỡng mộ chị Liên. Sinh viên học xa nhà, xa quê hương cần lắm những người như chị để bọn mình có thể tìm đến mỗi lúc thèm “phát điên” gói mì Hảo Hảo hay chỉ đơn giản là một gói bún khô, một cái bánh rán”.

Tuyết Ngân
Nguồn: Gia đình Việt Nam
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.