Chuyên mục
Thót tim cảnh tây, ta lố nhố đứng ngồi ở xóm cà phê
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Thót tim cảnh tây, ta lố nhố đứng ngồi ở xóm cà phê "phố đường tàu"

Chủ nhật 11/08/2019 10:35 GMT + 7
Những năm gần đây, cà phê phố đường tàu trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi bật ở Hà Nội cùng với đó cư dân ở đây mỗi ngày đều phải đối mặt với nguy hiểm ngay trước hiên nhà, với tiếng tàu inh ỏi và một không gian sinh hoạt chật hẹp.

Những năm gần đây, cà phê phố đường tàu ở khu vực trung tâm Hà Nội trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi bật ở Hà Nội.

Dẫu vậy, du lịch "Phố đường tàu" là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro bất trắc. Tình trạng nhiều hộ kinh doanh lấn chiếm hành lang đường sắt để kinh doanh trà đá, cà phê, đồ ăn vặt… ngày càng tràn lan, kéo theo lượng người dân địa phương và khách du lịch rất đông áp sát đường ray. Điều này không chỉ gây mất an toàn giao thông đường sắt, ảnh hưởng đến tính mạng, an toàn của bản thân hộ kinh doanh, khách hàng, mà còn làm mất mĩ quan đô thị của Thủ đô.


Du khách khi chuyến tàu đi qua

Tuyến đường sắt này thuộc về tuyến đường sắt được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Chẳng hiểu từ bao giờ, những người làm việc trong ngành đường sắt bắt đầu dựng nhà bên khu vực hành lang. Từng nhà lại từng nhà hóa thành xóm nhỏ, xuyên suốt từ ga Long Biên đến hết phố Lê Duẩn. Đã hơn 30 năm, nhiều thế hệ sinh sống tại nơi này. Có những đứa trẻ sinh ra và lớn lên gắn liền với đường ray và tàu hỏa.

Anh Vinh, một người dân sinh sống tại đây, cho biết dù biết nguy hiểm nhưng người dân ở đây đã quá quen thuộc tàu giờ chạy. Khi tàu đến, mọi người tránh sang một bên. Tàu đi, họ trở lại vị trí cũ. "Hầu hết mọi người tỏ ra rất chủ quan. Họ chơi đùa, kinh doanh sát đường tàu, thậm chí ngay trên đường ray. Vào tháng gần Tết, một số chuyến tàu được tăng cường nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Tăng cường tàu, người dân ở đây cũng không nắm rõ giờ tàu chạy qua nên rất nguy hiểm" - anh Vinh nói.

Tuy cuộc sống của họ luôn rình rập những nguy hiểm, thế nhưng điều đó từ lâu đã trở thành một phần trong cuộc sống của họ, cũng vì những lý do đó mà khách du lịch đến nhiều hơn với xóm cà phê đường tàu cùng nhâm nhi ly cà phê và cảm nhận sự nguy hiểm khi đoàn tàu đi qua

Vào những ngày cuối tuần khách du lịch nước ngoài tụ tập chật cứng tại những quán cà phê trong phố. Họ thong dong ngồi nhâm nhi ly cà phê, gọi vài chai bia và trông ngóng ra ngoài như đang chờ điều gì đó.

Chị Lan, chủ một quán cà phê, cho biết: "Lý do tại sao người nước ngoài biết đến nơi này, chị không rõ. Tuy nhiên, nhiều người quay lại 3-4 lần. Vài phút sau, tiếng còi tàu vang lên, chị và mọi người nhắc nhở khách vào nhà và chú ý giữ an toàn. Khi đoàn tàu đi qua, nhiều người vỗ tay và tỏ ra phấn khích.


Du khách thích thú khi tàu đi ngang qua đây






Video người dân chung sống với sự nguy hiểm


Ban ngày, cuộc sống "Phố đường tàu" náo nhiệt, ồn ào bởi khá đông du khách










Mọi thứ đều diễn ra bình thường bởi họ đã quen với giờ tàu chạy, mỗi ngày có khoảng 10 chuyến tàu qua lại












Đã có nhiều biển cảnh báo về sự nguy hiểm đang rình rập ở "phố đường tàu"


Vào ban đêm "phố đường tàu" lung linh với nhiều sắc màu trong ánh đèn nhưng bên cạnh đó nhiều hộ kinh doanh kê bàn lấn chiếm sát đường ray, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm




Những chuyến tàu qua đi, du khách vội vã rời khỏi. Phố nhỏ lại về với nguyên trạng. Đêm đã về khuya, người dân trong khu phố vẫn cặm cụi làm những công việc của riêng mình. Người cố gắng làm nốt việc dang dở. Từng ánh đèn biến mất. Phố đường tàu chìm trong màn đêm.




Tuyến đường sắt Bắc - Nam xuất phát từ Ga Hà Nội có nhiều đoạn chạy len lỏi qua các khu dân cư với hàng trăm hộ dân sống ở hai bên đường ray



Ngô Nhung
Nguồn: nld.com.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.