Chuyên mục
Sầm Sơn: Định du lịch mạo hiểm à!
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Sầm Sơn: Định du lịch mạo hiểm à!

Thứ sáu 26/04/2013 13:45 GMT + 7
Đó là cảm nhận chung của rất nhiều du khách khi đến với bãi biển Sầm Sơn. Trong các bãi biển miền Trung như Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng... thì có lẽ Sầm Sơn là bãi biển duy nhất để lại ấn tượng không đẹp cho du khách mỗi khi đến đây nghỉ ngơi. Khi người viết bài hỏi về du lịch Sầm Sơn, cánh tour guide lập tức cười ồ: "Định đi du lịch mạo hiểm à?".

"Còn lâu mới quay trở lại!"

Đó là cảm nhận chung của rất nhiều du khách khi đến với bãi biển Sầm Sơn. Trong các bãi biển miền Trung như Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng... thì có lẽ Sầm Sơn là bãi biển duy nhất để lại ấn tượng không đẹp cho du khách mỗi khi đến đây nghỉ ngơi. Khi người viết bài hỏi về du lịch Sầm Sơn, cánh tour guide lập tức cười ồ: "Định đi du lịch mạo hiểm à?".

Trước thắc mắc về chuyện "mạo hiểm", cánh tour guide lý giải, khác với các bãi biển miền Nam, cả một năm, khách đến Sầm Sơn du lịch chỉ tập trung cao điểm vào 3 tháng hè. Thế nên người dân mới truyền nhau câu "Mài dao 9 tháng, 3 tháng để làm gì?". Thế là khách du lịch bị biến thành những con gà gô để các máy chém tha hồ hoạt động.


Sầm Sơn là một trong những bãi biển đẹp của miền Trung. Tuy nhiên cách làm của những người kinh doanh du lịch nơi đây lại không đẹp chút nào!

Anh Hà, người Hà Nội, từng đến Sầm Sơn trong mùa hè năm 2011 nhớ lại: "Tôi mới đi cùng nhóm bạn và mọi người đều thề sẽ không quay trở lại đó nữa". Theo anh Hà, khác với những điểm du lịch khác luôn muốn giữ chân khách cho những mùa sau thì kỳ lạ là ở Sầm Sơn, những người dân kinh doanh dịch vụ du lịch ở đây thản nhiên: "Năm sau mấy anh đi chỗ khác nghỉ chứ có quay lại đây đâu mà tình cảm đi lại".

Không những chặt chém ác liệt, những người dân ở đây còn chụp giật, tranh giành khách của nhau. Anh Hà kể, khi đang ra Hòn Trống Mái ngắm cảnh, suýt chút nữa thì anh cũng bị đánh oan vì 2 nhóm chụp ảnh giành khách của nhau. Anh ở giữa, mặc dù chưa có ý định chụp ảnh nhưng cũng bị đe dọa, nếu chụp ảnh của nhóm khác sẽ bị đánh.

Trong tâm trạng sợ hãi, anh và nhóm của mình còn tiếp tục được "mở mang đầu óc" khi chứng kiến một nhóm khách khác không thể chụp ảnh được vì một ông thợ ảnh cứ ngồi phía trước đám khách đó ăn vạ vì nhóm này không chụp ảnh của ông ý.

"Khách hàng là Thượng đế, đi du lịch là để nghỉ ngơi thế mà đến đây thì chẳng khác nào như đi tù. Nghỉ ở khách sạn thì bị ép phải ăn ở đó nếu không họ đuổi ra để cho khách khác vào. Mà ăn ở đó thì giá cắt cổ cũng chả được mặc cả. Thử mặc cả thì ngay lập tức, một đám người trông như đầu gấu xuất hiện. Chỉ còn cách rút ví ra trả tiền cho lành", anh Hà nhớ lại vẫn chưa hết bức xúc.

Giả cụt chân, cụt tay xin tiền ở Ninh Bình

Một tour guide có 7 năm trong nghề chia sẻ, dạo gần đây, ở Tam Cốc, Bích Động (Ninh Bình), hiện tượng chặt chém cũng diễn ra dưới nhiều hình thức. Tiêu biểu nhất là cánh thợ ảnh dai dẳng bám theo khách mời chụp ảnh dù khách đã lịch sự từ chối.

"Họ lẽo đẽo đi theo khách đến khi lấy được tiền chụp ảnh mới thôi. Nhưng điều đáng nói là không phải chỉ chụp một kiểu ảnh, họ còn chụp một loạt rồi rửa ra thành album ảnh, không xem ảnh đẹp hay xấu, khách có ưng hay không. Mỗi kiểu ảnh như vậy họ đòi 20.000 đồng", anh này kể.


Du khách thường xuyên bị "vòi" thêm tiền chèo đò dù giá thuyền đã nằm trong vé tham quan.

Chưa hết, chèo đò vào thăm các hang động, khách cũng bị những người chèo đò vòi thêm tiền. Họ bảo, họ là những người làm thêm nghề phụ này nên cũng rất vất vả. Ban quản lý khu du lịch Tam Cốc, Bích Động thu tiền vé tham quan của du khách 100.000 đồng/người, một đò 4 người là 400.000 đồng nhưng chỉ trả cho những người chèo đò 100.000 đồng.

Sau khi đưa khách vào tham quan các hang động, lúc quay trở ra, những người chèo đò lại tiếp tục mang theo đồ lưu niệm, tranh thêu ra chào bán. "Khách nào hứng thú thì có thể mua, nhưng cũng có những khách chỉ muốn tập trung ngắm cảnh và không muốn bị làm phiền", người tour guide này chia sẻ.

Cách đây mấy tháng, chị Hoa, ở Hải Dương cũng đến Ninh Bình chơi. Ở đây, bạn chị dẫn đi thăm cố đô Hoa Lư, và vào thăm đền vua Đinh, vua Lê. Chị Hoa không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn cảnh rất nhiều ăn xin tập trung xung quanh khu vực này. "Tôi đang định rút ví ra cho họ ít tiền vì nhìn họ trông thảm quá, thế nhưng bạn tôi nháy mắt, ngăn tôi lại. Lúc sau chị ấy mới giải thích, họ giả "cụt chân cụt tay" để tranh thủ lòng thương của khách tham quan thôi", chị Hoa bức xúc.

Chị Hoa cũng thẳng thắn chia sẻ, tại sao một khu di tích lịch sử trang nghiêm như vậy mà Ban Quản lý lại để những hiện tượng giả ăn xin, ăn mày chèo kéo khách như vậy, vừa gây mất mỹ quan vừa gây mất lòng tin của du khách đồng thời ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của di tích.

Theo tour guide kể trên, đối với khu du lịch Sầm Sơn, du khách nên lưu các số điện thoại của Ban quản lý, của công an và quan trọng là phải tìm hiểu kỹ thông tin điểm đến trước khi đi du lịch để tránh những "điểm đen". Anh này cũng gợi ý, thay vì đi Sầm Sơn, có thể lựa chọn đi Cửa Lò để tìm sự an toàn tốt nhất có thể cho chuyến đi của mình.
Nguồn: infonet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.