Chuyên mục
Vụ đánh bạc nghìn tỷ: Ngang nhiên quảng cáo game bài trái phép
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Vụ đánh bạc nghìn tỷ: Ngang nhiên quảng cáo game bài trái phép

Thứ tư 14/11/2018 16:49 GMT + 7
Tại phiên tòa xét xử Phan Văn Vĩnh và đồng phạm, các bị cáo là con bạc đều khai biết đến game bài Rikvip, Tip.Club thông qua quảng cáo trên mạng xã hội.

Lôi kéo con bạc và… câu "like"

Tại phiên xét xử chiều nay (14/11), các bị cáo là chủ đại lý cấp 1, đại lý cấp 2 đều khai nhận: đại lý được hệ thống cấp miễn phí banner quảng cáo để treo tại nhà (cửa hàng game) và quảng cáo trên trang facebook cá nhân.

HĐXX đã đưa ra bằng chứng bị cáo Vũ Mạnh Hùng (SN 1972 tại Long Biên, Hà Nội) treo banner quảng cáo và đăng trên trang facebook cá nhân với nội dung “Mua bán tiền Game online, thẻ điện thoại uy tín số 1 Việt Nam – Đại lý cấp 1 RikVip – 23Zdo – Zon".

Hùng cho biết, banner này được hệ thống thiết kế cho các đại lý nhằm lôi kéo các con bạc và mời gọi đại lý cấp 2. Nhờ đó, tổng số tiền Hùng hưởng lợi từ việc mua bán Rik cho các con bạc và đại lý cấp 2 là 1,129 tỷ đồng.

Banner quảng cáo của của bị cáo Vũ Mạnh Hùng.

Ngoài bị cáo Hùng, các bị cáo là chủ đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2 đều được hệ thống thiết kế hoặc nhờ người thiết kế các banner quảng cáo mua bán Rik. Điểm chung của các banner này là có nội dung bắt mắt, với hình cô gái đặc trưng trong quảng cáo game online.

Trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Minh Quang (đại lý cấp 2) cho biết: “Để mua bán rik, bị cáo đăng quảng cáo trên trang facebook cá nhân và thực hiện mua vào 81.800 đồng/100 rik, bán ra với giá 84.000 đồng/100 rik và được được hoàn lại 1% doanh số từ đại lý cấp 1. Nếu mua sẽ lãi 3.700 đồng và nếu bán sẽ lãi 1.700 đồng/100 rik”.

Ban đầu việc mua rik của người chơi là để đổi thẻ cào điện thoại bán cho người cần mua thẻ điện thoại. Sau đó, bị cáo lên mạng xã hội và thấy quảng cáo game bài nên bị cáo xin làm đại lý cấp 2 để được hưởng lợi nhiều hơn.

Quang còn khai, để thu hút các con bạc, bị cáo treo biển quảng cáo mua bán rik ngay tại nhà và chưa bao giờ bị cơ quan chức năng nhắc nhở, xử lý về việc này.

“Khi đó bị cáo thấy nhiều người làm và làm công khai từ năm 2015, không một cơ quan chức năng nào can thiệp, nên bị cáo chỉ nghĩ một cách hết sức mơ hồ đó là mua đi bán lại và hưởng chênh lệch”.

Bị cáo Hoàng Văn Trọng còn post banner quảng cáo mua bán Rik trên facebook kèm dòng trạng thái: “Có 190k a dạy đánh lên lm để lát đi ăn sáng nhỉ” (tạm dịch: Có 190.000 đồng anh dạy đánh lên lắm, để lát đi ăn sáng nhỉ).

Một trong số những banner quảng cáo của Hoàng Văn Trọng.

Trả lời HĐXX về nội dung dòng trạng thái nói trên, Hoàng Văn Trọng cho biết việc đăng lên như vậy chỉ vì mục đích… câu "like".

Banner quảng cáo chính của bị cáo Hoàng Văn Trọng.

Quá trình mở đại lý và mua bán rik, các chủ đại lý đều được Hoàng Thành Trung (Giám đốc Công ty Nam Việt) khẳng định “game bài này sắp có giấy phép kinh doanh và cũng khá mạnh nên bọn em yên tâm làm, không sao đâu”.

Thậm chí, Trung còn trấn an các đại lý rằng game bài này đã có “thế lực rất lớn ở trên bảo kê nên các em cứ yên tâm phát triển”.

Ngang nhiên quảng cáo mua bán Rik trái phép

Được biết, Khoản 3 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT ngày 29/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động cung cấp trò chơi điện tử tại Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP gồm:

“2. Quảng cáo, giới thiệu, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử đối với các trò chơi điện tử chưa được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản, chưa thông báo cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.

3. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác”.


Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT ngày 29/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng:

“1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử chỉ được khởi tạo các vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng nội dung, kịch bản mà doanh nghiệp đã báo cáo trong hồ sơ được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử và trong báo cáo định kỳ của doanh nghiệp.

2. Người chơi được dùng điểm thưởng hoặc đơn vị ảo có trong tài khoản trò chơi điện tử của mình để đổi lấy vật phẩm ảo do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử khởi tạo.

3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có nghĩa vụ quản lý vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng quy tắc trò chơi đã công bố và phù hợp với nội dung, kịch bản trò chơi đã được phê duyệt.

4. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử và theo đúng mục đích mà doanh nghiệp đã báo cáo. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử.

5. Không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau”.

Một quảng cáo trái phép của bị cáo.

Tại điểm 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra khái niệm "đánh bạc trái phép" như sau: 1. “Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Như vậy, việc vận hành, phát hành hoặc tham gia chơi game bài Rikvip/Tip.club, 23Zdo, Zon/Pen có việc đổi thưởng (Topup, mua bán điểm ảo quy ra tiền mặt và ngược lại) đều bị coi là hành vi "Tổ chức đánh bạc" hoặc "Đánh bạc trái phép".

Đối chiếu với các quy định trên thì trong vụ án này, chỉ trong 2 ngày 08 và 09/8/2016 đã có 518 tài khoản người chơi có đủ dấu hiệu cấu thành tội "Đánh bạc" (chỉ thu được dữ liệu chi tiết các phiên đánh bạc trong 2 ngày trên).

PV
Nguồn: infonet.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.