Chuyên mục
Ngồi phòng lạnh, nghĩ luật 'trên giời'
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Ngồi phòng lạnh, nghĩ luật 'trên giời'

Thứ ba 13/11/2012 18:49 GMT + 7
Người dân đang bức xúc trước quy định từ ngày 10/11, cảnh sát sẽ xử phạt những người đi xe không chính chủ.

Những ngày này, khi Quốc hội tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ, việc Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng tiếp tục không nằm trong danh sách trả lời chất vấn có lẽ cũng không khiến nhiều người quan tâm bằng thông tin: bắt đầu từ ngày 10/11, cảnh sát sẽ tiến hành xử phạt những người đi xe không chính chủ, mức cao nhất lên tới 10 triệu đồng!



Đành rằng quy định không mới, có từ… năm 1995, nhưng sở dĩ dư luận vẫn xôn xao, hốt hoảng, lo lắng bởi mức phạt được áp dụng lần này cao ngất ngưởng: 1 triệu đồng/xe máy và từ 6- 10 triệu đồng/ô-tô, trong bối cảnh nền kinh tế đang rất khó khăn, nạn thất nghiệp gia tăng... Phần nữa, rất nhiều người dân đến thời điểm hiện nay vẫn chưa hề biết đến quy định xử phạt này “đầu cua tai nheo” ra sao. Chính việc áp dụng ngay lập tức, trong khi thiếu tuyên truyền rộng rãi đã khiến nhiều người dân cảm thấy sốc.

Nói như đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu Lập pháp, chủ trương khi sang tên đổi chủ xe thì phải làm các thủ tục chuyển nhượng là đúng, hợp lý và cần cho công tác quản lý. Nhưng cách làm của ta là không có tuyên truyền phổ biến, “đùng” một cái đem ra phạt. Cách làm các thủ tục sang tên đổi chủ hiện nay cũng rất phức tạp. Có khi phải mất hàng buổi đến chầu chực công chứng, nộp tiền, xếp hàng, chưa kể đến mức phí trước bạ rất lớn tính trên mỗi đầu phương tiện. 

Đứng trước mỗi một vấn đề của cuộc sống, việc đưa ra giải pháp là cần thiết. Tuy nhiên, cần có sự nghiên cứu rất sâu về vấn đề, phân tích chính sách rất kỹ về giải pháp được đề ra. Cần xem xét rằng giải pháp ấy có hợp hiến, hợp pháp hay không. Thứ hai, quan trọng hơn là phân tích tính hợp lý của nó. Vấn đề được đặt ra ở đây là mặt được, mặt mất như thế nào, liệu được có nhiều hơn mất hay không?

Bởi lẽ, có một thực tế là không một chính sách nào lại chỉ đem lại duy nhất hiệu quả mà không có hệ lụy. Người ta vẫn hay nói quản lý đòi hỏi phải có tầm nhìn là như vậy. Nếu không có một tầm nhìn về nhu cầu phát triển thì người ta rất dễ đưa ra những chính sách không phù hợp.

Nói cách khác, chính sách phải được hình thành từ những nghiên cứu nghiêm túc, khoa học, khách quan về các vấn đề đang được đặt ra trong cuộc sống, chứ không phải phụ thuộc và ý chí của cá nhân người làm chính sách. Không thể thích cấm là cấm, thích phạt là phạt, phạt bao nhiêu cũng được, bất cần biết đến phản ứng của người dân ra sao.

Chúng ta đã từng có quy định cấm, phạt, nhưng cuối cùng cũng chẳng cấm được ai, phạt được ai. Đó là quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng, ai vi phạm sẽ bị phạt 100 ngàn đồng. Đã mấy năm trôi qua, chưa có bất cứ trường hợp nào bị phạt. Gần đây hơn là quy định cấm nghe điện thoại tại cây xăng, ai vi phạm bị xử phạt tới 5 triệu đồng. Nhưng rồi cho đến nay, cơ quan có thẩm quyền cũng chưa phạt được ai.

Những điều đó đủ cho thấy chính sách đã không thể đi vào cuộc sống. Những chính sách không xuất phát từ thực tế cuộc sống, không hợp lý, hợp tình, được người dân đồng thuận chỉ có thể là những chính sách được tư duy trong phòng lạnh. Mà ngồi trong phòng lạnh, người ta chỉ có thể nghĩ ra những điều ở “trên giời” mà thôi.

Tuấn Dũng
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.